This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư liệu lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư liệu lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Di chiếu của Lý Nhân Tông

Di chiếu của Lý Nhân Tông

Càn Đức chào đời hôm trước thì ngay ngày hôm sau được phong làm thái tử và đến năm lên 6 tuổi (Nhâm Tí - 1072) thì được lên nối ngôi. Chân dung vua Lý Nhân Tông được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 6-b) miêu tả đại lược như sau:
Tượng Lý Nhân Tông tại Văn miếu-Quốc tử giám

“Vua trán dô, mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp, người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý”.

Lý Nhân Tông ở ngôi 56 năm, thọ 62 tuổi, là vị vua trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng, Lý Nhân Tông bất diệt không phải là chỗ trị vì lâu dài, mà là ở lời di chiếu chứa chan lòng yêu nước, thương dân. Cũng sách trên (tờ 25-b và 26-b) đã trang trọng ghi lại lời di chiếu ấy. Xin trích hai đoạn sau đây:

“… Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất và lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế nhưng người đời chẳng ai không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho thế là phải. Trẫm ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế... làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào? Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì ?”
Đọc thêm »

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Việt Nam Sử Ca - Quyển 3


Quyển III
TỰ CHỦ THỜI ĐẠI

(Thời kỳ thống nhất)
自主時代


Chương I
NHÀ NGÔ (939-965)
I.
1. Tiền Ngô Vương (939-944)

Ngô Quyền nối tiếp ngôi trời
Xưng Vương, Kỷ Hợi, sáng ngời Cổ Loa.
Sáu năm chỉnh đốn gần xa
Giáp Thìn, chèo chống sơn hà, hết duyên.

2. Dương Tam Kha: (945-950)

Tam Kha em vợ cướp quyền
Xưng Bình Vương phản, đời nguyền rủa không?
Non nhà ngập cảnh bão giông
Xương Ngập trốn ở Lịnh Công đợi thời.
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Việt Nam Sử Ca - Quyển 2

Quyển II
BẮC THUỘC THỜI ĐẠI
北屬時代

(111 tr. Tây lịch – 931 s. Tây lịch)



Chương I
BẮC THUỘC LẦN THỨ NHẤT

1. Chính trị nhà Tây Hán:

Vũ Đế chiếm Đại Việt xong
Đổi Giao Chỉ bộ mà hòng nuốt tươi.
Thái thú, Thứ sử trêu ngươi
Lạc hầu, Lạc tướng, chia người trực phiên.
Thạch Đái đóng phủ Long Yên
Là quan thứ sử trước tiên quận này.
Vương Mãng cướp Hán vào tay
Tích Quang, Đổ Mục thẳng ngay chẳng về.
Đến khi Quang Vũ yên bề
Quang, Mục, Đặng Nhượng theo lề cống sang.

2. Tích Quang và Nhâm Diên:

Thái thú Giao Chỉ: Tích Quang
 Khai hóa, dạy nghĩa cho hàng thứ dân.
Nhâm Diên, Thái thú Cửu Chân
Chăm lo khai khẩn, canh tân ruộng đồng.

Đọc thêm »

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Việt Nam Sử Ca - Quyển 1

Quyển I
THƯỢNG CỔ THỜI ĐẠI
上古時代


Chương I

1. Họ Hồng Bàng 鴻龐

2. Nước Văn Lang 

(2879-258 trước Tây Lịch)
Người xa bến bãi sông Lam
Ta về Đồng Tháp không cam lỗi thề?
"Giấy rách còn giữ lấy lề"
Người Việt đâu cũng nhớ về chốn quê.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ
Mười lăm bộ họp dưới cờ Văn Lang.
Họ Hồng Bàng, giữ giang san
Mười tám đời rạng ngai vàng Hùng Vương!

Đọc thêm »

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Việt Nam Sử Ca

Việt Nam Sử Ca
Việt Nam sử ca là tác phẩm về lịch sử do Ngọc Diện Hoa chuyển thể thơ dựa theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.
Về Việt Nam Sử Lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975. (Theo http://vi.wikipedia.org)
Đọc thêm »

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Phế đô của vương quốc Phù Nam

Phế đô của vương quốc Phù Nam
(Nguyễn Trọng Tín)

Phát hiện năm 1942. Từ tháng 2 đến tháng 4/1944 được Louis Malleret, nhà khảo cổ người Pháp, khai quật lần đầu ở nhiều địa điểm khác nhau trên cánh đồng Óc Eo bên chân núi Ba Thê (Thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay). Những công bố sau đó của ông về bằng chứng của vương quốc Phù Nam cổ xưa, ước vào đầu công nguyên đến thế kỷ VII, đã gây chấn động trong giới cổ học thế giới. Không cao niên về tuổi địa chất nhưng đồng bằng sông Cửu Long lại chứng kiến những bước chân văn minh đầu tiên của con người trên trái đất này. Những gì tìm được sơ bộ khi ấy cũng đã cho thấy dấu vết của thời đại đá mới bước sang thời đại kim khí, cư dân này cũng đã biết canh nông và đã có sự giao lưu với các nền văn hoá trong khu vực rộng lớn từ biển Đông thuộc Thái Bình Dương vươn dài về phía tây tới tận vịnh Bengan thuộc Ấn Độ.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

