This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo-Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôn giáo-Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Thần giáo: Con đường của những vị thần

THẦN GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA NHỮNG VỊ THẦN
(Trích từ: “Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại”)
(Tác giả: Floyd H. Ross. Tynette Hills)

Cổng lớn của Thần cung Kehi
Có nhiều người nghĩ rằng Thần Giáo, tôn giáo địa phương của Nhật Bản, không còn nữa hay tôn giáo này đang chết rất nhanh chóng. Họ nghĩ rằng tôn giáo bắt đầu suy thoái với sự đầu hàng của Nhật Bản vào lúc kết liễu Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng tín ngưỡng và tập tục truyền thống vẫn có con đường sống. Không bao giờ có thể ban sắc lệnh hay làm luật để loại bỏ tín ngưỡng ra khỏi đời sống. Sự thất trận của Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai và sự chiếm đóng của Mỹ Quốc trong những năm theo sau đó chắc chắn có thay đổi một số lễ nghi và tu tập tôn giáo. Dầu vậy vẫn còn một số không thể thay đổi được. Đó là tinh thần tôn giáo cơ bản của người Nhật. Họ gọi nó là Thần Giáo, "con đường của những Vị Thần".
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI UTOPIA VỀ TÔN GIÁO (*)

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI UTOPIA VỀ TÔN GIÁO (*)

Thomas More (1478-1535)



Cuối cùng, để tôi kể cho các bạn nghe về những ý tưởng và quan niệm tôn giáo của người Utopia. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên đảo quốc ấy, và ngay cả ở từng thành phố ở đó. Có đạo thờ mặt trời, có đạo thờ mặt trăng, và thờ những hành tinh khác nữa. Có những người coi một nhân vật vĩ đại hoặc chí thiện trong quá khứ không những như một vị thánh, mà còn như một vị chí thánh tối cao nữa. Tuy nhiên đại đa số dân chúng có quan niệm hợp lý hơn nhiều rằng chỉ có một đấng quyền năng thiêng liêng duy nhất, không thể nhận biết, vĩnh hằng, vô định, không thể giải thích và hoàn toàn vượt ra ngoài tấm trí lực của con người, phát tán trong khắp vũ trụ của chúng ta, không phải như một thứ vật chất, mà như một hoạt lực. Họ gọi đấng huyền năng ấy là “Đức cha”. Họ tin rằng ngài đã làm ra mọi chuyện và mọi thứ, mọi sự khởi đầu và kết thúc, mọi sự sinh trưởng và đổi thay. Và họ không công nhận bất kì một ngôi thánh thần nào khác.
Đọc thêm »

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Triết học Phật Giáo Ấn Độ

Triết học Phật Giáo Ấn Độ
(Nguyên tác: Hayes Richard)
(Việt dịch: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng)
 
---o0o---

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya)
Nguồn File ảnh: daophatngaynay.com
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà  các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Ðức Phật.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần 3

 Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 3

Tu dưỡng



8. TU LUYỆN  修 煉  – DƯỠNG THÂN  養 身
159. Tâm giả, nhất thân chi chủ thần chi soái dã, tĩnh nhi sinh huệ hĩ, động tắc sinh hôn hĩ. Học đạo chi sơ, tại vu phóng tâm ly cảnh, nhập vu hư vô tắc hợp vu đạo yên. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần2

Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 2

Lập thân


4. TUÂN ĐẠO – QUÝ ĐỨC
075. Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất tử. Công thành bất danh hữu. Ái dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ, thường vô dục khả danh ư tiểu; vạn vật qui chi nhi bất vi chủ, khả danh ư đại. Thị dĩ thánh nhân, chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. [Đạo Đức Kinh, chương 34]
Đọc thêm »

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần 1

Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 1 
 
Tự nhiên

Núi Võ Đang một trong những cái nôi của Đạo giáo nơi sản sinh ra hệ phái Toàn Chân giáo, hệ phái lớn nhất của Đạo giáo
1. VŨ TRỤ 宇 宙 THIÊN ĐỊA 天 地

001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. [Đạo Đức Kinh, chương 5]
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ
DOÃN CHÍNH (*)
NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG (**)

