This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Triết học Phật Giáo Ấn Độ

Triết học Phật Giáo Ấn Độ
(Nguyên tác: Hayes Richard)
(Việt dịch: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng)
 
---o0o---

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya)
Nguồn File ảnh: daophatngaynay.com
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà  các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Ðức Phật.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

Hoàng Thị Thơ, Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học phương Đông,
Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Tạp chí Triết học

Theo bài viết, tư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến, từ giới Phật học tới giới trí thức phong kiến và tầng lớp bình dân ở Việt Nam.
Tư duy hướng nội của Phật giáo là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ từ thời Cổ - Trung đại,đồng thời là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Phật giáo ra đời khi Ấn Độ đã có một nền tảng triết học và tôn giáo bề thế với lịch sử hơn 1500 năm trước CN và đã chuyển sang giai đoạn tư duy thứ ba, nghĩa là vượt qua các giai đoạn thần (huyền) thoại và? thần quyền để đến giai đoạn? nhân bản, tức là đến giai đoạn bắt đầu giải thiêng, giải thần quyền và chuyển dần sang lấy con người làm trung tâm.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Phật giáo và Vũ-trụ-học

Phật giáo và Vũ-trụ-học
(Trần Chung Ngọc)

Nhấn thanks để ủng hộ Blog

Trong thời đại khoa học, khi mà những tiến bộ khoa học đã làm lui đi phần nào quan niệm thần thánh và những mớ huyền thoại, mê tín dị đoan của con người, thì càng ngày Phật Giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, tư tưởng trong các Kinh điển cho tới phương pháp hành trì, rất là tương hợp với khoa học. Ngày nay, Phật giáo đã đi vào thế giới Tây phương một cách nhẹ nhàng, cởi mở và hòa đồng. Cho nên thế giới Tây phương càng ngày càng hâm mộ Phật Giáo về những sắc thái tiến bộ của Phật giáo, và những khoa học gia thượng thặng ngày nay cũng đã nhận ra rằng tư tưởng Phật Giáo đã giúp họ rất nhiều trong việc giải thích những hiện tượng khoa học và đã dẫn họ đến những tư tưởng mới và khám phá mới trong khoa học. Muốn hiểu được hiện tượng kỳ lạ trên, chúng ta cần duyệt sơ lại lịch sử khoa học Tây phương cũng như tìm hiểu những sắc thái đặc biệt của Phật giáo đối với khoa học.
Đọc thêm »

Phật Giáo và Cuộc Cách Mạng Khoa Học

Phật Giáo và Cuộc Cách Mạng Khoa Học

(Trần Chung Ngọc) 

Nhấn thanks để ủng hộ Blog

Mô hình động cơ hơi nước của James Watt.
Cuộc cách mạng khoa học phát khởi ở Tây phương từ thế kỷ thứ 16, phát triển mạnh trong thế kỷ thứ 17, mở đầu bằng những tư tưởng và công trình khảo cứu của Nicolaus Copernicus (1473-1543), Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630) v...v...Người ta gọi đó là 1 cuộc cách mạng khoa học, bởi vì nhờ đó mà Tây phương thoát ra khỏi cảnh tăm tối đã kéo dài gần 1000 năm, từ năm 476 tới năm 1473. Thời gian này thường được gọi là thời Trung Cổ và cũng còn được gọi là thời kỳ tăm tối hay thời kỳ hắc ám (Dark Ages). Chính trong khoảng thời gian này, Tây phương đã bị thống trị bởi một ý thức hệ tôn giáo độc tôn. Những giáo điều, tín lý của Gia Tô Giáo, tôn giáo của Tây phương, cộng với quyền hành của các lãnh tụ tôn giáo ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là tà đạo" (heretics), phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng 8 cuộc Thánh Chiến (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại (Hơn 40 dụng cụ tra tấn dã man này hiện được trưng bầy trong 1 bảo tàng viện nhỏ tên là Medieval Dungeon trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, tại San Francisco); hoặc bị treo cổ, hoặc bị đốt sống v...v..., tất cả chỉ vì họ không chấp nhận hay có những tư tưởng ngược với Thánh Kinh. Thánh chiến và tòa án xử dị giáo là những sản phẩm đặc thù của Gia Tô Giáo Âu Châu, vì người ta không thể tìm thấy những thứ này trong lịch sử của bất cứ tôn giáo nào ở Đông phương, nhất là Phật Giáo. Đó là những vết tỳ ố không sao tẩy xóa được trong lịch sử loài người, dù Giáo hội Gia Tô đã làm hết sức để quảng cáo cái bộ mặt "thánh thiện" ngụy trang dưới những chiêu bài như nhân quyền, từ thiện v..v.. với hi vọng làm cho thế giới ngày nay quên đi cái lịch sử tàn bạo của Giáo hội, đẫm máu và nước mắt của hàng triệu người vô tội. Nhưng trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, giáo hội Gia Tô không thể cứ mãi mãi che dấu tội lỗi trải dài suốt 2000 năm nay, cho nên, ngày 12 tháng 3, 2000, Giáo Hoàng John Paul II cùng 5 Hồng Y và 2 Tổng Giám Mục, trong một "thánh lễ" tại "thánh đường" Phê-rô, đã phải "xưng thú 7 núi tội lỗi" của "hội thánh", và "xin được tha thứ".
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Triết học Phật giáo Ấn Độ


