This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Học giả-Tác gia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Học giả-Tác gia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Thần giáo: Con đường của những vị thần

THẦN GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA NHỮNG VỊ THẦN
(Trích từ: “Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại”)
(Tác giả: Floyd H. Ross. Tynette Hills)

Cổng lớn của Thần cung Kehi
Có nhiều người nghĩ rằng Thần Giáo, tôn giáo địa phương của Nhật Bản, không còn nữa hay tôn giáo này đang chết rất nhanh chóng. Họ nghĩ rằng tôn giáo bắt đầu suy thoái với sự đầu hàng của Nhật Bản vào lúc kết liễu Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng tín ngưỡng và tập tục truyền thống vẫn có con đường sống. Không bao giờ có thể ban sắc lệnh hay làm luật để loại bỏ tín ngưỡng ra khỏi đời sống. Sự thất trận của Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai và sự chiếm đóng của Mỹ Quốc trong những năm theo sau đó chắc chắn có thay đổi một số lễ nghi và tu tập tôn giáo. Dầu vậy vẫn còn một số không thể thay đổi được. Đó là tinh thần tôn giáo cơ bản của người Nhật. Họ gọi nó là Thần Giáo, "con đường của những Vị Thần".
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI UTOPIA VỀ TÔN GIÁO (*)

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI UTOPIA VỀ TÔN GIÁO (*)

Thomas More (1478-1535)



Cuối cùng, để tôi kể cho các bạn nghe về những ý tưởng và quan niệm tôn giáo của người Utopia. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên đảo quốc ấy, và ngay cả ở từng thành phố ở đó. Có đạo thờ mặt trời, có đạo thờ mặt trăng, và thờ những hành tinh khác nữa. Có những người coi một nhân vật vĩ đại hoặc chí thiện trong quá khứ không những như một vị thánh, mà còn như một vị chí thánh tối cao nữa. Tuy nhiên đại đa số dân chúng có quan niệm hợp lý hơn nhiều rằng chỉ có một đấng quyền năng thiêng liêng duy nhất, không thể nhận biết, vĩnh hằng, vô định, không thể giải thích và hoàn toàn vượt ra ngoài tấm trí lực của con người, phát tán trong khắp vũ trụ của chúng ta, không phải như một thứ vật chất, mà như một hoạt lực. Họ gọi đấng huyền năng ấy là “Đức cha”. Họ tin rằng ngài đã làm ra mọi chuyện và mọi thứ, mọi sự khởi đầu và kết thúc, mọi sự sinh trưởng và đổi thay. Và họ không công nhận bất kì một ngôi thánh thần nào khác.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần 3

 Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 3

Tu dưỡng



8. TU LUYỆN  修 煉  – DƯỠNG THÂN  養 身
159. Tâm giả, nhất thân chi chủ thần chi soái dã, tĩnh nhi sinh huệ hĩ, động tắc sinh hôn hĩ. Học đạo chi sơ, tại vu phóng tâm ly cảnh, nhập vu hư vô tắc hợp vu đạo yên. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần2

Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 2

Lập thân


4. TUÂN ĐẠO – QUÝ ĐỨC
075. Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất tử. Công thành bất danh hữu. Ái dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ, thường vô dục khả danh ư tiểu; vạn vật qui chi nhi bất vi chủ, khả danh ư đại. Thị dĩ thánh nhân, chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. [Đạo Đức Kinh, chương 34]
Đọc thêm »

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần 1

Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 1 
 
Tự nhiên

Núi Võ Đang một trong những cái nôi của Đạo giáo nơi sản sinh ra hệ phái Toàn Chân giáo, hệ phái lớn nhất của Đạo giáo
1. VŨ TRỤ 宇 宙 THIÊN ĐỊA 天 地

001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. [Đạo Đức Kinh, chương 5]
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ
DOÃN CHÍNH (*)
NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG (**)

Tháp Tịch Quang ở chùa Lân, thờ thiền sư Chân Nguyên
Trong dòng chảy của Thiền học Việt Nam, một trong những người có công lớn trong công cuộc phục hưng môn phái Trúc Lâm ở thế kỷ XVII là Chân Nguyên thiền sư. Chân Nguyên là một tác gia lớn của nền Thiền học nước nhà; tuy nhiên, do nhiều vấn đề trong nghiên cứu lịch sử còn chưa thật rõ ràng, nên có ít công trình tìm hiểu về tư tưởng thiền học của ông. Theo những ghi chép còn lại của môn đệ Như Sơn thì Chân Nguyên họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, người làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm 1647, lúc nhỏ theo con đường cử nghiệp, học với cậu mình là một vị giám sinh. Ông có tư chất thông minh, hạ bút thành văn. Đến năm 19 tuổi, nhân đọc quyển Tam tổ thực lục, đến đoạn nói về thiền sư Huyền Quang, ông thấy “cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, nữa mình là một anh học trò”(1), từ đó bèn phát nguyện đi tu.
Đọc thêm »

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

K.JASPERS - NHÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO

K.JASPERS - NHÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO
NGUYỄN LÊ THẠCH (*)
NGUYỄN NGỌC QUỲNH (**)

