Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ
DOÃN CHÍNH (*)
NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG (**)

Tháp Tịch Quang ở chùa Lân, thờ thiền sư Chân Nguyên
Trong dòng chảy của Thiền học Việt Nam, một trong những người có công lớn trong công cuộc phục hưng môn phái Trúc Lâm ở thế kỷ XVII là Chân Nguyên thiền sư. Chân Nguyên là một tác gia lớn của nền Thiền học nước nhà; tuy nhiên, do nhiều vấn đề trong nghiên cứu lịch sử còn chưa thật rõ ràng, nên có ít công trình tìm hiểu về tư tưởng thiền học của ông. Theo những ghi chép còn lại của môn đệ Như Sơn thì Chân Nguyên họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, người làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm 1647, lúc nhỏ theo con đường cử nghiệp, học với cậu mình là một vị giám sinh. Ông có tư chất thông minh, hạ bút thành văn. Đến năm 19 tuổi, nhân đọc quyển Tam tổ thực lục, đến đoạn nói về thiền sư Huyền Quang, ông thấy “cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, nữa mình là một anh học trò”(1), từ đó bèn phát nguyện đi tu.
Đọc thêm »

0 comments:

Đăng nhận xét