Tháp Tịch Quang ở chùa Lân, thờ thiền sư Chân Nguyên
Trong dòng chảy của Thiền học Việt Nam, một trong những người có công lớn trong công cuộc phục hưng môn phái Trúc Lâm ở thế kỷ XVII là Chân Nguyên thiền sư. Chân Nguyên là một tác gia lớn của nền Thiền học nước nhà; tuy nhiên, do nhiều vấn đề trong nghiên cứu lịch sử còn chưa thật rõ ràng, nên có ít công trình tìm hiểu về tư tưởng thiền học của ông. Theo những ghi chép còn lại của môn đệ Như Sơn thì Chân Nguyên họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, người làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm 1647, lúc nhỏ theo con đường cử nghiệp, học với cậu mình là một vị giám sinh. Ông có tư chất thông minh, hạ bút thành văn. Đến năm 19 tuổi, nhân đọc quyển Tam tổ thực lục, đến đoạn nói về thiền sư Huyền Quang, ông thấy “cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, nữa mình là một anh học trò”(1), từ đó bèn phát nguyện đi tu.
Đọc thêm »

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

K.JASPERS - NHÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO

K.JASPERS - NHÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO
NGUYỄN LÊ THẠCH (*)
NGUYỄN NGỌC QUỲNH (**)

Karl Theodor Jaspers
Karl Theodor Jaspers (23/2/1883 – 26/2/1969) là nhà triết học, nhà phân tâm học, thầy thuốc chữa bệnh tâm thần người Đức, người có ảnh hưởng lớn tới thần học, phân tâm học và triết học hiện đại. Cùng với Heidegger, Jaspers đã sáng lập chủ nghĩa hiện sinh Đức nổi tiếng trong thế kỷ XX. Vốn là con một giám đốc ngân hàng, sinh ra tại Oldenburg và sớm quan tâm đến triết học, nhưng Jaspers lại chọn ngành luật và đã học ba học kỳ tại các trường đại học ở Heidelberg, Muenchen, do chịu ảnh hưởng bởi cha ông. Từ năm 1902 – 1903, ông chuyển qua học y tại Berlin và Goettingen.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Quan điểm & Cách nhìn nhận của các học giả Việt Nam về sự sụp đổ của Liên Xô và tiền đồ Chủ nghĩa xã hội

QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH NHÌN NHẬN CỦA CÁC HỌC GIẢ VIỆT NAM

VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ VÀ TIỀN ĐỒ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRẦN NGUYÊN VIỆT (*)

Khẳng định sự sụp đổ của Liên Xô là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác Lênin về chủ nghĩa xã hội, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích quan điểm và cách nhìn nhận của các học giả Việt Nam trong những năm gần đây về những nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài, khách quan lẫn chủ quan dẫn đến sự sụp đổ đó và về tiền đồ tươi sáng, về triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong tương lai từ thực tiễn đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc.

1.    Quan điểm của các học giả Việt Nam về sự sụp đổ của Liên Xô

Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người – kỷ nguyên xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới là chủ nghĩa xã hội. Nước Nga trở thành nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và do vậy, bản thân nó phải giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong sự nghiệp xây dựng đất nước trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và trên phương diện thực tiễn hoàn toàn không có tiền lệ. Tuy vậy, chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và về sau là Liên bang Xô viết đã đạt được những thành tựu đáng kể mà bất kỳ ai, kể cả những người theo khuynh hướng chống cộng sản, cũng không thể phủ nhận. Một vấn đề đặt ra cho đến nay đã gần hai mươi năm là tại sao một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh như Liên Xô lại bị sụp đổ một cách nhanh chóng, nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện đó là cơ bản và triển vọng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hoặc ít ra cũng trở thành lực lượng đối trọng với chủ nghĩa tư bản trong tương lai sẽ ra sao?
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

Hoàng Thị Thơ, Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học phương Đông,
Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Tạp chí Triết học

Theo bài viết, tư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến, từ giới Phật học tới giới trí thức phong kiến và tầng lớp bình dân ở Việt Nam.
Tư duy hướng nội của Phật giáo là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ từ thời Cổ - Trung đại,đồng thời là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Phật giáo ra đời khi Ấn Độ đã có một nền tảng triết học và tôn giáo bề thế với lịch sử hơn 1500 năm trước CN và đã chuyển sang giai đoạn tư duy thứ ba, nghĩa là vượt qua các giai đoạn thần (huyền) thoại và? thần quyền để đến giai đoạn? nhân bản, tức là đến giai đoạn bắt đầu giải thiêng, giải thần quyền và chuyển dần sang lấy con người làm trung tâm.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Phật giáo và Vũ-trụ-học

Phật giáo và Vũ-trụ-học
(Trần Chung Ngọc)

