This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 8)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 8
Sarah Churchill kể lại đó là một bữa tiệc không bao giờ quên. Bàn tiệc chứng tỏ sự tao nhã của người Anh. Pha lê và bạc lấp lánh trong ánh nến. Roosevelt ngồi ở bên phải Churchill, còn phía bên trái Thủ tướng Anh là Stalin.
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.
"3 nước chúng ta kiểm soát toàn bộ lực lượng hải quân và 3/4 không quân toàn thế giới, và điều hành gần 20 triệu binh lính đã từng tham gia những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử loài người", Churchill nói. "Tôi không thể không vui mừng vì con đường dài tới chiến thắng mà chúng ta đã trải qua kể từ mùa hè năm 1940. Khi đó, chúng ta đơn độc, không có vũ khí ngoài không quân và hải quân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chống lại sức mạnh Đức - Italy, dù gần như toàn bộ châu Âu đã ở trong tay đối phương".
Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 7)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 7

"Quốc hội và công chúng Anh sẽ không bao giờ chấp nhận hành quyết hàng loạt", Churchill nói. "Nếu điều đó xảy ra trong chiến tranh, bạo lực sẽ lại đến với những người chịu trách nhiệm ngay sau khi vụ tàn sát đầu tiên diễn ra. Liên Xô không nên ảo tưởng".
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Stalin không suy suyển. "50.000 sĩ quan phải bị bắn", ông kiên quyết.

Churchill giờ thực sự tức giận và nói: "Thà tôi bị đuổi ra vườn và tự bắn mình còn hơn là bôi nhọ bản thân và quốc gia bằng điều ô nhục này".

Roosevelt thấy mắt Thủ tướng Anh long lên. Tổng thống Mỹ quyết định nêu vai trò là trọng tài trong phe Đồng minh và ủng hộ lập trường của Stalin. "Như mọi khi, dường như tôi có nhiệm vụ làm trung gian hoà giải khi tranh cãi xảy ra", Roosevelt nói. Ông đưa ra một nhượng bộ - chỉ 49.000 sĩ quan Đức bị bắn. Churchill nhớ lại, với con số này, Roosevelt hy vọng sẽ đưa toàn bộ vấn đề trở thành những câu nói đùa. "Trợ lý Eden cũng tỏ dấu hiệu để trấn an tôi rằng tất cả chỉ là trò đùa", Thủ tướng Anh cho biết.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 6)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 6

"Tôi ước giá như mình đặt câu hỏi trực tiếp với ngài thủ tướng về cuộc tấn công xuyên biển Măngsơ", Stalin nói, mắt nhìn Churchill. "Liệu Thủ tướng Anh và các cộng sự có thực sự tin vào chiến dịch đó không?".

Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Ngay cả khi đang phải chịu sức ép, tài hùng biện của Churchill vẫn tuyệt vời. "Trong điều kiện trước đây đã tuyên bố Chiến dịch xuyên biển Măngsơ sẽ được thực thi khi thời điểm đến, nhiệm vụ của chúng tôi là vượt qua eo biển để chống người Đức", Churchill trả lời.

Cơ hội cuối cùng của Thủ tướng Anh đang ở trong tầm tay vì có được sự hỗ trợ ngầm và đôi khi là công khai của Roosevelt. Quân Đồng minh thì đang tiến từ phía đông sang phía tây, thực thi một chiến dịch nguy hiểm làm người ta nhớ đến sự sụp đổ của thế hệ trước. Sau khi châm điếu xì gà, Churchill tiếp tục tiến lên. Ông lập luận kẻ thù đang bận chiếm giữ đảo Rhodes, bao vây các đảo khác của Hy Lạp và mở lại Dardanelles. "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tham chiến, thì những chiến dịch đó là cần thiết để giữ 68 máy bay trên Địa Trung Hải phục vụ cho cuộc xâm chiếm xuyên biển Măngsơ, có thể buộc phải trì hoãn 1-2 tháng trong chiến dịch tổng thể", Churchill nói. Thủ tướng Anh vì vậy không muốn đưa ra cam kết cố định rằng chiến dịch xuyên biển Măngsơ sẽ diễn ra vào 1/5 với Stalin.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 5)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)

Phần 5

Trở lại phòng hội nghị, nơi các vị khách đã ra về sau khi Roosevelt được đẩy đi, Churchill với hy vọng hội nghị của 3 bên không bị biến thành chuyện riêng giữa 2 ông lớn, có cơ hội nói chuyện riêng với Stalin. Ngồi trên ghế sofa, hai nhà lãnh đạo trao đổi về Đức và Ba Lan.
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Tuy nhiên, câu chuyện mà người Mỹ mang đến cho nhà lãnh đạo Liên Xô đã có tư tưởng chống Churchill. Phần lớn cuộc đối thoại là do Thủ tướng Anh nói chuyện.

