This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sưu tầm tổng hợp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sưu tầm tổng hợp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Trong văn học Trung Quốc từ xưa đã xuất hiện hai nhân vật kỳ bí, hai triết gia đặc biệt: đó là Lão Tử và Trang Tử. Người xưa không ai biết hai Ngài là học trò của ai, và hành đạo ra sao. Đến khi nhị vị tách mình ra đi về cõi vĩnh hằng, để lại cho đời tác phẩm của mình thì đời sau mới biết tông chỉ và chủ trương của hai Ngài.
Hình minh họa

Đức Lão Tử để lại cho đời quyển "Đạo đức kinh" theo lời thỉnh cầu của ông Doãn Hỉ, vị quan coi cửa ải Hàm Cốc…. Với quyển Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử đã khai sinh một học thuyết mới: ĐẠO và một cái nhìn mới về vũ trụ quan. Người đời sau tôn xưng Ngài là Đạo Tổ. "Đạo Đức Kinh" là cuốn sách khó hiểu: không ai hiểu hết lời dạy của Ngài. Đến nay, sau trên 2000 năm, cuốn Đạo Đức Kinh vẫn còn đầy đủ giá trị thực tiễn cho người tu hành chân chính tìm hiểu và thực hành chân lý.

Nếu với đạo Nho, Mạnh Tử, một người học trò không trực tiếp tiếp thu lời dạy của đức Khổng Tử, không sinh cùng thời với Đức Khổng Tử (sanh sau khoảng 100 năm) mà lại hấp thụ trọn vẹn tư tưởng của Đức Khổng Tử và lại có công phát huy nền Khổng học, được người đời sau xưng tụng là bậc Á Thánh, thì với Lão giáo, Ông Trang Tử sinh sau Đức Lão Tử mấy chục năm, không tiếp xúc với Đức Lão Tử mà cũng đã tiếp thu trọn vẹn tư tưởng của Đức lão Tử và làm cho Đạo giáo khởi sắc thêm lên: chỉ xuyên qua một cuốn Nam Hoa Kinh !!!
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Ông Khổng Tử ở đầu lưỡi nhà chánh trị

ÔNG KHỔNG TỬ Ở ĐẦU LƯỠI NHÀ CHÁNH TRỊ
(Dịch bài “Chánh trị gia khẩu đầu chi Khổng Tử” của ông Khải Minh đăng trong Quần báo)(**)
[Khổng Tử  là vị giáo chủ hàng mấy ngàn năm nay ở Á Đông ta. Từ Trung Quốc cho đến Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam ta, chẳng nước nào không nối nhau sùng ngưỡng ông. Đến thời Cận đại học giả Trung Quốc như bọn Lương Nhậm Công, nhiều người xưng tụng Khổng Tử là nhà triết học, nhà giáo dục, mà phủ nhận vai trò nhà tôn giáo của ông . Nhưng quả là khảo sát thực tế mới thấy người ta xưa ngưỡng tôn Khổng Tử cũng chẳng khác gì các nước Tây phương tín ngưỡng Gia-tô. Tức là, từ một điểm ấy mà nói, Khổng Tử đúng là một giáo chủ, không nghi ngờ gì nữa. Chẳng nên vì nguyên cớ là Nho giáo thiếu khuyết các nghi thức tông giáo mà phủ nhận vai trò giáo chủ của ông Khổng. Tôi nói như thế là để làm tỏ lối gọi của người mình từ xưa đối với cụ Khổng là : Khổng thánh nhân. Đó là lối nói tâm phục, thành kính từ tận đáy lòng mà không chút nghi ngại gì.

Hàn Phi | Cỏ Lấm Bụi Đường

Khổng Tử (551-479 tcn)

