This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Kinh Kha

MỘT NHÂN VẬT THỜI CHIẾN QUỐC: KINH KHA

Kinh Kha hành thích hụt Tần Thủy Hoàng
Ít lâu nay, nhiều văn gia, kịch sĩ nước ta quay lại cổ học Á Đông, thường mượn những nhân vật trong lịch sử để làm tiểu thuyết và kịch bản. Trong số nhân vật đó, người ta thấy kể nhiều đến Kinh Kha. Tại sao? Có lẽ không ai biết.

Xét về dũng sĩ, trí sĩ và kiếm khách cùng thời với Kinh Kha thì nhiều: Chuyên Chư, vì cái ơn Công tử Quang, đi sang tận Thái Hồ học nghề nướng cá về để lấy cớ mà vào hành thíchVương Liễu; Yêu Ly, vì tình Hạp Lư một tay cầm giáo đâm suốt vào bụng Khánh Kỵ; Dự Nhượng ba lần tự đầy đoạ thân mình để sau xin đánh vào cái áo của Triệu Tương Tử trả thù cho chủ cũ là Trí Bá; Nhiếp Chính đâm chết Hiệp Luỹ rồi tự băm mặt mình ra để báo thù cho Nghiêm Toại.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Anders Celsius: Cha đẻ của thang nhiệt độ bách phân

Anders Celsius: 
Cha đẻ của thang nhiệt độ bách phân

Anders Celsius là một trong nhiều nhà khoa học có quê gốc từ xứ Ovanåker thuộc tỉnh Hälsingland ở Thụy Điển. Tên của dòng họ nhà ông là phiên bản Latin hóa của tên nhà xứ (Högen). Các cụ tổ nhà ông đều là giáo sư tại Uppsala: Magnus Celsius là nhà toán học và Anders Spole là nhà thiên văn học. Cha của ông, Nils Celsius, cũng là giáo sư thiên văn học. Celsius có năng khiếu toán học lúc còn rất nhỏ, ông được bổ nhiệm giáo sư thiên văn học vào năm 1730.

Ông bắt đầu “chuyến đi vĩ đại” của mình, kéo dài bốn năm, vào năm 1732, và trong những năm này ông đã đến thăm tất cả những đài thiên văn châu Âu nổi tiếng khi ấy, ở đó ông đã làm việc với nhiều nhà thiên văn học hàng đầu của thế kỉ 18.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Trần Nhân Tông - Minh quân và đạo sĩ

Trần Nhân Tông - Minh quân và đạo sĩ
(Vietsciences- Nguyễn Đức Hiệp)
Trần Nhân Tông (1247-1308)(*)
"Nhà ta vốn là dân hạ bạn,
  đời đời ưa chuộng việc hùng dũng..”
(Trần Nhân Tông)

Nguồn file ảnh: phathoc.net
Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cán đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ reo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.
Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bai giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 
1- Con người và sự nghiệp
(a)    Bản chất con người
Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thánh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: "Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng... thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc." Tục xâm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn nhầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

PHÁP TRỊ CỦA TRẦN THỦ ĐỘ


PHÁP TRỊ CỦA TRẦN THỦ ĐỘ - THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Nhà bia - lăng mộ thái sư Trần Thủ Độ
Ảnh: Quang Thọ
1. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của chế độ phong kiến tại Việt Nam việc chuyển giao quyền lực từ thời đại này sang thời đại khác thường gắn liền với những diễn biến lịch sử mang tính bước ngoặt, khi triều đại đang thống trị đi vào khủng hoảng, tỏ ra bất lực trong việc điều hành quốc gia, trở thành chướng ngại đối với tiến bộ, cần được thay thế. Khủng hoảng (từ nguyên Hy Lạp krisis, nghĩa là sự giải quyết, hay khúc quanh) là điểm ngoặt hết sức gay gắt, trạng thái chuyển tiếp của sự vật, khi trong bản thân nó diễn ra những biến đổi trái với bình thường, đòi hỏi sự tự điều chỉnh, tự phủ định từng phần để tồn tại. Giải quyết khủng hoảng có thể dẫn đến một trong hai kết quả: hoặc sự vật vượt qua “điểm chết”, tiếp tục phát triển dưới hình thức đã được trẻ hóa; hoặc sự vật đi tới sự tự phủ định hoàn toàn, được thay thế bằng sự vật khác, mà trước đó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, cá biệt. Khủng hoảng toàn diện của triều Lý đòi hỏi cách giải quyết thứ hai.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Danh nhân văn hóa – lịch sử : Trương Vĩnh Ký