Churchill tới gặp Roosevelt buổi sáng hôm sau. Biết rằng Stalin và Roosevelt đã gặp riêng, và đang có chung quan điểm, Thủ tướng Anh đề nghị tổng thống Mỹ cùng dùng bữa trưa trước cuộc họp toàn thể chiều hôm đó. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ từ chối và phái Harriman tới giải thích với Churchill rằng ông không muốn Stalin biết hai người gặp riêng. Churchill rất ngạc nhiên, vì cho rằng 3 người phải đối xử với nhau với niềm tin như nhau.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 4)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 4

Churchill cố gắng giữ thái độ tốt nhất. Ông nói: "Mặc dù là những người bạn lớn, sẽ thật vô ích nếu chúng ta tự dối mình rằng chúng ta đã xem xét kỹ mọi vấn đề. Thời gian và lòng kiên nhẫn là cần thiết". Churchill nghĩ vẫn còn hy vọng. Có thể, cuối cùng, tốt nhất, ông có thể cứu vãn chiến lược của Anh khỏi Roosevelt và Stalin.

Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Vừa mới quay gà và nướng bánh bí đỏ ở Cairo, nhóm đầu bếp của Roosevelt làm bít tết cho bữa tối. Sau khi pha rượu martin, Tổng thống Mỹ đưa cho Stalin và chờ phản ứng. Nhà lãnh đạo Liên Xô không nói gì. Roosevelt lên tiếng hỏi ông suy nghĩ thế nào về đồ uống. Stalin trả lời: "Ồ, được đấy. Nhưng nó làm lạnh bụng". Hai nhà lãnh đạo trao đổi với nhau mà không có sự tham gia của Churchill.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 3)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 3

Đề cập đến Ấn Độ, Roosevelt cảnh báo Stalin không nên đem độc lập đến tiểu châu lục cùng Churchill. Nhà lãnh đạo Liên Xô đồng ý và nhận định đó là một "điểm nhức nhối" của Thủ tướng Anh. 
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Khi chia tay, Tổng thống Mỹ tỏ ý vui mừng được ở trong đại sứ quán của Liên Xô vì ông sẽ có cơ hội gặp chủ nhà trong những tình huống không chính thức nhiều hơn.

Tại trại Anh, Churchill lòng nóng như lửa đốt. Các trợ lý và Thủ tướng Anh hết sức lo ngại về cuộc gặp riêng Roosevelt - Stalin. Nhận tin tình báo khi phiên thảo luận Xô - Mỹ kết thúc, người Anh nghe phong thanh về nội dung hội đàm, trong đó có lời khuyên của Roosevelt rằng không đáng thảo luận về Ấn Độ với Churchill. Và Tổng thống Mỹ hối thúc nhà lãnh đạo Liên Xô giữ quan điểm cứng rắn trong hội nghị 3 bên.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 2)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 2
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Tehran là địa điểm gặp gỡ tiếp theo. Tổng thống Mỹ tới thủ đô Iran trước Thủ tướng Anh khoảng 45 phút. Sarah Churchill nhớ lại chuyến đi vào thành phố thật "khủng khiếp" với hai cha con. Ôtô tiến lên phía trước chậm, rất chậm, qua những con đường đông đúc ngựa xe.

"Ai cũng có thể bắn cha tôi hay ném lựu đạn vào chúng tôi", Sarah nói. "Đám đông vây quanh xe. Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên đầu gối cha, tay ông nhẹ nhàng đặt lên tay tôi". Churchill thu hút đối phương. "Tôi nhìn thẳng vào đám đông, khi họ nhìn tôi", Thủ tướng Anh nhớ lại. Khi cả đoàn tới công sứ quán Anh, Churchill ra lệnh cho Phó trưởng khu cảnh sát Thompson thắt chặt an ninh.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 1)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 1
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

"Vào thời điểm tham gia hội nghị Tehran, người ta nhận ra rằng tình hình đang thay đổi", trợ lý nội các chiến tranh Anh, ngài Ian Jacob nhớ lại. "Mỹ đang xây dựng sức mạnh. Tính tới thời điểm đó, số lính Anh tham gia các trận chiến tương đương với lính Mỹ, nhưng thế cân bằng đó sẽ không còn trong tương lai".

