This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách xưa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách xưa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Vạn Kiếp tông bí truyền thư tự

(Trần Khánh Dư - 陳慶餘)

萬劫宗秘傳書序

夫善師者不陣,善陣者不戰,善戰者不敗,善敗者不死。昔皋陶作士師而人不干其命。及周文武為文武師,陰謀修德以傾商政而興王業。所謂善師者不陣矣。舜舞干羽而有苖格,及吳孫武以宮中美人試勒兵而西破強楚,北威秦晉,顯名諸侯。所謂善陣者不戰矣。及晉馬岌依八陣圖,轉戰千里破樹機能以復涼州。所謂善戰者不敗矣。

故陣者,陳也,巧也。昔軒帝立井田以制兵。諸葛累江石以為八陣。衛公栽為六花陣。桓溫制為蛇勢陣。有名圖序列,昭然成法。時人少有能者,千端萬緒,徙未紊亂,未常變易。如李筌則定其推,後人不能曉其義。

故我國公乃校撰諸家圖法,集成一編。雖以秋毫各錄,所之用者要去其冗,略取其實。是以五行相應,九宮相權,配合剛柔,循環奇偶,不雜陰陽神殺,利方吉曜,凶神惡將三吉五凶,各以昭彰。出入三代,百攻全勝。故能當時北震匈奴,西威林邑。遂以其編授受家傳,不為外泄。又有囑語云:「後我子孫陪臣得其秘術者可以明哲施行布列。不可以頑眛遺文傳言。否則身招殃咎,禍及子孫,是謂泄天機者。」


Vạn Kiếp tông bí truyền thư tự

Đọc thêm »

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

MINH TÂM BẢO GIÁM

MINH TÂM BẢO GIÁM - GƯƠNG BÁU SÁNG LÒNG

S ách "Minh Tâm Bảo Giám"《明心寶鑑》 là quyển sách rất có giá trị suốt  ngàn năm ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Là tinh hoa đạo đức của Tam giáo, ứng dụng để "làm người" rất tốt. Người xưa hết sức trân quí bộ sách nầy. 

I - Ý nghĩa tác phẩm.

Tên gọi Minh Tâm Bảo Giám 明心寶鑑 có nghĩa là "gương báu" (soi) sáng lòng" - gương báu chỉ những lời răn dạy của thánh hiền (những nhân vật trong xã hội và lịch sử có trí tuệ, nhân cách vượt trội mọi người) Lời răn dạy của các nhân vật ấy vốn chịu nhiều ảnh hưởng của ba luồng tư tưởng chính thống trong xã hội Á Ðông: Nho, Phật, Lão.

Những tư tưởng ấy tồn tại hăm lăm thế kỷ nay và đã góp phần tích cực cho đạo lý làm người. Ngày nay chúng không còn giữ nguyên vẹn giá trị giáo điều như buổi đầu mà phần lớn chỉ còn giá trị tham khảo. Tuy nhiên, chân lý của chúng vốn đã được loài người vận dụng vào cuộc sống suốt một thời gian dài, vì vậy những ai cảm thấy dị ứng với chúng cũng có nghĩa là dị ứng với nhân loại trong quá khứ, tức dị ứng với tiền nhân.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

6. Nguyên nhân của sự hưng thịnh và suy vi của bách gia chư tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (6)

6. - Nguyên nhân của sự hưng thịnh và suy vi của bách gia chư tử 
 
Hình minh họa
Học thuyết của Chư Tử hưng thạnh vào cuối thời Xuân Thu (551 trước T.L.) cho đến thời Chiến Quốc thì phát triển rất mạnh, rồi đến thời Tây Hán (206 trước T.L.) thì suy vi lần lần. Sự hưng thạnh và suy vi ấy đều có nguyên nhân, xét về bản thân của các ngành học thuyết ấy, đó là "Nhơn", mà xét về hoàn cảnh của thời ấy, đó là "Duyên".