Nhấn thanks để ủng hộ Blog

Trong thời đại khoa học, khi mà những tiến bộ khoa học đã làm lui đi phần nào quan niệm thần thánh và những mớ huyền thoại, mê tín dị đoan của con người, thì càng ngày Phật Giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, tư tưởng trong các Kinh điển cho tới phương pháp hành trì, rất là tương hợp với khoa học. Ngày nay, Phật giáo đã đi vào thế giới Tây phương một cách nhẹ nhàng, cởi mở và hòa đồng. Cho nên thế giới Tây phương càng ngày càng hâm mộ Phật Giáo về những sắc thái tiến bộ của Phật giáo, và những khoa học gia thượng thặng ngày nay cũng đã nhận ra rằng tư tưởng Phật Giáo đã giúp họ rất nhiều trong việc giải thích những hiện tượng khoa học và đã dẫn họ đến những tư tưởng mới và khám phá mới trong khoa học. Muốn hiểu được hiện tượng kỳ lạ trên, chúng ta cần duyệt sơ lại lịch sử khoa học Tây phương cũng như tìm hiểu những sắc thái đặc biệt của Phật giáo đối với khoa học.
Đọc thêm »

Phật Giáo và Cuộc Cách Mạng Khoa Học

Phật Giáo và Cuộc Cách Mạng Khoa Học

(Trần Chung Ngọc) 

Nhấn thanks để ủng hộ Blog

Mô hình động cơ hơi nước của James Watt.
Cuộc cách mạng khoa học phát khởi ở Tây phương từ thế kỷ thứ 16, phát triển mạnh trong thế kỷ thứ 17, mở đầu bằng những tư tưởng và công trình khảo cứu của Nicolaus Copernicus (1473-1543), Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630) v...v...Người ta gọi đó là 1 cuộc cách mạng khoa học, bởi vì nhờ đó mà Tây phương thoát ra khỏi cảnh tăm tối đã kéo dài gần 1000 năm, từ năm 476 tới năm 1473. Thời gian này thường được gọi là thời Trung Cổ và cũng còn được gọi là thời kỳ tăm tối hay thời kỳ hắc ám (Dark Ages). Chính trong khoảng thời gian này, Tây phương đã bị thống trị bởi một ý thức hệ tôn giáo độc tôn. Những giáo điều, tín lý của Gia Tô Giáo, tôn giáo của Tây phương, cộng với quyền hành của các lãnh tụ tôn giáo ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là tà đạo" (heretics), phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng 8 cuộc Thánh Chiến (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại (Hơn 40 dụng cụ tra tấn dã man này hiện được trưng bầy trong 1 bảo tàng viện nhỏ tên là Medieval Dungeon trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, tại San Francisco); hoặc bị treo cổ, hoặc bị đốt sống v...v..., tất cả chỉ vì họ không chấp nhận hay có những tư tưởng ngược với Thánh Kinh. Thánh chiến và tòa án xử dị giáo là những sản phẩm đặc thù của Gia Tô Giáo Âu Châu, vì người ta không thể tìm thấy những thứ này trong lịch sử của bất cứ tôn giáo nào ở Đông phương, nhất là Phật Giáo. Đó là những vết tỳ ố không sao tẩy xóa được trong lịch sử loài người, dù Giáo hội Gia Tô đã làm hết sức để quảng cáo cái bộ mặt "thánh thiện" ngụy trang dưới những chiêu bài như nhân quyền, từ thiện v..v.. với hi vọng làm cho thế giới ngày nay quên đi cái lịch sử tàn bạo của Giáo hội, đẫm máu và nước mắt của hàng triệu người vô tội. Nhưng trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, giáo hội Gia Tô không thể cứ mãi mãi che dấu tội lỗi trải dài suốt 2000 năm nay, cho nên, ngày 12 tháng 3, 2000, Giáo Hoàng John Paul II cùng 5 Hồng Y và 2 Tổng Giám Mục, trong một "thánh lễ" tại "thánh đường" Phê-rô, đã phải "xưng thú 7 núi tội lỗi" của "hội thánh", và "xin được tha thứ".
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Triết học Phật giáo Ấn Độ