ĐỌC SỬ ĐỂ THẤM LỜI LẼ VUA HIỀN – TÔI SÁNG

ĐỌC SỬ ĐỂ THẤM LỜI LẼ 
VUA HIỀN – TÔI SÁNG


Người xưa nói: “Quốc chính thiên tâm thuận. Quan liêm dân tự an”. Việc nước mà chính trực, công minh thì muôn người theo. Quan chức mà liêm khiết thì tự khắc dân yên.

Kể từ khi Ngô quyền giành độc lập tự chủ sau một nghìn năm Bắc thuộc, xưng vương năm 939 cho đến năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam, có tất cả 82 đời vua. Dù tồn tại dài ngắn khác nhau, mỗi triều đại đều có những công lao nổi bật và để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử cho con cháu xây dựng đất nước này bền vững muôn đời.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Từ thầy đến Quân sư

Từ thầy đến Quân sư
(Trần Hạ Tháp)

Hình chỉ mang tính minh họa cho bài viết
Quân - Sư - Phụ trong đời sống hôm nay vẫn có thể hiểu rộng ra một cách thiết thực và phù hợp hơn so những gì mà hệ tư tưởng phong kiến ngày xưa đặt để. Là một trong những giềng mối căn bản, phổ thông nhất nhằm đi đến thẩm định - trung, hiếu, nghĩa - ba tiêu chí đạo đức dựng nên nhân cách một con người.

"Quân, sư, phụ tam cương giả"
"Qua chuyến đò đầy, đò ngả cứu ai" ?

Một câu đố chữ lưu truyền trong dân gian Huế qua chuyện hò vay trả. Và đáp án ở đây được cho là lý tưởng:

"Thầy, cha thì xoác hai vai"
"Trên lưng cõng chúa, bỏ ai cũng không đành"

Quân - hay vua - biểu tượng còn hạn chế cho ý nghĩa lớn lao về đất nước, non sông. Thực tế không ít triều đại thay nhau lên chấp chính, song tổ quốc vẫn luôn luôn chỉ một. Yêu nước, không hẳn khi nào cũng nhất thiết trung quân. Dưới triều đại những hôn quân như Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống thì lòng trung quân của tôi thần trước những kẻ mãi quốc cầu vinh kia, thực ra chỉ có nghĩa ngu trung. Đối tượng tối cao của trung - đích thực duy nhất và mãi mãi - là tổ quốc.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ BA

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
CUỐN THỨ BA
Năm Mậu-thân (1428), tháng ba, Nhà-vua hội hết cả các tướng cùng các quan văn, võ, định phong, hành thưởng. Cứ theo công cao, thấp, mà sắp đặt phẩm cấp. Lại chia trong nước làm mười lăm đạo. Mỗi đạo đặt quân coi giữ. Mỗi quân đặt một viên tổng-quản; lớn, nhỏ ràng-buộc nhau; trong ngoài gìn-giữ nhau. Các đạo lại đặt ra chức Hành-khiển, chia giữ sổ-sách quân và dân. Sai sứ đi các nơi, tế các thần kỳ của Núi, Sông, Đền, Miếu; lễ tạ các lăng-tẩm các triều vua trước. Truy-tôn các Tổ-tông và dâng thêm thụy hiệu.
Ngày mười bốn tháng tư, Nhà-vua lên ngôi Hoàng-đế, lấy niên hiệu là Thuận-thiên. Bèn sai Nguyễn-Trãi làm bài "Bình Ngô Đại Cáo". Lời rằng:
Bình Ngô Đại Cáo
Đọc thêm »

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ HAI

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
CUỐN THỨ HAI
Năm Ất-tỵ (1425), ngày hai mươi-lăm tháng giêng, Nhà-vua tới Nghệ-an, ra lệnh cho các tướng rằng:
- Dân ta khổ với quân nghịch-tặc đã lâu. Phàm đến châu, huyện nào, tơ hào không được xâm phạm.
Nhân-dân không ai không mừng-rỡ, thi nhau đem trâu, rượu, đón khao, để giúp vào việc dùng trong quân. Nhà-vua bèn đem chia cho các tướng cùng lính-tráng. Ai nấy đều nhảy-nhót, xin đem sức liều chết. Thế rồi Nhà-vua tiến vào Nghệ-an. Trong khoảng một tuần, quân-lính họp đủ, cùng nhau góp sức.
Tới thành cửa sông Hưng-nguyên, chỗ ấy có đền thờ thần, (tục gọi là thần Quả).
Đọc thêm »