Nhưng đến thời Cận đại, có người đã không vừa lòng với học thuyết Khổng giáo. Có thể là vì do tình thế cấp bách, yêu cầu của thời cuộc mà phải làm thế chăng. Phàm người ta dù chí ngu chăng nữa, cũng chưa thấy ai chĩa mũi dùi vào một vị thánh triết từ mấy ngàn năm mà đả kích hoặc là thi triển những thủ đoạn khuynh loát, huống nữa đó lại là một vị giáo chủ ! Nếu có, đó là một kẻ thô bỉ vậy. Mà dẫu ta có dốc sức đả kích ông Khổng Tử cả đời, ta cũng biết rằng rốt cuộc chẳng làm tổn hại tới ngài chút nào. Nói quá đi nữa, sự đả kích của ta thậm chí nếu có làm mất đi ngôi vị thánh tiên sư đại thành của ngài, thì ta há dám chiếm lấy mà thay chăng ? Do vậy mới thấy đám học giả Trung Quốc gần đây như bọn Ngô Ngu, Trần Độc Tú, Ngô Trĩ Huy,.... có nêu ra những chỗ tỳ vết của học thuyết Khổng Tử, cũng là vì do yêu cầu thời thế mà thôi. Chẳng đừng được mới phải bài trừ, coi Khổng giáo như đối địch với các trào lưu tư tưởng mới, cũng quyết không phải đại mạo phạm mà khai tội bậc thánh xưa đâu. ]
Đọc thêm »

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Charles Sanders Peirce (1839 – 1914), Người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ

CHARLES SANDERS PEIRCE (1839 – 1914)
NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ
NGUYỄN VĂN HÙNG (*)

Trong suốt thời gian hơn năm mươi năm vật lộn với công việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Charles S. Peirce đã có được nhiều thành tựu xuất sắc không chỉ trên lĩnh vực triết học, lôgíc học, tôn giáo học, mà cả trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, như toán học, vật lý học, hóa học, trắc địa học và lịch sử khoa học. Ông còn có những cống hiến nhất định trong lĩnh vực tâm lý học, thần giao cách cảm, tội phạm học, Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả về Hoàng đế Napoleon. Để có được những cống hiến này, ông đã học tiếng Latinh, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp và tiếng Anh cổ. Mặc dù có nhiều cống hiến như vậy, nhưng khi còn sống, tài năng trên nhiều lĩnh vực của ông lại chưa được giới học thuật thừa nhận. Mọi cố gắng và nỗ lực nghiên cứu khoa học mà ông bỏ ra cũng chỉ giúp ông xuất bản được một tác phẩm khi còn sống – Về vật lý học vũ trụ. Ngay cả yêu cầu chính đáng của ông là được giảng dạy chính thức tại các trường đại học cũng không được chấp nhận. Khó khăn trong tìm kiếm việc làm để đáp ứng nhu cầu sống, dù là tối thiểu, đã không thể ngăn cản nổi việc ông say sưa với sáng tạo lý luận. 27 năm cuối đời sống trong cảnh thiếu thốn ở một thành phố nhỏ bé – Milford thuộc bang Pennsylvania, ông vẫn viết mỗi ngày khoảng 2000 từ. Những người láng giềng sống cạnh ông xem ông như một con người kỳ quặc, khác thường và gọi ông là “Giáo sư Peirce”, mặc dù chưa bao giờ ông là giáo sư. Ông mất năm 1914 trong cảnh cô đơn bởi căn bệnh ung thư.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

GIỚI THIỆU DANH NHÂN TRIẾT HỌC - ALFRED NORTH WHITEHEAD

GIỚI THIỆU DANH NHÂN TRIẾT HỌC - ALFRED NORTH WHITEHEAD NHÀ SIÊU HÌNH HỌC CỦA THẾ KỶ XX

ALFRED NORTH WHITEHEAD
Alfred North Whitehead (1861 – 1947) – nhà triết học, lôgíc học, toán học, phương pháp luận khoa học và lý luận giáo dục người Anh. Ông học tại trường Sherborn và Trinity ở Cambridge. Sự nghiệp khoa học của ông bao gồm ba giai đoạn chính, hai ở Anh và một ở Mỹ. Ngay sau khi tốt nghiệp Trường Trinity, ông được giữ lại trường và giảng dạy toán học trong 25 năm liền. Đây là giai đoạn ông hợp tác với B.Russell viết chung tác phẩm nổi tiếng Những nguyên lý toán học(1). Từ năm 1911 đến năm 1924, ông chuyển đến London dạy toán học ứng dụng và cơ học tại Đại học London. Trong thời gian này, ông được bầu là thành viên của Hội khoa học Hoàng gia và Viện Hàn lâm Anh. Từ năm 1924 đến năm 1936, ông đến Mỹ, chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy triết học tại Đại học Havard và là giáo sư danh dự của trường này cho đến cuối đời.