Danh nhân văn hóa – lịch sử : Trương Vĩnh Ký

Trương Vĩnh Ký, còn có tên J.B. Trương Chánh Ký, hoặc Pétrus Ký, sinh ngày 06.12.1837 tại làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Lên năm tuổi, Vĩnh Ký bắt đầu học chữ Hán. Đến chín tuổi cha mất. Lúc này, có một nhà truyền giáo người Pháp, thường gọi là cha Long, thấy cậu bé Ký có trí thông minh nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy học chữ Latin. Năm 12 tuổi, Trương theo cha Hòe (tức linh mục Belleveaux) sang học tại Trường Pinhalu ở Phnom Penh. 

Năm 1851, Trương được trường này cấp học bổng sang học tại Chủng viện Pinang ở Indonesia - một trung tâm đào tạo linh mục cho các nước Đông Nam Á. Tại Tổng chủng viện Pinang, Trương Vĩnh Ký trong quá trình học tập đã tỏ ra "có khả năng thu nhận khác thường" hệ thống tư tưởng và các tri thức khoa học tự nhiên cũng như xã hội đương thời, đến nỗi ngay các nhân vật có tiếng tăm lúc ấy cũng phải ngạc nhiên và khen ngợi trí thông minh và trình độ "học vấn uyên bác" của ông… Ông cũng tỏ ra là một người có năng khiếu về ngôn ngữ học. Ngoài các sinh ngữ Pháp, Anh, Latin, Hy Lạp, Ấn Độ, Nhật, ông còn thông thạo cả tiếng Y Pha Nho, Trung Quốc, Mã Lai, Lào, Thái, Miến Điện.Trương Vĩnh Ký hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa, ngoại trừ 8 tháng hoạt động ở Viện Cơ mật của triều đình Huế và 8 tháng làm phiên dịch trong phái đoàn Việt Nam sang Pháp. 
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Phạm Xuân Ẩn và huyền thoại nghề báo khiến Mỹ 'chết sặc'

Phạm Xuân Ẩn và huyền thoại nghề báo khiến Mỹ 'chết sặc'

Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, nhà báo Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12/9/1927 tại Biên Hòa và mất ngày 20/9/2006 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 80 tuổi.Trở về nước, ông bắt đầu sự nghiệp trong thập niên 1960 cho hãng tin Reuters, rồi đến Herald Tribune của New York và The Christian Science Monitor. Cuối cùng, trở thành người Việt chính thức duy nhất của tạp chí Time suốt 11 năm, chứ không phải cộng tác viên địa phương.Những người cùng thời nhận xét, nhà báo Phạm Xuân Ẩn được giới báo chí miền Nam Việt Nam trong những thập niên 60-70 cực kỳ kính nể với nguồn tin bài phong phú và cách đánh giá nhìn nhận nhiều chiều. Theo Laura Palmer, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nguồn thạo tin nhất ở Sài Gòn và rất nhiều phóng viên phải phụ thuộc vào ông.Trong suốt thời gian hoạt động tại Sài Gòn đến những năm giải phóng 1975, Phạm Xuân Ẩn bằng những mối quan hệ rộng lớn của một nhà báo, cùng khả năng khai thác và phân tích thông tin của mình, đã bí mật gửi cho Trung ương những tin tức tình báo quý giá, góp phần làm nên những thắng chiến thắng lịch sử của dân tộc ta như: trận Ấp Bắc 1963, trận Khe Sanh 1968, trận Đường 9 Nam Lào 1971 …; đồng thời, đập tan Kế hoạch chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ.