Triết học Phật giáo Ấn Độ
và ảnh hưởng của nó đến văn hóa xã hội Việt Nam

Từ xưa tới nay có rất nhiều trường phái triết học du nhập vào Việt Nam nước Ta nó đã có ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, sau đây em xin trình bày về những ảnh hưởng của triết học Ấn Độ mà chủ yếu là trường phái triết học Phật Giáo nó đã được du nhập vào việt nam như thế nào và những ảnh hưởng của nó ra sao.
Chùa Một Cột
Trước tiên ta nói một đôi dòng về triết học phật giáo của Ấn Độ.
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu, đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy – Mã - Lạp – Sơn kéo dài trên hai ngàn km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế – xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính trong mô hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai dẳng của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô (nô lệ). Thêm vào đó người Ấn Độ cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất phong phú về các lĩnh vực toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp v.v…
Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 8)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 8
Sarah Churchill kể lại đó là một bữa tiệc không bao giờ quên. Bàn tiệc chứng tỏ sự tao nhã của người Anh. Pha lê và bạc lấp lánh trong ánh nến. Roosevelt ngồi ở bên phải Churchill, còn phía bên trái Thủ tướng Anh là Stalin.
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.
"3 nước chúng ta kiểm soát toàn bộ lực lượng hải quân và 3/4 không quân toàn thế giới, và điều hành gần 20 triệu binh lính đã từng tham gia những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử loài người", Churchill nói. "Tôi không thể không vui mừng vì con đường dài tới chiến thắng mà chúng ta đã trải qua kể từ mùa hè năm 1940. Khi đó, chúng ta đơn độc, không có vũ khí ngoài không quân và hải quân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chống lại sức mạnh Đức - Italy, dù gần như toàn bộ châu Âu đã ở trong tay đối phương".
Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 7)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 7

"Quốc hội và công chúng Anh sẽ không bao giờ chấp nhận hành quyết hàng loạt", Churchill nói. "Nếu điều đó xảy ra trong chiến tranh, bạo lực sẽ lại đến với những người chịu trách nhiệm ngay sau khi vụ tàn sát đầu tiên diễn ra. Liên Xô không nên ảo tưởng".
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Stalin không suy suyển. "50.000 sĩ quan phải bị bắn", ông kiên quyết.

Churchill giờ thực sự tức giận và nói: "Thà tôi bị đuổi ra vườn và tự bắn mình còn hơn là bôi nhọ bản thân và quốc gia bằng điều ô nhục này".

Roosevelt thấy mắt Thủ tướng Anh long lên. Tổng thống Mỹ quyết định nêu vai trò là trọng tài trong phe Đồng minh và ủng hộ lập trường của Stalin. "Như mọi khi, dường như tôi có nhiệm vụ làm trung gian hoà giải khi tranh cãi xảy ra", Roosevelt nói. Ông đưa ra một nhượng bộ - chỉ 49.000 sĩ quan Đức bị bắn. Churchill nhớ lại, với con số này, Roosevelt hy vọng sẽ đưa toàn bộ vấn đề trở thành những câu nói đùa. "Trợ lý Eden cũng tỏ dấu hiệu để trấn an tôi rằng tất cả chỉ là trò đùa", Thủ tướng Anh cho biết.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 6)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 6

"Tôi ước giá như mình đặt câu hỏi trực tiếp với ngài thủ tướng về cuộc tấn công xuyên biển Măngsơ", Stalin nói, mắt nhìn Churchill. "Liệu Thủ tướng Anh và các cộng sự có thực sự tin vào chiến dịch đó không?".

Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Ngay cả khi đang phải chịu sức ép, tài hùng biện của Churchill vẫn tuyệt vời. "Trong điều kiện trước đây đã tuyên bố Chiến dịch xuyên biển Măngsơ sẽ được thực thi khi thời điểm đến, nhiệm vụ của chúng tôi là vượt qua eo biển để chống người Đức", Churchill trả lời.

Cơ hội cuối cùng của Thủ tướng Anh đang ở trong tầm tay vì có được sự hỗ trợ ngầm và đôi khi là công khai của Roosevelt. Quân Đồng minh thì đang tiến từ phía đông sang phía tây, thực thi một chiến dịch nguy hiểm làm người ta nhớ đến sự sụp đổ của thế hệ trước. Sau khi châm điếu xì gà, Churchill tiếp tục tiến lên. Ông lập luận kẻ thù đang bận chiếm giữ đảo Rhodes, bao vây các đảo khác của Hy Lạp và mở lại Dardanelles. "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tham chiến, thì những chiến dịch đó là cần thiết để giữ 68 máy bay trên Địa Trung Hải phục vụ cho cuộc xâm chiếm xuyên biển Măngsơ, có thể buộc phải trì hoãn 1-2 tháng trong chiến dịch tổng thể", Churchill nói. Thủ tướng Anh vì vậy không muốn đưa ra cam kết cố định rằng chiến dịch xuyên biển Măngsơ sẽ diễn ra vào 1/5 với Stalin.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 5)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)

Phần 5

Trở lại phòng hội nghị, nơi các vị khách đã ra về sau khi Roosevelt được đẩy đi, Churchill với hy vọng hội nghị của 3 bên không bị biến thành chuyện riêng giữa 2 ông lớn, có cơ hội nói chuyện riêng với Stalin. Ngồi trên ghế sofa, hai nhà lãnh đạo trao đổi về Đức và Ba Lan.
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Tuy nhiên, câu chuyện mà người Mỹ mang đến cho nhà lãnh đạo Liên Xô đã có tư tưởng chống Churchill. Phần lớn cuộc đối thoại là do Thủ tướng Anh nói chuyện.