A.N.Whitehead được thừa nhận là nhà siêu hình học của thế kỷ XX, bởi điều mà ông quan tâm trong khoa học tự nhiên hiện đại là hàng loạt vấn đề của chính triết học và siêu hình học. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi khoa học tự nhiên hiện đại đã có sự phát triển mạnh mẽ, bùng nổ các phát minh và đạt được những đỉnh cao mới, A.N.Whitehead cùng với H.Berson (1859 – 1941, nhà triết học Pháp) đã đặt ra những câu hỏi và các giả định siêu hình về phương thức tư duy của khoa học. Không giống như một số nhà tư tưởng thời kỳ này phản ứng chống lại tinh thần khoa học, A.N.Whitehead thừa nhận khoa học đã giúp con người trong việc làm chủ thiên nhiên. Những tiên đề chính của khoa học thời kỳ này là: thiên nhiên gồm những vật thể vật chất chiếm chỗ trong không gian; vật chất là chất liệu cơ bản không thể giản lược được và mọi vật được cấu thành từ đó. Khuôn mẫu tư duy phân tích được đề cao, do vậy, bản chất và sự vận động của tự nhiên được các nhà khoa học cho là giống như cái máy. Mọi sự vật đặc thù trong tự nhiên giống như các bộ phận của một cái máy lớn. Các vật thể chuyển động trong không gian phù hợp với các quy tắc chính xác của toán học. Bản chất của con người cũng được nhìn nhận theo tư duy máy móc này, con người không còn tự do ý chí nữa.
Đọc thêm »

TỪ TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” ĐẾN ĐƯỜNG LỐI “NHÂN CHÍNH”

TỪ TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” ĐẾN ĐƯỜNG LỐI 
“NHÂN CHÍNH” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ
BÙI XUÂN THANH (*)
Mạnh Tử
Dựa trên nền tảng đức nhân của Khổng Tử, Mạnh Tử đã chủ trương hiện thực hoá đức nhân trong xã hội, xây dựng nên tư tưởng nhân nghĩa và vận dụng tư tưởng đó vào hiện thực xã hội. Theo Mạnh Tử, nhân nghĩa là phẩm chất cần thiết cho tất cả mọi người và khi nó được ứng dụng vào việc trị nước sẽ trở thành nhân chính. Có thể nói, khi đi từ tư tưởng nhân nghĩa đến đường lối nhân chính, Mạnh Tử đã làm cho đạo đức hoá thân vào chính trị, làm cho tư tưởng đức trị trở nên sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn đối với xã hội Trung Quốc đương thời.

Khi nghiên cứu tư tưởng triết lý, chính trị, đạo đức của Nho gia Tiên Tần qua các nhà tư tưởng lớn, với các tác phẩm lớn mà sau này được xếp vào hàng kinh điển của Nho gia, có thể nói, điểm đặc sắc nhất trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử là tư tưởng nhân nghĩa và dùng nhân nghĩa trong chính trị. Trên cơ sở kế thừa và cải biến các phạm trù đạo đức của Khổng Tử, Mạnh Tử đặc biệt đề cao vai trò của nghĩa, kết hợp nhân với nghĩa thành phạm trù nhân nghĩa. Xuất phát từ đó, ông vận dụng nhân nghĩa vào công việc chính trị của nhà cầm quyền hình thành nên tư tưởng nhân chính với những nội dung cơ bản: xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, hoàn thiện đạo đức vua quan, đề cao vai trò của dân theo tinh thần dân bản, dưỡng dân gắn liền với giáo hóa dân, cùng với những quan điểm về kinh tế, chiến tranh,… Tư tưởng ấy chính là tâm điểm của toàn bộ triết học Mạnh Tử nói chung và học thuyết chính trị - xã hội của ông nói riêng.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

ĐẠO VÀ ĐỜI

ĐẠO VÀ ĐỜI

Ảnh sưu tầm
Nhiều bạn mới phát tâm mộ Đạo thường hay bối rối, không biết tìm con đường Đạo ở nơi nào và phải làm gì để gặp Chơn Sư (Thầy Tiên) thoát khỏi đọa Luân Hồi, sớm nhập Niết Bàn, thung dung tự tại.

Nhưng khi bạn đã chấp nhận rằng Luật Nhân Quả vẫn có, nó không hề sai lầm và cũng không bao giờ thiên vị, là bạn đã thấy đúng con đường Đạo rồi. Từ đây bạn chỉ cần bền chí bước đi cho đến ngày giải thoát.