Sự vật phát sinh và tiêu diệt đều có cái "nhơn" nội tại, và cái "duyên" của ngoại giới (hoàn cảnh bên ngoài) ngành học thuật, tư tưởng, cũng không thoát khỏi thông lệ ấy.

Vì như loài cỏ cây, sở dĩ mọc mầm và lớn lên được, trước hết là nhờ hạt nẩy mầm, đó là cái "nhơn" nội tại, rồi kế đến là phải có đất nước, khí ấm mặt trời bên ngoài, tạo thành hoàn cảnh thuận tiện cho cái nhơn ấy nẩy nở và hoàn cảnh bên ngoài ấy gọi là "duyên".

Sách Hán Thơ Nghệ văn Chí có viết: "Phái Nho gia, xuất thân từ quan Tư Đồ". Phái Đạo gia xuất thân từ Sử quan ; phái Âm dương xuất thân từ quan Nghi, Hoà ; phái Pháp gia xuất thân từ Lý quan. Phái Danh gia xuất thân từ Lễ quan ; Mặc gia xuất thân từ chức quan giữ Thanh miếu ; Tung hoành gia xuất thân từ quan đi đó đi đây, Tạp gia xuất thân từ Nghị quan; Nông gia xuất thân từ quan Nông tắc ; Tiểu thuyết gia thì xuất thân từ Ty quan, đó là thuyết Chư Tử xuất thân từ vua quan.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

5. Sở trường và sở đoản của mười môn phái

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (5)

5. - Sở trường và sở đoản của mười môn phái

Hình minh họa
Trong thiên hạ, Trang Tử đã phê bình học thuyết của Chư Tử, nhưng trừ Quan Doãn, Lão Đam và Trang Chu, vì đó là người của môn phái mình.

Trang Tử đã nói mỗi phái đều có sở trường và sở đoản. Ông phê phán Mặc Địch và Cầm hoạt Ly là học theo Đạo thuật đời xưa mà "không xa xí cho người đời sau, không khuất phục vạn vật, sống theo mẫu mực để chuẩn bị cho những cơn đói rét, thiếu thốn". Đó là chỗ đáng khen.

Nhưng Mặc Tử đã thái quá, chí nhục, quá tiết kiệm, bỏ cả lễ nhạc thời xưa, lúc sống không ca hát, lúc chết không tang phục, tẩn liệm không quách mà chỉ có quan, bắt người phải theo như thế, e rằng chẳng biết thương người, mà chính mình cũng làm như thế là chẳng biết thương mình.

Khi còn sống cần cù làm việc, đến lúc chết tang lễ sơ sài, như thế làm cho người lo lắng, buồn rầu, cái hạnh như thế rất khó làm theo, e rằng không thể làm cái đạo của bực thánh nhân được.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

4. Mười môn phái chính (thập gia) trong Bách gia chư tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (4)

4. Mười môn phái chính (thập gia) trong Bách gia chư tử

Hình minh họa
Những phái riêng biệt trong Chư Tử, dưới thời Chiến quốc được phân chia ra làm 5, đến cuối đời Tây Hán (206 trước T.L.) thì tăng lên đến 10.

Trong số các môn phái, chỉ có Nho gia và Mặc gia là thành lập trước hơn hết, cho đến cuối đời Tây Hán, các môn phái mới lần lần xuất hiện cho đến số 10.
Tên gọi của 10 môn phái nầy là do người đời sau đặt cho đúng với ý nghĩa của học thuyết từng môn phái :

Xin liệt kê ra sau tất cả số 10 môn phái :

4.1. Nho gia

Trong sách thuyết văn giải tự có viết : "Nho là nhu" (dịu hiền) đó là tên gọi của thuật sĩ, như vậy là chữ Nho có đến hai nghĩa "dịu hiền" và "cần thiết".
Đọc thêm »

3. Các môn phái trong Bách gia chư tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (3)

3. - Các môn phái trong bách gia chư tử

Hình minh họa
Từ Khổng Tử trở về sau, việc tư nhân dạy học, tư nhân sáng tác đã trở thành một phong trào, và nền học vấn của vua quan cũng lan lần trong dân gian.