Churchill tới gặp Roosevelt buổi sáng hôm sau. Biết rằng Stalin và Roosevelt đã gặp riêng, và đang có chung quan điểm, Thủ tướng Anh đề nghị tổng thống Mỹ cùng dùng bữa trưa trước cuộc họp toàn thể chiều hôm đó. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ từ chối và phái Harriman tới giải thích với Churchill rằng ông không muốn Stalin biết hai người gặp riêng. Churchill rất ngạc nhiên, vì cho rằng 3 người phải đối xử với nhau với niềm tin như nhau.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 4)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 4

Churchill cố gắng giữ thái độ tốt nhất. Ông nói: "Mặc dù là những người bạn lớn, sẽ thật vô ích nếu chúng ta tự dối mình rằng chúng ta đã xem xét kỹ mọi vấn đề. Thời gian và lòng kiên nhẫn là cần thiết". Churchill nghĩ vẫn còn hy vọng. Có thể, cuối cùng, tốt nhất, ông có thể cứu vãn chiến lược của Anh khỏi Roosevelt và Stalin.

Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Vừa mới quay gà và nướng bánh bí đỏ ở Cairo, nhóm đầu bếp của Roosevelt làm bít tết cho bữa tối. Sau khi pha rượu martin, Tổng thống Mỹ đưa cho Stalin và chờ phản ứng. Nhà lãnh đạo Liên Xô không nói gì. Roosevelt lên tiếng hỏi ông suy nghĩ thế nào về đồ uống. Stalin trả lời: "Ồ, được đấy. Nhưng nó làm lạnh bụng". Hai nhà lãnh đạo trao đổi với nhau mà không có sự tham gia của Churchill.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 3)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 3

Đề cập đến Ấn Độ, Roosevelt cảnh báo Stalin không nên đem độc lập đến tiểu châu lục cùng Churchill. Nhà lãnh đạo Liên Xô đồng ý và nhận định đó là một "điểm nhức nhối" của Thủ tướng Anh. 
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Khi chia tay, Tổng thống Mỹ tỏ ý vui mừng được ở trong đại sứ quán của Liên Xô vì ông sẽ có cơ hội gặp chủ nhà trong những tình huống không chính thức nhiều hơn.

Tại trại Anh, Churchill lòng nóng như lửa đốt. Các trợ lý và Thủ tướng Anh hết sức lo ngại về cuộc gặp riêng Roosevelt - Stalin. Nhận tin tình báo khi phiên thảo luận Xô - Mỹ kết thúc, người Anh nghe phong thanh về nội dung hội đàm, trong đó có lời khuyên của Roosevelt rằng không đáng thảo luận về Ấn Độ với Churchill. Và Tổng thống Mỹ hối thúc nhà lãnh đạo Liên Xô giữ quan điểm cứng rắn trong hội nghị 3 bên.

Đọc thêm »

Churchill, Roosevelt, Stalin (Phần 2)

Churchill, Roosevelt, Stalin

những ngày cuối Thế chiến II

(Jon Meacham)
Phần 2
Stalin (trái), Churchill (phải) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.

Tehran là địa điểm gặp gỡ tiếp theo. Tổng thống Mỹ tới thủ đô Iran trước Thủ tướng Anh khoảng 45 phút. Sarah Churchill nhớ lại chuyến đi vào thành phố thật "khủng khiếp" với hai cha con. Ôtô tiến lên phía trước chậm, rất chậm, qua những con đường đông đúc ngựa xe.

"Ai cũng có thể bắn cha tôi hay ném lựu đạn vào chúng tôi", Sarah nói. "Đám đông vây quanh xe. Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên đầu gối cha, tay ông nhẹ nhàng đặt lên tay tôi". Churchill thu hút đối phương. "Tôi nhìn thẳng vào đám đông, khi họ nhìn tôi", Thủ tướng Anh nhớ lại. Khi cả đoàn tới công sứ quán Anh, Churchill ra lệnh cho Phó trưởng khu cảnh sát Thompson thắt chặt an ninh.

Đọc thêm »