Một cuộc đời có một không hai, một điệp viên huyền thoại, ông - không ai khác - chính là Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhà báo Phạm Xuân Ẩn

Khi ông Phạm Xuân Ẩn mất, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Bí thư trung ương Đảng Trần Quốc Hương (tức ông Mười Hương) vinh danh ông là niềm tự hào của ngành tình báo Việt Nam; còn thế giới thì đánh giá ông là 1 trong những điệp viên cừ khôi nhất của thế kỷ XX.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Hoàng Ngọc Phách


Hoàng Ngọc Phách (1896-1973)

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973): Quê ở làng Đông Thái xã Yên Đường ( nay là xã Tùng Ảnh) tổng Việt Yên, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, hiệu là Song An, cha ông là một nhà nho từng tham gia phong trào Cần Vương.
Sau khi phong trào Cần Vương thất bại để tránh khủng bố gia đình Hoàng Ngọc Phách chuyển ra Thuận Thành Bắc Ninh (nay là Hà Bắc). Cả hai miền quê điển hình của Việt Nam ấy đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp nhà giáo, nhà văn của Hoàng Ngọc Phách. Hồi nhỏ học chữ Nho với thân phụ, năm 1911 học tiếng Pháp tại Hà Nội, năm 1913 đỗ bằng khoá sinh, năm 1914 đỗ bằng tiểu học Pháp - Việt và trúng tuyển vào trường Trung học Bảo hộ, năm 1919 đỗ bằng Cao Đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung cũng năm ấy ông trúng tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm và tốt nghiệp năm 1922. Suốt 20 năm dạy học dưới chế độ thực dân do có liên quan xa gần đến phong trào yêu nước trong các trường đại học ông luôn bị chuyển đến hết nơi này đến nơi khác. Năm 1935 về dạy học tại Bắc Ninh nhiều lần giữ chức Giám đốc học khu Bắc Ninh cho đến tận Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám thành công ông giữ những trọng trách trong ngành giáo dục, sau ngày hoà bình lập lại ông công tác ở Ban tu thư Bộ giáo dục, tham gia sưu tầm biên soạn các công trình về văn học cổ điển, cận đại dân gian Việt Nam.
Đọc thêm »

Chu Văn An - Nhà giáo dục đầu tiên của Việt Nam

Chu Văn An (1292 - 1370)

Chu Văn An (còn gọi là Chu An) người thôn Văn, Xã Quang Liệt, nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội (quê mẹ). Theo Đăng khoa học bổ dị, từ 14, ông thi đậu Thái học sinh (như tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông mở trường dạy học trên một cánh đồng tại làng Huỳnh Cung, giáp với thôn Văn. Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạt như Phạm Sư Mạnh, tể tướng đời Trần Dụ Tông, Lê Bá Quát làm thượng thư.
Ông dạy học rất nghiêm, lấy mình làm gương mẫu cho học trò noi theo. Tể tướng Phạm Sư Mạnh, Thượng thư Lê Bá Quát, những khi về trường thăm thầy, được thầy khuyên bảo, khen chê đều rất phấn khởi.
Tài đức của Chu Văn An đến tai nhà vua. Trần Minh Tông (1300 - 1357) mời ông ra làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (như phó giám đốc trường đại học) và dạy thái tử học. Thái tử Vượng lúc đó mới khoảng 5 - 6 tuổi. Cho nên ông giảng dạy ở Quốc Tử Giám là chính. 10 tuổi, thái tử Vượng lên ngôi (Trần Hiếu Tông). Vượng mất, Dụ Tông (1336 - 1369) lên nối ngôi khi mới 8 tuổi. Minh Tông vẫn làm Thượng hoàng đến năm 1457 thì mất, chính sự từ đó đổ nát. Dụ Tông trở nên hư đốn, suốt ngày cờ bạc rượu chè. Ông ta thường gọi bọn nhà giàu vào cung đánh bạc; bắt các quan thi uống rượu, ai uống được 100 thăng (chén to) thì thưởng cho hai trật; bắt các công chúa, vương hầu phải hát tuồng trong cung v.v... Chu Văn An nhiều lần khuyên can nhưng không được. Ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Dụ Tông không nghe. Ông bèn trả lại áo mũ, từ quan về quê.
Đọc thêm »