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ NHẤT

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
CUỐN THỨ NHẤT
Đức Tằng-tổ nhà vua, họ Lê, tên húy là Hối người thôn Như-áng, huyện Lương-giang (tức là huyện Ngụy-nguyên ngày nay) phủ Thanh-hóa. Tính trời chất-phác, ngay-thẳng, giữ mình như kẻ ngu; thấy rõ việc từ lúc chưa xảy ra; biết sâu mà lo xa. Lấy bà là Nguyễn-thị Ngọc Duyên, (người trại Quần đội huyện Lôi-dương); làm nghề ông thầy.
Có một hôm Ngài đi chơi, thấy các loài chim liệng quanh ở dưới ngọn Lam-sơn, như vẻ đông người hội-họp, liền nói rằng: "Chỗ này tốt đây!". Nhân dời nhà tới ở đấy.
Thế rồi dọn gai-góc, mở ruộng-nương, chính mình siêng-năng việc cày-cấy. Qua ba năm mà gây nên sản-nghiệp. Con-cháu ngày một đông; tôi-tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước, mở đất, thực gây nền từ đấy. Từ đó, đời đời làm chúa một miền.
Đọc thêm »

LAM SƠN THỰC LỤC - LỜI TỰA

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
(1431 - Thế Kỷ 15)
Tựa - Khi sửa lại bộ Lam-Sơn Thực Lục
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, ... Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được?
Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nươngtựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính-đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời-đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn - Bài 5

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn
Bài 5:
Lực Lượng Nội Đô Khởi Nghĩa

Cán bộ, chiến sĩ khu Sài Gòn - Gia Định vượt Rạch Sơn về tham gia giải phóng Sài Gòn
Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân và thanh niên thành phố trong giai đoạn chống Mỹ hết sức vĩ đại, phong phú và đa dạng. Mỗi thời điểm đấu tranh, mỗi sự kiện phong trào đều là những nét tiêu biểu của truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân và thanh niên thành phố. Trong cuộc chiến giành độc lập, tuổi trẻ Sài Gòn – Gia Định đã góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ vang cho đất nước. Chiến thắng 30-4-1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy ấy đã có sự đóng góp của lực lượng nội đô do Thành đoàn phát động và lãnh đạo. Đội quân đặc biệt ấy có nhiệm vụ cũng đặc biệt và không kém phần quan trọng trong giải phóng Sài Gòn. Tiến công quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng đã tạo nên sức mạnh to lớn dẫn đến chiến thắng lịch sử 30-4-1975.
Đọc thêm »

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn - Bài 4

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn
Bài 4:
Những Bước Chân Thần Tốc

Người Mỹ tháo chạy khỏi Sài Gòn
Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn – Gia Định. Những binh đoàn từ Bắc, Trị Thiên đến Tây Nguyên và Khu 5 nườm nượp lên đường. Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện nhưng tất cả đều hành quân về Sài Gòn với tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa”. Có đơn vị vừa đi vừa đánh địch để mở đường, có đơn vị vượt cung tăng trạm; tất cả đều thi đua tiến nhanh về Sài Gòn.
Đọc thêm »

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn - Bài 3

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn
Bài 3:
“Quả Đấm Thép” – Ngày ấy…bây giờ

Được mệnh danh là “Quả đấm thép”, trong những ngày tháng 4 lịch sử, hòa chung với khí thế hừng hực của quân đội nhân dân Việt Nam, Binh đoàn Tây Nguyên – mũi tiến công thứ 3 trong 5 mũi tiến công của quân ta – đã đánh thẳng vào Bộ Tổng tham mưu của ngụy và phi trường Tân Sơn Nhất, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất
Chuyện kể của vị Đại tá
Tuy đã bước vào tuổi 62 nhưng Đại tá Phạm Chào – nguyên Cục trưởng Cục Chính trị – Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Gương mặt ông như sáng bừng lên khi nghe chúng tôi hỏi về những ngày cùng với các đơn vị thuộc Binh đoàn Tây Nguyên tham gia vào các trận đánh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 3-1975, chúng ta mở chiến dịch Nam Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột. Bằng nghệ thuật lừa địch, ta đã cắt rời địch thành hai mảng Nam và Bắc Tây Nguyên với các chiến trường khác, Quân đoàn 3 đã bí mật và bất ngờ tấn công Buôn Ma Thuột, tiêu diệt Sư đoàn 2, Sư đoàn 3 và toàn bộ lực lượng địch ở Buôn Ma Thuột; tiếp đó giải phóng Phú Yên, Khánh Hòa và một phần tỉnh Bình Định. Ngày 10-3-1975, Buôn Ma Thuột hoàn toàn được giải phóng, chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng. Tây Nguyên được giải phóng hoàn toàn vào ngày 25-3-1975.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn - Bài 2