Đường Đạo là con đường dốc và hẹp, phải vượt lên cao cho nên có phần mệt nhọc, ít người theo, đối với Đời nó là con đường buồn tẻ; trái lại, con đường Đời bê tha, phóng túng, thì thênh thang, hấp dẫn; vì xuống dốc rất dễ dàng và có nhiều người đi nên trông nó có vẻ rộn rịp, vui nhộn, khiến ai cũng ham thích và đua chen sa ngã.

Nhưng Luật Trời là Luật Tiến Hóa, nên dầu cho nhơn loại có mê đắm dục vọng đến bực nào, sau rốt cũng đến ngày quày đầu hướng thiện để trở về với Đạo. Nếu kiếp nầy chưa dừng bước để trở lại theo Đạo, thì một vài kiếp sau, khi chịu nhiều khổ não, gian truân, chán nản lợi danh, phai mờ dục vọng, chừng ấy họ cũng phải tỉnh ngộ và tìm đường phản bổn hườn nguyên.
Đọc thêm »

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

HÔM NAY VỚI NHO GIÁO

HÔM NAY VỚI NHO GIÁO
(Nguyễn Đình Chú)

Khổng Tử được coi là người sáng lập ra Nho giáo.
Không phải hôm nay mới nói chuyện Nho giáo. Nhưng hôm nay, nói chuyện Nho giáo chắc hẳn là phải từ một tâm thế mới mà thời đại mới đã cho phép. Cái tâm thế mới đó trước hết là tinh thần tự do tư tưởng (dĩ nhiên là tự do tư tưởng nghiêm túc, thực sự cầu thị).

Cái tâm thế mới đó cũng là niềm ước mong tha thiết làm sống lại những giá trị đích thực của Nho giáo đặng có thể góp phần xây dựng cuộc sống tinh thần và xã hội Việt Nam ta trên đà tiến hoá hôm nay và mai sau, chứ hoàn toàn không nên ngừng lại ở mức sách vở, tư biện, nói chuyện suông như đã vốn có. Hãy nhớ rằng việc nghiên cứu Nho giáo là chuyện của các nhà khoa học. Nhưng chuyện quan tâm đến vai trò Nho giáo trong đời sống Việt Nam hôm nay thì còn là của nhiều người, ít ra là các bậc thức giả hay suy nghĩ về đạo lý truyền thống, về tình trạng đạo đức hôm nay trên đất nước mà từ đó thường lại phải tìm nguyên nhân. Hãy nhớ rằng chuyện Nho giáo không chỉ là chuyện của Trung Quốc, Việt Nam, mà còn là chuyện của nhiều nước trong đó có Nhật Bản... mà gần đây, qua tài liệu này khác, người Việt Nam hơi ngạc nhiên khi biết rằng: để có được một nước Mặt trời chói lọi, siêu cường, thần kì như ngày nay, hẳn là có vai trò không nhỏ của Nho giáo, dĩ nhiên là một thứ Nho giáo đã được Nhật Bản hoá.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

ĐẠO LÀM NGƯỜI THEO TINH THẦN NHO HỌC Ở CHU VĂN AN

ĐẠO LÀM NGƯỜI THEO TINH THẦN NHO HỌC Ở CHU VĂN AN


(NGUYỄN BÁ CƯỜNG (*))

Bài viết tập trung làm sáng tỏ đạo làm người ở Chu Văn An thể hiện qua tính cách kẻ sĩ của ông. Theo tác giả, Chu Văn An là nhà nho sống có lý tưởng, ông hành đạo để chính sự và giáo hóa được đổi mới. Suốt đời ông cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đạo làm người mà ông thực hiện và giáo dục học trò là đạo làm người theo tinh thần Nho giáo. Với cốt cách thanh cao, tinh thần trong sáng, trí tuệ sâu sắc và đạo học vững vàng, ông là một nhân cách lớn, đứng đầu trong lịch sử giáo dục Nho học nước nhà.

