This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Danh tướng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Danh tướng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Trương Định - Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp


Trương Định - Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

(Lê Ngọc Trác)

Bên trong đền thờ Trương Định
Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng (1858), chiếm Gia Định (1859), chiếm Định Tường (1861), Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Một bộ phận đất đai của nước Việt Nam thân yêu lần lượt rơi vào tay thưc dân Pháp. Nhân dân khổ cực, lòng người ly tán. Nội bộ triều đình Tự Đức phân hoá. Đất nước trên bờ vực thẳm. Ấy thế mà Tự Đức và triều thần lại nhu nhược, không đề ra được một quyết sách nào khả dĩ để chống lại hiểm hoại xâm lăng của Pháp, nhằm bảo vệ đất nước. Khiếp sợ trước lực lượng hùng mạnh, vũ khí tối tân của Pháp, vua Tự Đức đã lệnh cho Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định ký hoà ước với thiếu tướng Hải quân Pháp Bonard đại diện cho Chính phủ Pháp vào ngày 09/5/1862. Hoà ước này được gọi là hoà ước Nhâm Tuất. Thực chất nội dung của bản hoà ước Nhâm Tuất là một văn bản triều đình Tự Đức đầu hàng, mở đường cho thực dân Pháp xâm chiếm đất nước ta.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo(?1230-1300)
 
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay 1232.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

TÔNG ĐẢN (? -?)

Ta đánh nhau với Trung Hoa nhiều phen. Xưa thì có (Lý) Nam Đế trở về trước, gần thì có Ngô Tiên Chúa đánh trận Bạch Đằng, Lê Đại Hành đánh trận Lãng Sơn, Trần Nhân Tông đánh đuổi được Toa-Đô, Thoát-Hoan v.v. Đó là niềm hãnh diện của nước ta, nhưng tất cả do giặc tự dấn thân đến, ta bất đắc dĩ mà phải ứng chiến đấy thôi. Còn như nói đường đường chính chính đem quân vào nước người, đến không ai địch nổi, về không ai dám đuổi theo thì phải kể đến đệ nhất võ công là trận đánh vào Châu Ung, Châu Liêm. Từ đây, nước Tàu không dám coi thường nước ta, cho nên, mọi cống phẩm cho đến thư từ họ không dám chê trách vì chỉ sợ sinh ra hiềm khích lôi thôi”.

Ngô Thì Sĩ (Việt sử tiêu án)
Đọc thêm »

LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105)

“Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy,làm quan trải thờ ba đời vua, phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được vua sủng ái, là người đứng đầu các bậc công hầu vậy”.
   Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí - Nhân vật chí)


1. Quê hương và cuộc đời
        Đúng như Phan Huy Chú nói, Lý Thường Kiệt là “người đứng đầu các bậc công hầu” của triều Lý. Nhưng, ông lại không phải là người họ Lý chính tông. Hầu hết các tài liệu cổ đều nói rằng Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn. Ngô Tuấn người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Đất huyện Quảng Đức nay thuộc Hà Nội, làng An Xá nằm ở phía Nam của Hồ Tây. Về sau, do việc mở rộng đê Cơ Xá (tức đê sông Hồng), làng An Xá dời đến bãi Cơ Xá. Bãi này, sau vì dân đến lập nghiệp đông, lập một xã mới, đó là xã Phúc Xá. Gia đình Ngô Tuấn ở trong thôn Bắc Biên của xã này. Thôn Bắc Biên xưa, nay là xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, đó chỉ là nơi sinh và là đất sống thuở hàn vi của Ngô Tuấn mà thôi. Sau này, khi đã có danh vọng lớn trong triều, ông dời nhà về phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).
Đọc thêm »

PHẠM CỰ LẠNG (? ~?)


Thời Ngô Quyền (938-944), ở đất Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Hưng), có người tên là Phạm Chiêm, nổi danh võ nghệ cao cường và sức mạnh khó ai địch nổi. Phạm Chiêm theo Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, được Ngô Quyền tin dùng, bổ làm quan và phong dần lên tới chức Đông Giáp Tướng Quân.

Con trai của Phạm Chiêm là Phạm Man cũng lừng danh không kém gì cha. Ông được con của Ngô Quyền là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn cho làm quan, và cũng phong dần lên đến chức Tham Chính Đô Đốc.
Đọc thêm »

LÊ HOÀN (941 – 1005)


“Vua đánh đâu được đấy: Chém vua Chiêm Thành để rửa mối nhục bị bọn phiên di bắt giữ sứ giả của mình; đánh tan quân của vua nước Tống là người vốn dòng họ Triệu, mau chóng đập tan mưu đồ của họ. Có thể coi vua là đấng anh hùng nhất đời vậy”.

Ngô Sĩ Liên

                                 (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển l)
Đọc thêm »

ĐINH BỘ LĨNH (924 - 979)

ĐINH BỘ LĨNH (924 - 979)
 
“(Đinh) Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt, mưu lược hơn người, dũng cảm nhất đời, đương khi nước Việt ta không có chúa, hùng trương đua nhau cát cứ... một
phen cất quân mà khiến cả mười hai sứ quân đều phải hàng phục. Vua mở nước định đô, đổi xưng là Hoàng Đế, chia đặt bách quan và sáu quân, chế độ gần như đã
đầy đủ. Có lẽ trời đã vì nước Việt mà lại sinh đấng
thánh triết...”.

      Lê Văn Hưu (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ quyển 1,tờ 2-b và 3-a)
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

NGÔ QUYỀN (898 - 944)


NGÔ QUYỀN (898 - 944)
“Tiền Ngô Vương lấy quân mới họp của nước Việt ta đánh tan cả trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước và xưng vương, làm cho bọn người Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là (Tiền Ngô Vương) một lần nổi giận mà khiến cho trăm họ được yên, mưu đã giỏi mà đánh cũng giỏi. Tuy chỉ mới xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng Đế, cũng chưa đặt niên hiệu,nhưng quốc thống của ta cơ hồ đã được nối lại rồi vậy”

Lê Văn Hưu(1230 – 1322)

v VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

DANH TƯỚNG VIỆT NAM


LỜI NÓI ĐẦU
Bạn đọc yêu quý,
Đây là tập đầu tiên của bộ sách dài nhiều tập, cùng mang tên gọi chung là DANH TƯỚNG VIỆT NAM. Chúng tôi dự kiến chia kế hoặch biên soạn thành hai giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn thứ nhất (1996 - 1998), chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất năm tập đầu. Cụ thể nhu sau:
§  Tập 1: Danh tướng trong sự nghiệp giữ nước từ đầu thế kỉ thứ X đền cuối thế kỉ XIV.
§  Tập 2: Danh tướng Lam Sơn.
§  Tập 3: Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỉ XVIII và phong trào Tây Sơn.
§  Tập 4: Danh tướng trong sự nghiệp đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.
§  Tập 5: Danh tướng chống Pháp trước thế kỉ XX.
Đọc thêm »

DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ (? - 937)

“Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi
tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ Sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền
sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu
thành tự xưng là Tiết Độ Sứ, nhận lãnh mọi việc của châu”

Ngô Thì Sĩ (Việt sử tiêu án)
Đọc thêm »