Jacob nói tiếp: "Roosevelt cũng thấy rõ rằng, khi chiến tranh kết thúc, chỉ còn hai cường quốc tồn tại - Nga và Mỹ... Từ đó, London và Washington không còn thân thiết như trước".

Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 8)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 8

Những nhóm lợi ích và phương tiện truyền thông
Trong gần suốt cuộc chiến tranh lạnh, CIA đã xa rời những người giám sát của chính phủ. Cũng như vậy, cố gắng của nó để giữ bí mật đối với các đối thủ nước ngoài, thể hiện rất rõ qua các hàng rào dây thép gai và trạm gác ở xung quanh trụ sở, cũng cách ly nó với các lực lượng đa nguyên thông thường khác trong xã hội Hoa Kỳ.
Nếu ta vẽ đồ thị về sự hiện diện của các nhóm lợi ích lợi chủ trương các chính sách tình báo cụ thể và đồ thị về vận động hành lang của CIA (giống như Lầu Năm góc hoặc FBI) thì tuyến đồ thị sẽ bằng phẳng, không có biến động lớn cho tới năm 1975. Và chỉ từ năm 1975, CIA mới bị những nhà điều tra của chính phủ và phương tiện truyền thông bao vây và tiến công.
Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 7)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 7
Đối với một số nhà quan sát, rõ ràng có sự chống đối ở sâu trong cơ cấu CIA. Ví dụ, một nữ quan chức theo dõi điệp viên đã phát đơn kiện về việc cô ta cảm thấy bị phân biệt đối xử vì lý do giới tính, và nói rằng CIA tiếp tục là một pháo đài của những người đàn ông da trắng sôvanh (Đài Phát thanh quốc gia 1994).
Dù chưa bàn đến tính chân thực của lời khẳng định ấy, ta thấy việc đề bạt, cất nhắc phụ nữ và người da mầu trong CIA đã tăng chậm từ năm 1985 đến năm 1994. Giám đốc Woolsey thừa nhận rằng các nhóm thiểu số vẫn còn có ít đại diện trong lực lượng lao động của CIA và việc đề bạt phụ nữ và các nhóm thiểu số vẫn còn hạn chế, nhưng nói rằng ông dự định cải thiện tình hình đo trong nhiệm kỳ của mình (trích Weiner 1994a).
Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 6)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 6

Các mối quan hệ giữa Nhà Trắng và CIA trong thời kỳ được nghiên cứu ở đây có thể trình bày tóm tắt hơn. Dưới thời Reagan, CIA có quan hệ đặc biệt gần gũi với Nhà Trắng, chủ yếu do Giám đốc Casey là bạn thân của Tổng thống và là người quản lý cuộc vận động tranh cử trong cả nước của Reagan.
Casey là Giám đốc CIA đầu tiên được cử làm thành viên nội các. Hơn nữa, Reagan ủng hộ nhiệt tình Casey trong việc bí mật chống lại ảnh hưởng của Liên Xô (mà vào giữa nhiệm kỳ của mình Reagan đã gọi là đế chế độc ác). Đáng tiếc là việc cho phép CIA tự do hành động đã dẫn đến những điều thái quá như vụ bê bối Iran.
Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 5)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 5

Những động lực khác của thay đổi
Những nguồn ảnh hưởng thêm về phương hướng tương lai của CIA bao gồm quan hệ của nó với các cơ quan giám sát trong chính phủ (đặc biệt là Quốc hội và Nhà trắng), văn hoá của bản thân nó và quan hệ với hai thực thể quan trọng ở bên ngoài là các nhóm gây áp lực và phương tiện truyền thông.
Tính chịu trách nhiệm
Theo Hiến pháp, ngành hành pháp chia sẻ quyền lực với Quốc hội. Điều này có thể dẫn tới thất bại và thiếu hiệu qủa, nhưng cái hay là chia quyền cũng là chia sẻ trách nhiệm kể cả việc các nhà giám sát của Quốc hội theo dõi một cách thận trọng các quan chức hành pháp, một sự theo dõi hoặc kiểm tra được thể hiện bằng một từ ngữ vụng về là giám sát.
Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 4)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 4