Trong nhiều năm gần đây, Nho giáo (hay Nho học) Việt Nam được quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện, đặc biệt là đóng góp của nó đối với truyền thống văn hóa, tư tưởng và giáo dục của dân tộc. Truyền thống giáo dục nước ta được khơi nguồn từ tinh thần hiếu học của dân tộc, được khích lệ bởi sự phát triển của khoa cử theo tinh thần Nho học trong các triều đại phong kiến và kết tinh trong tư tưởng, nhân cách của nhiều nhà nho tiêu biểu, như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Đức Đạt, Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu, v.v.. Trong đó, Chu Văn An được coi là một trong những tấm gương tiêu biểu nhất của nền giáo dục Nho học Việt Nam. Nguyên nhân đưa Chu Văn An đến vị trí đó phải chăng chính là bởi những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và nhân cách của ông với tư cách một hình mẫu tiêu biểu của đạo làm người. Và, phải chăng đạo làm người mà ông đề xướng và thực hiện không chỉ là tấm gương cho nhà nho, nhà giáo, mà còn là tấm gương soi chung cho mọi người, tùy theo từng mối quan hệ xã hội nhất định và trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể? Bởi vậy, nghiên cứu những vấn đề trên không chỉ có ý nghĩa đối với việc khẳng định vị trí của Chu Văn An trong tâm thức dân tộc với tư cách một người thầy tiêu biểu, mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

NHO GIÁO VỚI LỊCH SỬ VIỆT

NHO GIÁO VỚI LỊCH SỬ VIỆT

Hiện diện trong nhiều thế kỷ như một mô hình tổ chức và quản lý xã hội mang tính chất chính thống, một phương thức hoạt động và phát triển văn hóa đóng vai trò chủ đạo, Nho giáo đã để lại ảnh hưởng sâu đậm của nó trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, những ảnh hưởng vẫn tiếp tục tác động tới đời sống xã hội Việt Nam sau thế kỷ XIX. Là một giá trị ngoại sinh được tiếp nhận và vận dụng như một học thuyết chính trị để xây dựng và bảo vệ đất nước, một hệ thống chuẩn mực để tổ chức và quản lý xã hội, Nho giáo sau thời Bắc thuộc cũng được khuôn nắn lại về nội dung và cơ cấu rồi trên cơ sở đó trở thành một yếu tố vừa góp phần thực hiện vừa góp phần phản ảnh tiến trình lịch sử Việt Nam. Tìm hiểu Nho giáo với con đường phát triển và ảnh hưởng văn hóa của nó trong lịch sử Việt Nam do đó có thể góp thêm nhiều dữ kiện vào việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói riêng cũng như lịch sử Nho giáo nói chung.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Lễ Nghĩa trong nền đạo đức Khổng - Mạnh

LỄ NGHĨA 
TRONG NỀN ĐẠO ĐỨC KHỔNG MẠNH

1. Đặt Lại Vấn Đề - Vai trò của Lễ Nghĩa.

Hình tham khảo
Luận văn sau đây nhắm tìm hiểu vai trò của của lễ nghĩa trong nền đạo đức Khổng Mạnh. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới vai trò của lễ nghĩa vì nhiều lý do, trong đó có một lý do rất quan trọng, đó là vai trò của lễ nghĩa đã hòa lẫn vào trong huyết quản của người Việt. Quá sâu đậm đến độ văn hóa, cách thẩm định giá trị của người Việt không thể tách rời khỏi quan niệm lễ và nghĩa. Nhưng cũng vì gốc rễ nó đâm sâu gắn chặt vào cuộc sống, nên cái lễ cũng là một trở ngại khiến xã hội Việt không dễ tiến bộ. Sự quá trọng nghi lễ đến độ nô lệ vào hình thức cuả nghi mà quên đi tinh thần của lễ, đã làm xã hội đông phương nói chung, và xã hội Việt nói riêng trì trệ. Cái tính nệ nghi thức không chỉ khiến con người viễn đông thiếu suy tư và thụ động, nó còn bóp nghẹt tình cảm con người. Và đây là cái cớ khiến nhóm trí thức theo Tây phương đã kịch liệt đả phá lễ nghĩa Nho giáo.[1]