Triết học Phật giáo Ấn Độ
và ảnh hưởng của nó đến văn hóa xã hội Việt Nam

Từ xưa tới nay có rất nhiều trường phái triết học du nhập vào Việt Nam nước Ta nó đã có ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, sau đây em xin trình bày về những ảnh hưởng của triết học Ấn Độ mà chủ yếu là trường phái triết học Phật Giáo nó đã được du nhập vào việt nam như thế nào và những ảnh hưởng của nó ra sao.
Chùa Một Cột
Trước tiên ta nói một đôi dòng về triết học phật giáo của Ấn Độ.
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu, đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy – Mã - Lạp – Sơn kéo dài trên hai ngàn km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế – xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính trong mô hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai dẳng của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô (nô lệ). Thêm vào đó người Ấn Độ cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất phong phú về các lĩnh vực toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp v.v…
Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Sự tích đức Chuẩn Đề

Sự tích đức Chuẩn Đề
 
 
Đức Chuẩn Đề vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu.
Đọc thêm »

Sự tích đức Di Lặc Bồ Tát


Sự tích đức Di Lặc Bồ Tát
Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp (Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời, kể ra sau đây: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni) để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh.
Đọc thêm »

Sự tích đức Địa Tạng Bồ Tát


Sự tích đức Địa Tạng Bồ Tát
Đức Địa Tạng Bồ Tát là một vị đã chứng bậc đẳng giác trải đến vô lượng a tăng kỳ kiếp rồi.
Đọc thêm »

Sự tích đức Phổ Hiền Như Lai


Sự tích đức Phổ Hiền Như Lai
Khi đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô.
Đọc thêm »

Sự tích đức Văn Thù Sư Lợi


Sự tích đức Văn Thù Sư Lợi
Đức Văn Thù Sư Lợi khi chưa thành đạo thì ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử.
Đọc thêm »

Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát


Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát


Đức Đại Thế Chí Bồ Tát khi chưa xuất gia học đạo, thì ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử.
Đọc thêm »

Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát


Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát
(Khuyết Danh)
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử.
Đọc thêm »

Sự tích Phật A Di Đà

Sự tích Phật A Di Đà

(Khuyết Danh)

Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta Bà đem về tịnh độ.
Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện Trì. Khi ấy tại cõi Tản Đề Lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông Thắng Thần Châu, hai là Nam Thiện Bộ Châu, ba là Tây Ngưu Hoá Châu, và bốn là Bắc Cu Lô Châu. Tiếng nhân hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẵn lòng ái kính.
Vua ấy có nhiều người con và có một vị đại thần tên là Bảo Hải. Con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn.
Ông Bảo Hải lại có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Đức Phật dạy con

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước lúc xuất gia thành đạo có một người con là Rahula. Rahula phát tâm xuất gia sau lần đầu quay lại thăm vua cha ở thành Ca tì la vệ của Đức Phật.

Lahula lúc này là một cậu bé lên mười, tính tình hiếu động, thường nói chuyện ồn ào và nói lời không đúng sự thật, lại làm phiền đại chúng, nhưng do có thân phận đặc thù nên đại chúng trong tu viện không ai dám quở trách Lahula, dẫn đến ngày càng sinh nhiều chuyện không hay và tính tình không tốt của Lahula. Sau khi biết được sự tình, Đức Phật liền gọi Lahula đến dạy.

Có một hôm Đức Phật bảo Lahula quan sát Đức Phật rửa chân, sau khi rửa chân xong Đức Phật hỏi: “Nước sau khi sử dụng để rửa chân có thể uống được không?” Lahula trả lời: “Dạ bạch Thế Tôn, không ạ.” Đức Phật dạy: “Nước này sau khi trở thành nước bẩn thì người ta không còn quí nữa mà chỉ đem đổ đi. Cũng theo lí như vậy, làm một người nếu thường nói lời sai với sự thật thì sau này người khác sẽ không còn tin tưởng nữa, con có hiểu không?” Lahula nghe xong lời Đức Phật dạy liền cảm thấy hối hận và hứa sửa đổi.
Đọc thêm »