Nhiệm vụ hoạt động ngầm chưa bao giờ được nêu rõ ràng trong quy chế thành lập CIA. Tuy nhiên, chức năng đó ngày càng có uy tín và được ủng hộ trong nội bộ CIA ngay từ khi mới thành lập năm 1947, qua chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953, và chiến tranh Việt Nam 1968 - 1970, và đỉnh cao của nó là các cuộc thập tự chinh bí mật chống cộng của chính quyền Reagan (Johnson 1996).
Khi chiến tranh Việt Nam chuyển biến xấu thì hoạt động ngầm bị sút giảm nhanh, và xu hướng đó được tăng cường thêm do chính quyền Nixon cắt giảm chi tiêu theo yêu cầu của George MacMahon, vị chủ tịch đầy quyền lực của Ủy ban chuẩn chi Hạ nghị viện. Ngân sách của CIA giảm từ 5 tỷ USD năm 1969 xuống còn 3 tỷ USD vào năm 1973 (phỏng vấn Schlesinger 1994). Góp thêm vào sự giảm sút đó là những bước mở đầu của Nixon nhằm tiến tới hòa dịu với Liên Xô và sự phê phán rộng khắp đối với các hoạt động đặc biệt, có lẽ đáng chú ý nhất là chiến dịch của CIA chống lại Salvador Allende, vị Tổng thống Chile được bầu thông qua bầu cử dân chủ, và việc đó bị tiết lộ năm 1974 (Treverton 1987).
Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 3)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 3
Năm 1995, John Deutch đảm nhiệm chức Giám đốc CIA. Ông đã xem xét lại và sửa chữa các kế hoạch của Woolsey. Là một nhà khoa học từ Viện công nghệ Massachusetts, Deutch cũng chú ý tới tình báo kỹ thuật. Ông từng phụ trách về hoạch định công nghệ cho Bộ Quốc phòng.

Giám đốc CIA Robert Gates giai đoạn 1991-1992.
Trong các năm 1995-1996, tình báo kỹ thuật lại được hỗ trợ và phản ánh sự quan tâm của Deutch đối với các cơ sở thu thập thông tin. Ông cũng dành thời gian đáng kể trong các năm 1995 - 1996 để lập ban quản lý vũ trụ liên hợp để phối hợp chi tiêu nhằm sản xuất các vệ tinh gián điệp và xây dựng một cơ quan mới là Cơ quan quốc gia về về chụp ảnh và vẽ bản đồ (NIMA) để thay thế Cục Chụp ảnh trung ương yếu kém. (Nhiệm vụ là chuyển đổi các bức ảnh tình báo kỹ thuật thu được bằng phương tiện điện tử hoặc dụng cụ quang học thành những thước phim có thể xem được, những sự tái hiện bằng điện tử hoặc các phương tiện truyền thông khác để các nhà phân tích nghiên cứu).
Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 2)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 2

Giám đốc CIA John M.Deutch.
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải xác định một loạt cơ sở thể hiện những đặc điểm chủ yếu của CIA trong mấy năm trước và sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Thời gian được chọn cho sự phân tích này là từ năm 1985 đến năm 1996. Nó cho phép ta có một cơ sở so sánh để xem liệu có xảy ra thay đổi hay không.
Trong số những đặc điểm quan trọng nhất cần phải được xem xét là những nhiệm vụ được CIA nhấn mạnh trước và sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là CIA đã phân bổ nguồn lực cho các hoạt động của mình như thế nào; những nước và phe phái nào là mục tiêu của các hoạt động đó; ngân sách, nhân sự và các sửa đổi và chấn chỉnh về tổ chức; những phản ứng của CIA đối với các tổ chức giám sát thuộc ba ngành của chính quyền (khả năng chịu trách nhiệm), và cuối cùng là mối quan hệ của CIA với các nhóm gây sức ép bên ngoài và các phương tiện truyền thông.
Đọc thêm »

CIA được tái tạo thế nào? (Phần 1)

CIA được tái tạo thế nào?

(James M. Lindsay - Randall B. Ripley)
Phần 1


Hiếm khi có những biến động toàn cầu phá vỡ những mẫu hình chính trị quốc tế. Một thay đổi như vậy đã xảy ra từ năm 1989 đến 1991 khi bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã. Cuộc đối đầu trong chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, diễn ra gay gắt kể từ khi kết thúc Thế chiến II, đã chấm dứt không như mong đợi.

