This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trên mọi nẻo đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trên mọi nẻo đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Bánh hỏi Bình Định

Bánh hỏi Bình Định

Bánh hỏi được làm từ gạo, ăn với lá hẹ, nước chấm đủ vị chua, cay, mặn ngọt; ăn vừa ngon, vừa bổ, có thể ăn no thay cơm. Đây là món đặc sản của Bình Định mà cả người nông thôn và thành thị đều ưa chuộng.

Bánh hỏi - cái tên gọi thật ngộ nghĩnh, mới nghe qua thấy là lạ, nó là loại bánh được xếp vào hàng đặc sản nổi tiếng của Bình Định. Người người, nhà nhà ở đây rất ưa chuộng, món ăn bình thường, đơn giản mà ngon miệng ấỵ nhiều nơi ở Bình Định có các cơ sở làm bánh hỏi, và nhiều hàng quán mọc lên tự bao đời chỉ chuyên bán bánh hỏị. Dân phố thì có thói quen dùng bánh hỏi vào bữa điểm tâm buổi sáng trước khi bắt đầu công việc mớị còn dân vùng thôn quê ở Bình Định thường dùng bánh hỏi vào bữa giữa buổi (gọi là nửa buổi và xế).

Bánh hỏi được làm từ gạo ngon, thơm, trắng nhất. Sợi bánh nhỏ li ti như sợi râu bắp (ngô). Nó được những đôi tay khéo léo làm thành những thếp mỏng, hình chữ nhật, dài bằng hai ngón taỵ để bánh mịn, mềm, các sợi bánh không dính chụm vào nhau thì khâu nhồi bột phải thật kỹ và khâu bắc thành từng thếp trên vỉa tre phải nhanh và khéo.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Bình Định - Nơi dừng chân của khách

BÌNH ĐỊNH – NƠI DỪNG CHÂN CỦA KHÁCH


Mùa hè đến gần, chắc chắn các bạn đang dự tính cho mình một nơi nghỉ mát lý tưởng đầy thơ mộng. Nếu du khách đến Việt Nam hẳn sẽ tìm đến Vịnh Hạ Long bồng bềnh trong sóng nước, chiêm ngưỡng Hòn Trống – Mái, Hòn Chọi… hay tìm vào Nha Trang ngâm mình trong nước biển xanh rờn nhè nhẹ sóng vỗ dưới ánh nắng buổi trưa hè. Khách cũng sẽ đến Đà Lạt nghe thông reo rì rào trong gió sớm, sương mù phảng phất cái tiếp thu se lạnh của Châu Âu; hay tìm lên cao nguyên ĐăkLăk lộng gió và đầy nắng với khu bảo tồn thiên nhiên YokĐôn. Nhưng mấy ai đã biết đến quê hương anh hùng áo vải Tây Sơn Quang Trung - Nguyễn Huệ. Mời các bạn cùng tôi đến thăm mảnh đất đầy thú vị này.


Một góc cảnh quê - Phù Cát - Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, thành phố Quy Nhơn là trung tâm tỉnh lỵ cùng 10 huyện trực thuộc tỉnh, địa phận trải dài từ đèo Bình Đê đến đèo Cù Mông. Một bên là núi non trùng điệp, một bên là biển rộng bao la. Gạch nối tiếp giữa núi và biển là những dải đồng bằng trù phú ngun ngút màu xanh cây lúa. Ở đâu trên mảnh đất này chúng ta cũng bắt gặp một khung cảnh "sơn thủy hữu tình", cùng thật nhiều danh thắng ít nơi nào có được.Sự giao hòa quấn quýt giữa núi non, sông biển; sự gắn bó thiết thân giữa con người với cảnh sắc thiên nhiên từ ngàn đời đã làm nên cái hồn đất, hồn người rất riêng Bình Định. Thiên nhiên đã ban tặng nơi đây một vùng non nước hữu tình, thơ mộng. Nhiều người đến đây đều có chung nhận xét: ở đâu trên mảnh đất này cũng mang dáng vẻ của một danh lam! Các danh thắng nổi tiếng của Bình Định có mặt hầu hết các địa phương trong tỉnh: Ghềnh Ráng – Tiên Sa, đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa (Quy Nhơn); Hầm Hô (Tây Sơn); Hồ Núi Một (An Nhơn); Núi Bà – Hòn Vọng Phu, suối khoáng Hội Vân (Phù Cát); đầm Trà Ổ, Chùa Hang (Phù Mỹ)… Mỗi danh thắng hàm chứa trong mình một vẻ đẹp làm xao xuyến lòng người. Đặc biệt là danh thắng nào cũng gắn liền với một câu chuyện dân gian thấm đẫm tính nhân văn. Có nơi còn là một di tích lịch sử nhắc nhở về một thời kỳ hào hùng bao chiến công vang dội của quê hương đất nước như: Điện thờ Tây Sơn, từ đường nữ tướng Bùi Thị Xuân, tướng Võ Văn DũngGò Đá Đen, Bến Trường Trầu, Phủ Thành Quy Nhơn, Thành Hoàng Đế, Bãi Nhạn…
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Hoa - Cỏ - Thiên nhiên rất đẹp!