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn

Bài 2:
Quân đoàn 2 Tiến về Sài Gòn Từ Hướng Đông Nam

Quân đoàn 2
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với ông ký ức hào hùng, oanh liệt về những ngày cuối cùng của tháng 4 lịch sử cách đây 35 năm và những trận đánh tốc chiến tốc thắng của Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn như còn rất mới. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, chúng tôi được trò chuyện với ông – Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hiện là Chủ tịch Hội Nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam để nghe ông kể về những kỷ niệm đáng nhớ của tháng tư năm xưa.
Đọc thêm »

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn - Bài 1

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn

Bài 1:
Quân đoàn 1 mở cửa hướng Bắc

Vượt chặng đường dài 1.700km, ngày 14-4-1975, các đơn vị của Quân đoàn 1 đã có mặt tại khu vực tập kết Đồng Xoài và sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu – tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh – trận đánh cuối cùng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Gian nan đường hành quân
Lữ đoàn xe tăng 202
Ngày 31-3-1975, chấp hành nghị quyết của Bộ Chính trị và chỉ thị của Quân ủy Trung ương, tại Tổng hành dinh ở Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Thế Bôn, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1: “Quân đoàn 1 (trừ Sư đoàn 308) có nhiệm vụ tổ chức hành quân gấp vào miền Đông Nam bộ, hiệp đồng với các đơn vị bạn tham gia trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn – Gia Định”.
Chỉ trong vòng 16 ngày, Quân đoàn 1 đã tổ chức được các lực lượng tập kết tại Đồng Xoài – tỉnh Phước Long (nay là tỉnh Bình Phước). Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhận định: Lúc này trên cả trục đường (đường số 1, đường Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn) đều có những khó khăn, thuận lợi.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Đường đến Dinh Độc Lập

Đường đến Dinh Độc Lập
Nhấn thanks để ủng hộ Blog
Lần đầu tiên trong lịch sử, đặc công – lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội nhân dân Việt Nam – được huy động tham gia đông đảo nhất vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, mở đường cho đại quân giải phóng Sài Gòn.
Bất ngờ ba mũi giáp công
Ngày 1-4-1975, tôi nhận quyết định của Bộ chỉ huy Miền (R) giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng cánh Đông của lực lượng đặc công miền. Nhiệm vụ: bằng mọi giá phải chiếm giữ được 14 cầu và 6 căn cứ lớn của địch án ngữ cửa ngõ Sài Gòn, Vũng Tàu; đánh phá sân bay Tân Sơn Nhất, một số mục tiêu nội đô… để các binh đoàn chủ lực tiến vào Sài Gòn.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Vụ thảm án tôn thất nhà Lý nay ở đâu?

Vụ thảm án tôn thất nhà Lý nay ở đâu?

(Trọng Huân) 


Đầu rồng trang trí
mái cung điện thời nhà Lý
Vụ “tàn sát” tôn tộc nhà Lý sử ghi xảy ra ở Thái Đường, Hoa Lâm. Trong bộ Đại Việt sử Ký toàn thư , bộ sử đồ sộ nhất còn lại của nước ta, bản khắc in cũ nhất năm Chính Hoà(1697) ghi: “ Mùa đông năm ấy(1232), nhân người họ Lý tế lễ các vua nhà Lý ở Thái đường, Hoa Lâm,Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết”. Các sách hiện nay khi ghi chép địa danh Thái đường, Hoa Lâm đều chú thích nơi đó thuộc huyện Đông Ngàn cũ và ghi chú nay thuộc đất Tiên Sơn, Bắc Ninh.  

Vậy vùng đất Thái Đường xưa nay là đâu? Vùng đất ấy nay chính là đất xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Nếu ai có dịp từ Hà Nội, qua cầu Đuống, sang Đông Anh, quãng 500 mét, đến dốc Vân, phía bên tay trái chính là vùng đất Hoa Lâm Viên xưa.

Đọc thêm »

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Đi tìm người dịch địa bạ triều Nguyễn


Đi tìm người dịch địa bạ triều Nguyễn
(Hà văn Thùy)
Hình minh họa
Bài của nhà văn Hà Văn Thùy in trong cuốn Góp với văn đàn (Nxb Văn Học, 2006, trang 130)  chỉ viết về mặt công sức, còn việc thỏa thuận như thế nào giữa 2 tác giả về việc dịch thuật là cần thiết không thấy nói đến.Thiết nghĩ việc dịch và nghiên cứu không chỉ là một lãnh vực . Mong các vị biết chỉ giáo cho.
(VCV)
Đọc thêm »