Giám đốc CIA thời kỳ sau chiến tranh lạnh James Woolsey
Trên đây là dẫn nhập tiểu luận của Loch K.Johnson, giáo sư khoa học chính trị, trường đại học Georgia, về số phận và hoạt động của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Từng có thời điểm CIA được cho là nên giải tán, hoặc chỉ nhận được ít tiền thôi, nhưng cũng có ý kiến cho là cơ quan tình báo sẽ có vô khối việc để làm khi đối thủ lớn nhất đã tan rã. Những phần sau đây trích trong cuốn "Chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh", do James M. Lindsay* và Randall B. Ripley* biên soạn, nhà xuất bản Sự thật ấn hành.
Biến động đó có tác động như thế nào đối với Cơ quan Tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), một bộ máy viên chức bí mật chuyên hoạt động gián điệp và tiến hành chiến tranh bí mật chống Liên Xô trong suốt thời gian chiến tranh lạnh. Các bộ máy viên chức về chính sách đối ngoại đã phản ứng như thế nào trước một sự thay đổi đầy kịch tính trong tình hình thế giới? Loại thay đổi nào, nếu có, sẽ diễn ra trong một bộ máy tình báo bí mật khi kẻ thù bên ngoài chủ yếu của nó đột ngột biến mất?
Đọc thêm »

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 19)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 19)

(Boris Yeltsin)

Nước cờ Thủ tướng

Việc thăm dò uy tín luôn là “người bạn đồng hành” với toàn bộ đường công danh sự nghiệp chính trị của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ là người ta đã “đếm đầu người” thế nào trong hội trường rộng mênh mông của Cung Đại hội và một viện sĩ toán học lăm lăm giấy, bút trong tay đi dọc các hàng ghế trong hội trường nơi diễn ra Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thời Gorbachov. Đó là khi người ta bầu tôi là đại biểu Xô-viết Tối cao vào năm 1989, mà Bộ Chính trị thì hoàn toàn không muốn điều này.
Tôi còn nhở người ta khao khát truất quyền tôi tại Xô-viết Tối cao Liên bang Nga thời Khasbulatov. Khi đó người ta cố gắng giải thích rằng tôi không còn được tín nhiệm và định cho nghỉ hưu hồi mùa xuân 1993. Cả hội trường ồn lên. Những con mắt của các đại biểu như mọi khi lại ánh lên sự kinh ngạc: “bần cùng hoá nhân dân”, “làm tan tác nước Nga”. Hàng bao năm nay: vẫn mỗi chuyện ấy.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 18)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 18)

(Boris Yeltsin)
Kosovo
Chẳng bao lâu sau trên cái nền chính trị đối nội phức tạp ấy lại nổ ra một quả bom khác - quả bom quốc tế. Cuối tháng Ba đã xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu trong nền chính trị quốc tế: chiến tranh ở Nam Tư.
Đâu là sự khác nhau trong quan điểm của nước Nga và các nước Tây Âu đối với cuộc khủng hoảng Kosovo? Phương Tây thì kiên trì quan điểm rằng cuộc chiến tranh bùng nổ ở Nam Tư là một sự báo thù cụ thể đối với Milosevich, là cuộc đấu tranh đòi quyền của các dân tộc thiểu số, vì quyền con người.
Chúng ta cho rằng cuộc khủng hoảng Kosovo là có quy mô toàn cầu.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 17)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 17)

(Boris Yeltsin)

Đồng chí tổng công tố

Tôi thậm chí không muốn bắt đầu viết chương này.
Không một ai và không khi nào có thể bắt buộc tôi làm theo ý người khác, “theo luật chơi của người khác”. Vậy mà Yuri Skuratov đã lôi kéo được cả tôi, cả Hội đồng Liên bang và cả đất nước ta vào một vụ scandal nhỏ nhen bẩn thỉu của anh ta.
“Ngài công tố hiền lành” đã biết cách phô bày ra trước bàn dân thiên hạ sự xấu hổ và nhục nhã riêng của mình và làm như đó không phải là nỗi xấu hổ của anh ta.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 16)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 16)

(Boris Yeltsin)

Lại vào viện

Ngày 11 tháng 10 năm 1998, tôi đi thăm Uzbekistan và Cazastan. Ngay từ đầu giờ chiều hôm trước tôi đã bị sốt, nhiệt độ tăng đến 40 độ, đến sáng hôm sau đã hạ sốt nhưng rõ ràng là sức khoẻ không thật tốt. Các bác sĩ chuẩn đoán: bị viêm phế quản. Họ tiêm kháng sinh cho tôi.
Naina và Tania cứ nài nỉ tôi đừng đi. Nhưng một lần nữa tôi không nghe lời vợ con và các bác sĩ. Không thể hoãn chuyến thăm, nhất là lại vào phút chót. Nếu tôi đã cảm thấy là cần, thì như các vận động viên thường nói dẫu có phải nghiến răng lại vẫn cứ phải đi.
Đọc thêm »