Karl Theodor Jaspers
Karl Theodor Jaspers (23/2/1883 – 26/2/1969) là nhà triết học, nhà phân tâm học, thầy thuốc chữa bệnh tâm thần người Đức, người có ảnh hưởng lớn tới thần học, phân tâm học và triết học hiện đại. Cùng với Heidegger, Jaspers đã sáng lập chủ nghĩa hiện sinh Đức nổi tiếng trong thế kỷ XX. Vốn là con một giám đốc ngân hàng, sinh ra tại Oldenburg và sớm quan tâm đến triết học, nhưng Jaspers lại chọn ngành luật và đã học ba học kỳ tại các trường đại học ở Heidelberg, Muenchen, do chịu ảnh hưởng bởi cha ông. Từ năm 1902 – 1903, ông chuyển qua học y tại Berlin và Goettingen.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI KẾT)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI KẾT)
(Hồng Lĩnh Sơn)

HỒI KẾT

Đoàn người qua một khúc quanh tay áo thì bỗng thấy nóc hầm trống trải, Đỗ Dự nhìn lên thấy trời.
- Ở đây có lối thoát ra ngoài hèn chi loài thú ẩn trong này sống được lâu dài. Đỗ Dự dùng khinh công vọt lên lỗ hổng quan sát và rồi lại xuống cho bọn lính biết sắp tới lăng Khổng Minh rồi.
Đoàn người lại tiếp tục lên đường, hầm bỗng thấp hẳn và đi xuống. Bỗng tên lính đi đầu khua đuốc báo động. Đỗ Dự phóng lên.
- Cái gì vậy?
- Bẩm tướng công có người đứng trước mặt.

Đọc thêm »

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 6)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 6)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 6
Đỗ Dự vừa nhỏm dậy thì một tên lính canh chạy lại miệng bấp bấp:
- Thưa tướng công có ma quỷ hiện hình.
- Ở đâu, chỗ nào, nói mau. Đỗ Dự nắm vai tên lính lúc lắc hỏi. Tên lính líu lưỡi tay chỉ về phía nhà mồ rồi đáp:
- Thưa ma... ở dưới đó.
Đỗ Dự xô ngã tên lính rút gươm ra cầm tay phóng nhanh lại nhà mồ mà ngó xuống hầm, trong khi binh sĩ gác kế đó đứng chết lặng.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 5)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 5)




(Hồng Lĩnh Sơn)

HỒI 5
Quân sĩ vừa nghe tiếng hô tránh đá của Đỗ Dự thì chưa biết làm gì hơn là nằm rạp xuống đất. Còn Đỗ Dự thì nhảy vọt lên ngọn cây. Những tảng đá khổng lồ từ núi lao xuống ầm ầm đè chết đám lính đương nằm rạp dưới sân.
Sau những tiếng ầm ầm là một bầu không khí im lặng đáng sợ. Đỗ Dự nhìn quân lính chết vì đã tức giận chửi bới om sòm.
- Tên mắt thần khốn kiếp chuyên đánh lén, có ngon ra mặt. Nếu ngươi không ra mặt ta sẽ san bằng núi Định Quân đào xới tan nát lăng Khổng Minh.
- Thôi tướng quân ơi xin tướng quân dẹp bỏ cái ý tưởng ngông cuồng đó cho chúng tôi còn được về gặp vợ con.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 4)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 4)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 4

Tấn Võ Đế đang bừng bừng khí thế tấn công nhưng khi nhìn thấy Khổng Minh trên nóc nhà mồ thì bao nhiêu nhuệ khí tiêu tan hết. Đang lúc Tấn Võ Đế hoang mang thì bỗng nhiên Khổng Minh phất tay áo tức thì một vệt khói trắng bay tới giữa mặt Tấn Võ Đế.
Tấn Võ Đế bị trúng làn khói trắng ôm đầu ngã phịch xuống đất. Các quan vội vã nâng Tấn Võ Đế đưa về lều cấp cứu. Đỗ Dự hô xạ thủ lắp tên nhắm Khổng Minh bắn.
Một làn tên cả mấy trăm chiếc nhằm vào Khổng Minh. Nhưng lạ thay Khổng Minh chỉ khẽ phất tay áo một cái tất cả tên rơi lả tả xuống đất.
Thấy cung tên không làm gì được Khổng Minh, Đỗ dự liền dùng khinh công vọt mình lên bên cạnh Khổng Minh và xả gươm chém.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 3)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 3)

(Hồng Lĩnh Sơn)

HỒI 3
Tấn Võ Đế nghe Đỗ Dự tâu liền đưa mắt nhìn vào sân lăng thấy hai xác chết nằm sấp dưới đất được lật ngửa lên, mắt mở trừng trừng lưỡi le dài ra miệng ứa máu. Cả hai xác đều còn đeo gươm.
- Bàn tay ma quỷ nào đã giết hai sĩ quan liên lạc của trẫm vậy?
- Muôn tâu bệ hạ, cả hai đều chết rất khó hiểu. Nhưng theo thần thì kẻ giết hai sĩ quan này là người trần mắt thịt hơn là ma quỷ. Cả hai đều bị thương ở tay và hai đầu gối. Nhìn vết thương hạ thần thấy cả hai đều trúng độc chết...
Đọc thêm »