Luận văn của chúng tôi không chối bỏ công lao của những người từng phá núi đắp sông, biến bãi biển thành ruộng dâu trong lãnh vực văn hóa, những bậc đại nho đã từng gây dựng nền văn hóa dân tộc. Chúng tôi củng không phủ định những đóng góp của những người phê bình Nho giáo. Những vị sau đã nhìn ra sự nguy hại của tinh thần lệ lễ, tình trạng chậm chạp vì quá trọng hình thức và sự thiếu suy tư vì quá nô lệ vào những lễ nghi, những tập tục. Đi xa hơn, qua luận văn này, chúng tôi theo một cái nhìn khách quan, tìm cách đào sâu, tìm hiểu thêm tinh thần của lễ nghĩa. Tuy nhắm khôi phục tinh thần lễ nghĩa, chúng tôi cũng ý thức được cái ma lực của lễ, và do đó cùng lúc muốn phá bỏ huyền thoại quá lệ thuộc vào nghi lễ mà những nhà hủ nho từng khư khư ôm vào. Qua công việc khôi phục lại cái địa vị vốn có của lễ nghĩa, luận văn này tiếp tục chương trình đào bới lại cái giá trị của nền đạo nghĩa Việt mà chúng tôi đã bắt đầu vào những năm gần đây.[2] Luận văn gồm hai phần chính: phần thứ nhất tìm hiểu chữ lễ trong văn bản của Nho học, đặc biệt trong Luận Ngữ, Mạnh Tử, Lễ Ký, và phần nào đó trong tư tưởng của Tuân Tử; phần thứ hai đi xa hơn, nhắm khơi quật và đào sâu tư tưởng Việt qua việc phân tích và nhận định sự biến chuyển từ quan niệm lễ trong triết học Trung Hoa tới cách sống theo lễ trong cuộc sống của người Việt. Chúng tôi đặc biệt tìm hiểu sự liên quan mật thiết giữa chữ lễ và chữ nghĩa, một đặc điểm mà ta thấy ít có (hay hiếm hoi) trong lối tư duy của người phương Bắc. Mạnh Tử đã từng nhấn mạnh tới nhân nghĩa, và phần nào đó lễ nghĩa,[3] nhưng chỉ nơi Việt Nho, chúng ta mới thấy tầm quan trọng của nghĩa.[4] Nếu những nhận xét của các học giả như cố Giáo sư Trần Đình Hượu, các Giáo sư Trần Quốc Vượng và Phan Đại Doãn tại Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Hà Nội có căn bản, thì đối với các nho gia Việt, và ngay cả giới bình dân Việt, lễ nghĩa mới thực là quan trọng. Nếu chỉ có lễ, tức chỉ có hình thức, thì đó chỉ là tính chất bên ngoài, chứ chưa có thể nói lên được cái bản chất của lối sống của người Việt. Từ những nghiên cứu này, chúng tôi muốn chứng minh, lễ mà thiếu nghĩa sẽ bị sa đọa vào cái hố trọng hình thức thiếu nội dung, nhưng nếu thiếu lễ, nghĩa trở lên trống rỗng. Nói theo kiểu bình dân, lễ là cái vỏ, trong khi đó, nghĩa là cái ruột; và nói theo ngôn ngữ Aristotle, thì lễ là mô thức (forma) và nghĩa là chất liệu (materia).
Đọc thêm »

Lão Tử-Ngạo đời tựa như ngu độn và ẩn dật

Lão Tử - Ngạo đời tựa như ngu độn và ẩn dật
(Trích Một Quan Niệm Về Sống Đẹp)
Tác giả: Lâm Ngữ Đường

Thực là ngược đời, cái triết học "giảo hoạt" của
Lão Tử lại sản sinh ra cái lý tưởng cao thượng nhất về hòa bình, khoan dung, giản phác và tri túc. Giáo huấn của ông gồm bốn điểm: trí tuệ nên như ngu độn, đời sống nên ẩn dật, xử thế nên nhu nhược và tánh tình nên giản phác. Ngay đến nghệ thuật Trung Hoa, từ thi ý, ảo tưởng đến những lời tán tụng đời sống bình dị của tiều phu, ngư phủ cũng không thể thoát ly triết học đó mà tồn tại. Nguồn gốc của chủ nghĩa hòa bình của Trung Hoa là do cái quan niệm chịu nhận sự thất bại tạm thời để chờ cơ hội thuận tiện, và do lòng tin rằng vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo cái luật vận hành phản phục; do đó không một kẻ nào vĩnh viễn "u mê" bao giờ.
Người rất khéo thì như vụng
Người nói giỏi thì như lắp bắp
Cử động thì thắng được lạnh
Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng.
Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.