Kẻ hiền tài, bực nhân sĩ, nhìn thấy cuộc đời thay đổi, muốn đem sở học của mình ra để cứu nguy thời thế, để dạy dỗ hướng dẫn người sau, vì thế mà phong trào học tập sôi nổi, phong trào sáng tác cũng tiến lên mạnh mẽ, sách vở lần lượt ra đời rất nhiều. Nhờ thế mà Bách Gia Chư Tử xuất hiện, hình thành một thời đại vàng son trong ngành học thuật nước Trung Hoa.

Thật ra Bách Gia Chư Tử thật có nhiều, nhưng chúng ta không thể nào biết được một cách chính xác về nhân vật và học thuyết của những nhà ấy như thế nào.

Chúng ta chỉ đành tìm hiểu được trong một phạm vi có hạn nào đó thôi, và mỗi người tùy theo khả năng và sở thích của mình mà tìm hiểu chỗ mình muốn.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

2. Người mở đầu cho Chư Tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (2)

2. - Người mở đầu cho Chư Tử

Hình minh họa
Đệ tử gọi thầy là "Tử" ghi chép lời nói, việc làm, đạo đức của thầy. Sách sáng tác của tư nhân, bắt đầu từ môn phái của Khổng Tử như phần trên đã viết.

Tư nhân mở trường dạy học, tư nhân san định Quan thơ để thành tác phẩm của mình, cũng bắt đầu từ thời Khổng Tử, thành ra Khổng Tử là người mở đầu cho Giáo dục sử và Học thuật sử Trung Hoa, mà có lẽ luôn cho cả vùng Đông Phương, và cũng là người mở đầu cho Bách Gia Chư Tử thời Chu, Tần.

Trước thời Khổng Tử, chỉ có Quan học, mà chưa có thầy dạy học tư, chỉ có Quan thơ, mà chưa có sách do tư nhân trước thuật.

Trong số Chư Tử có Lão Tử đồng thời với Khổng Tử, nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử.

Quyển sách của Lão Tử, tương truyền ông viết ra trong khi đi ngang qua cửa ải vào miền Trung nguyên, điều nầy thấy có chép trong pho Sử Ký, ở phần Lão Tử truyện.
Đọc thêm »

1. Nguồn gốc Bách Gia Chư Tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (1)

1 - Nguồn gốc Bách Gia Chư Tử

Hình chỉ mang tính tượng trưng
nước Trung Hoa, từ thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh) có rất nhiều học giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách, trình bày học thuyết của mình, với mục đích sửa đổi chế độ, mong đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.

Số học giả ấy không phải chỉ một vài người, và số tác phẩm viết ra không phải chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là Bách Gia Chư Tử, hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử.

Người xưa cũng gọi Chư Tử là các tác phẩm của những nhà học giả ấy viết ra. Danh từ này được thấy dùng đầu tiên trong pho sách Thất lược.

Dưới thời Tây Hán (206 trước T.L.) vua Thành Đế sai Lưu Hướng làm chức Hiệu Trung bí thơ, Lưu Hướng lo hiệu đính các loại sách Kinh, Truyện, Chư Tử, Thi Phú ; quan Bộ binh Hiệu úy Nhiệm Hoằng hiệu đính các sách Binh thơ ; quan Thái Sử Lịnh Doãn Hàm hiệu đính các sách Số thuật, quan Ngự y Lý Trụ Quốc hiệu đính các sách Y học.

Sau khi Lưu Hướng mất, vua Ai đế sai con Lưu Hướng là Lưu Hàm, lo hoàn thành công việc của cha còn bỏ dở.
Đọc thêm »