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 2)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 2)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 2

Nghe vua truyền lệnh Đỗ Dự hơi chần chừ, nhưng sau khi ra lệnh cho quân lính vây quanh xác ướp Đỗ Dự tiến đến bên xác ướp. Nhìn xác ướp bất động, Đỗ Dự tạm thời yên tâm, quỳ một chân xuống một chân duỗi ra lấy thế để rút thanh đao nhưng rút không được, lật ngửa xác ướp lên cũng không rút đao ra nổi.
- Quân bay hãy lấy mã tấu bầm nát xác này cho ta.
Quân lính lấy mã tấu bằm xác ướp chỉ nghe keng keng mà xác ướp vẫn y nguyên, còn quân lính thì la oai oái vì bị dội lại. Đỗ Dự quát thêm lính đến bằm xác ướp. Mã tấu khoa lên chém xuống leng keng mà xác ướp vẫn không suy suyển gì.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 1)

 BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 1)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 1
Tư Mã Viên cháu nội Tư Mã Ý (người bị Khổng Minh chê là đàn bà tặng cho chiếc yếm) được cha là Tư Mã Chiêu truyền ngôi cho làm vua thì cất quân đi đánh Ba Thục với lý do con của Lưu Bị cho Khương Duy (người làm thay Khổng Minh Gia Cát Lượng làm quân sư) đem quân đi đánh nước Ngụy. Trước đó có hai dư luận về Khổng Minh, một cho là Khổng Minh chán chuyện thế sự, vì biết nhiều thiên cơ nhưng không đảo ngược được thiên cơ, thành ra lên núi tu tiên, hai cho là Khổng Minh đã chết chôn trên Định Quân sơn.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (Lời đầu sách)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (Lời đầu sách)

(Hồng Lĩnh Sơn)

Mấy lời đầu sách

Gia Cát Lượng (181- 234) tự Khổng Minh, là một nhân vật chính trị kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Cuối đời Đông Hán, vua hèn yếu, bị quyền thần lấn át, triều đình không kỷ cương phép tắc gì nữa. Bọn quan địa phương tha hồ vơ vét bóc lột của dân, khiến nhân dân vô cùng cực khổ lầm than. Lợi dụng tình hình ấy hào kiệt khắp nơi nổi lên cát cứ, thôn tính lẫn nhau, khiến đất nước loạn lạc tứ tung. Gia Cát Lượng là một người tài cao, học rộng nhưng còn đợi thời ở ẩn tại Nam Dương để có thời gian trao dồi thêm tài năng kiến thức, nuôi dưỡng chí lớn giúp đời. Ngay khi còn nằm trong túp liều tranh nhờ nghiên cứu phân tích tình hình thời thế dựa trên các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa” một cách chính xác và sắc sảo, ông đã nhìn ra cái thế “chia ba chân vạc” của các nước Ngụy, Thục, Ngô. Được Lưu Bị ba lần thân hành đến mời, Gia Cát Lượng đã giúp đỡ Lưu Bị xây dựng nước Thục thành một trong ba nước hùng mạnh thời Tam quốc. Ông là một nhà quân sư thiên tài, đã vạch ra chiến lược chiến thuật khiến quân Thục đánh thắng quân Ngụy nhiều trận như trận thiêu đồn Bác Vọng, trận thủy chiến ơ Bạch Hà, trận hỏa công ở Xích Bích... Ông còn giỏi về cách dùng gián điệp, khổ nhục kế li gián hàng ngũ kẽ địch, dùng miệng lưỡi thuyết phục vận động kẻ địch, đánh vào tinh thần của chúng, hoàn thành sách lược liên minh với Ngô để chống Ngụy. Ông còn là một nhà khoa học như nghiên cứu thiên văn, bày “Bát trận đồ”, dùng trâu gỗ lắp máy để vận chuyển quân lương qua những rặng núi hiểm trở đất Thục. Khi Lưu Bị sắp qua đời, ân cần phó thác con côi là Lưu Thiện làm vua Thục Hán. Với chức vụ thừa tướng, lo sắp xếp công việc nội trị để giữ nước yên dân. Ông dâng bài “Xuất sư biểu”, xin đem quân đi đánh Ngụy, lời lẽ hùng tráng kích thiết, được coi là một tác phẩm văn học ưu tú của Trung Quốc. Trong sáu lần ra Kỳ Sơn, ông đã dùng nhiều mưu kế thần diệu như lên thành – đàn để đánh lừa Tư Mã Ý, mai phục ở cửa Kiếm môn để đánh quân Tôn Quyền... Không may ông mắc bệnh qua đời, nên sự nghiệp đành để lở dở, nhưng lịch sử còn ghi mãi tên ông như một nhà quân sự lỗi lạc.

Đọc thêm »