Biết vậy rồi thì còn cạnh tranh làm gì nữa. Cho nên Lão Tử bảo bực thánh nhân "không tranh với ai nên không ai tranh được với mình", lại bảo: "Kẻ hùng hổ nào mà không bất đắc kỳ tử, thì ta xin nhận kẻ đó làm thầy". Một nhà văn ngày nay có thể thêm vào câu đó: "Kẻ độc tài nào mà không dùng mật thám để hộ vệ thì tôi xin tôn làm thủ lãnh". Cho nên Lão Tử nói: "Thiên hạ có đạo thì người ta dùng ngựa để kéo và lấy phân; thiên hạ vô đạo thì người ta nuôi ngựa chiến ở ngoài thành".
Đọc thêm »

ĐẠO KHỔNG CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO?

ĐẠO KHỔNG CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO?
(Peter Berger)
 
Tờ New York Times ngày 5 tháng Hai 2012 có một bài viết về viện Khổng học tại Hàn Quốc. Nó là một trong số 150 học viện (seawon) tương tự trong nước. Chương trình chủ yếu của chúng bao gồm những buổi tu học, đặc biệt dành cho học sinh. Chương trình này, rõ ràng là rất gắt gao, nhằm để giáo dục phép ứng xử và nghi thức đạo đức (cả hai đều liên quan mật thiết đến tư tưởng Khổng giáo). Park Seok-hong, người đứng đầu học viện vốn được thành lập từ năm 1543, giải thích vai trò căn bản của những chương trình này: “Chúng tôi có thể đã phát triển kinh tế, nhưng đạo đức của chúng tôi đang đứng trước ngưỡng sụp đổ.”
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Lão giáo - Lối sống tự nhiên không ép buộc

LÃO GIÁO - LỐI SỐNG TỰ NHIÊN KHÔNG ÉP BUỘC

Trong chừng mực chúng ta có thể nhớ, tin tức về Trung Hoa đã là những tin về sự thay đổi cách sống của người dân: nội chiến, chiến tranh quốc tế, cách mạng, phát triển chính trị mới. Bao giờ những sự thay đổi như vậy cũng gây nhiều tổn hại đến toàn bộ đời sống của người dân. Ở Trung Hoa cũng như ở bất cứ nơi nào, tôn giáo bị bắt buộc phải thay đổi. Nhiều truyền thống cổ và các lễ hội và các khái niệm không còn được tôn trọng và tuân theo hay được hiểu biết bởi người Trung Hoa ngày nay.
Đọc thêm »

Tư tưởng Nhân của Khổng Tử và Mạnh Tử

Tư tưởng Nhân của Khổng Tử và Mạnh Tử

Hình tham khảo từ Internet
(TG&DT) - Mạnh Tử có tin tuyệt đối ở mệnh trời đi nữa, nhưng qua thuyết tính thiện, ông tin con người đều có thể trở thành người tốt. Ông nói: “Phàm những vật đồng loại đều có tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại người ta lại nghi ngờ rằng bản tính chẳng giống nhau? Bậc thánh nhân với ta đều là một loại, tức đều có tâm tính hết thảy giống nhau.”

I. DẪN NHẬP
Nho gia là một trong những học thuyết ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa và tư tưởng phương Đông từ xưa đến nay.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Hàn Phi Tử

Hàn Phi Tử
280 – 233 trước Công Nguyên
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI
Hàn Phi, phỏng chừng sinh vào năm 280 trước CN. vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, tuy có theo học đạo Nho dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư, nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Tuân Tử chú trọng về việc giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàn toàn trái ngược với đạo Nho. Hàn Phi từng bảo: "Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân lý". (Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn). Hàn Phi viết rất nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn, nhưng chẳng được trọng dụng. Khi tác phẩm của Hàn Phi truyền sang nước Tần, lúc vua Tần đọc tới hai thiên "Cô phẩn" và "Ngũ xuẩn", thấy rất hạp với ý tưởng của mình, đã thán phục rằng: "Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người này, thì có chết cũng chẳng còn ân hận ".
Đọc thêm »

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Khổng tử: Đạo lý sáng suốt của người quân tử là cao xa, rộng lớn


Khổng tử:
Đạo lý sáng suốt của người quân tử là cao xa, rộng lớn
(Tác giả: Zhi Zhen)
Nhấn thanks để ủng hộ Blog


Khổng Tử
Trong thời kỳ Khổng Tử chu du liệt quốc của Trung Hoa, lúc đi ngang qua đất của nước Trần và Thái thì đoàn người của ông không còn lương thực nữa. Đối diện trước hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn ngồi giữa hai gốc cây dạo đàn, ca hát, và soạn nhạc trong cuộc hành trình.

Học trò của ông, Tử Lộ, cảm thấy lo lắng, mới hỏi, “Thưa Thầy, Thầy vẫn ca hát ngay cả trong hoàn cảnh này. Đây có phải là một đòi hỏi trong cách cư xử về lễ nghĩa chăng?”

Khổng Tử không trả lời cho đến khi ông đàn xong một khúc nhạc. Sau đó ông nói, “Này Tử Lộ, dưới tình huống như vậy, người quân tử diễn tấu âm nhạc là để loại bỏ lòng kiêu hãnh của chính mình, trong khi kẻ tiểu nhân chơi nhạc là để dẹp đi sự sợ hãi của chính họ. Ngươi theo ta mà không thực sự hiểu ta sao?”

Khổng Tử đưa cho Tử Lộ một tấm khiên và bảo anh ta múa vũ với cái khiên này. Sau khi múa ba lần, Tử Lộ lấy lại bình tĩnh.

Một học trò khác, Tử Cống, thưa rằng, “Con đường Đạo của Thầy đã đạt đến cảnh giới rất cao, cho nên người trong thiên hạ không dễ gì chấp nhận. Thầy có thể hạ tiêu chuẩn của Thầy xuống một chút được không?”
Đọc thêm »

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Tam thập lục kế (Tôn Vũ)


Tôn tử binh pháp
Tam thập lục kế

(TÔN VŨ) 
Nhấn thanks để ủng hộ Blog

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương)

Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ

Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậỵ

Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.

Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:

- Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.

Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch.

Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ.

Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tôn tử binh pháp (Thiên Thứ Mười Ba)


Tôn tử binh pháp
(Thiên Thứ Mười Ba)

Dùng Gián Điệp

Tôn Tử nói: Phàm dấy binh mười vạn, đi xa ngàn dặm, tính chung các phí tổn của trăm họ, sự cung phụng của các nhà công. mỗi ngày lên tới ngàn lạng vàng; trong ngoài phải náo động, nhân dân chịu vất vả vì việc phu dịch ở dọc đường, bỏ bê công việc làm ăn, lên tới bảy mươi vạn nhà.

Kéo dài đến nhiều năm để tranh thắng lợi trong một ngày,mà lại không dám ban tước lộc,không dám thưởng trăm lạng vàng để dùng gián điệp , đến nỗi không biết tình hình quân địch, đó là hạng người hết sức bất nhân: người ấy chẳng đáng làm chủ tướng của mọi người, chẳng đáng làm tôi phò chúa, không thể làm chủ đựơc sự thắng lợi vậy!
Đọc thêm »

Tôn tử binh pháp (Thiên Thứ Mười Hai)


Tôn tử binh pháp
(Thiên Thứ Mười Hai)

Hỏa Công

Tôn Tử nói: Có năm cách đánh bằng lửa:
-Thứ nhất là đốt dinh trại để giết người;
-Thứ hai là đốt lương thảo tích trữ;
-Thứ ba là đốt xe cộ;
-Thứ tư là kho lẫm;
-Thứ năm là đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.
Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cựu bị sẵn sàng.
Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo.
Ngày thuận lơị là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, bích, Dực, Chẩn. Những ngày mặt trăng ở lại bốn sao ấy là những ngày nổi gió.
Đọc thêm »

Tôn tử binh pháp (Thiên Thứ Mười Một)


Tôn tử binh pháp
(Thiên Thứ Mười Một)

Cửu Địa

Tôn Tử nói rằng: Trong binh pháp có chín thế đất khác nhau:
-Thế đất ly tán;
-Thế đất dễ lui (vào cạn);
-Thế đất tranh giành;
-Thế đất giao thông;
-Thế đất ngã tư;
-Thế đất khó lui(vào sâu)
-Thế đát khó đi lại;
-Thế đất vây bọc;
-Thế đất chết kẹt;
Chư hầu tự đánh trên đất mình, đó là thế đất ly tán;
Vào đất người chưa được sâu, đó là thế đất vào cạn hay dễ lui;
Ta chiếm được thì lợi cho ta, địch chiếm được thì lợi cho địch, đó là thế đất tranh giành.
Ta đi lại dễ dàng, địch đi lại cũng dễ dàng, đó là thế đất giao thông.
Đất tiếp giáp với ba nước chư hầu, ai đến trướcthì giao kết được với dân chúng trong thiên hạ, đó là thế đất ngã tư.
Đọc thêm »