HOA – CỎ – THIÊN NHIÊN RẤT ĐẸP!

Xin trích giới thiệu cùng quý bạn đọc những hình ảnh thiên nhiên rất đẹp mà mình sưu tầm được!

Hãy thả hồn vào thiên nhiên để cho những nỗi ưu tư muộn phiền tan biến. Cuộc sống tươi đẹp vẫn đang chào đón chúng ta!

Nào cùng ngắm và cùng say nào!





Đọc thêm »

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Nhẫn và những điều chưa biết

NHẪN VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Nhẫn tượng trưng cho năm tháng: Thời xa xưa, chiếc nhẫn không chỉ có tác dụng làm trang sức đeo trên tay, nó còn là vật cúng tế ở các đền chùa miếu mạo hay những gò đất quanh nhà. Loại nhẫn này thường làm từ các loại ngọc trai khác nhau, hoặc những viên đá quý hình tròn. Các kết quả của ngành khảo cổ học và nhân chủng học cho thấy, loại nhẫn này được người xưa coi là gốc của vạn vật, tượng trưng cho thần mặt trời luôn tỏa sáng, mang lại hơi ấm cho nhân gian, mang hạnh phúc đến muôn nhà và sự bình an may mắn cho mọi người. Đồng thời, nó còn tượng trưng cho sự tồn tại vĩnh hằng của cái đẹp, là đại biểu cho chân lý và đức tin. Đến thời kỳ cận đại, trong các đám cưới ở Nga, người ta thường thấy chú rể đeo chiếc nhẫn vàng tượng trưng cho mặt trời rực lửa, còn cô dâu mang chiếc nhẫn bạc tượng trưng cho ánh trăng thuần khiết, dịu hiền.

Nhẫn tượng trưng cho sự tự do và tôn nghiêm: Đó là quan niệm của những người nô lệ thời Hy Lạp cổ đại. Hồi đó, họ thường đeo nhẫn vàng, biểu tượng cho tinh thần tự do và tôn nghiêm. Việc đeo nhẫn cũng có những quy định hết sức khác nhau. Những người giàu có thời La Mã cổ đại quy định đeo nhẫn theo mùa. Mùa đông, họ đeo nhẫn to, nặng và có hình vuông; ngược lại, mùa hè đeo chiếc nhẫn nhỏ xinh xắn. Nếu là nhẫn đồng có thể đeo ở tay phải hay tay trái. Nhưng nếu là nhẫn ngọc hay đá quý, con trai phải đeo tay trái, con gái đeo tay phải.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Bài chòi Bình Định

BÀI CHÒI BÌNH ĐỊNH
(Lâm Hà)

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của miền Trung, phổ biến từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Cũng như hát bộ, bài chòi ra đời từ dân gian. Nhưng hát bộ đi vào cung đình để trở thành nghệ thuật bác học, còn bài chòi phát triển thành nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng vẫn bám trụ trong lòng nhân dân lao động ở nông thôn.

Nói về nguồn gốc của bài chòi, theo ông Phan Ngạn - nghệ sĩ ưu
Nguồn file ảnh: Internet
tú, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bài chòi cổ dân gian Bình Định cho biết: từ thời xa xưa, cứ vào dịp xuân về, trong gia đình, trong từng nhóm dân cư thường tổ chức chơi bài (tứ sắc, tam cúc...). Người ta chơi trên chiếu, quây quần từ 5-10 người. Cuộc vui có tính chất hạn hẹp và đơn điệu. Về sau người ta mới sáng tạo xây chòi cao, giống như nhà sàn nhỏ của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tây Nguyên. Như vậy có bài, có chòi nên mới gọi là bài chòi. Đầu tiên đặt ra đánh bài chòi, người ta sáng tác những câu hò, những làn điệu dân ca, rồi xuất hiện các nghệ nhân mà điển hình là “Anh hiệu”.

Đọc thêm »

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

NHỮNG HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN RẤT ĐẸP

NHỮNG HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN RẤT ĐẸP


Những hình ảnh thiên nhiên rất đẹp là bộ sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau. Chỉ là post lên cho mọi người cùng ngắm thỏa thích chứ không có ý thương mại hay “xâm phạm bản quyền” gì! Kính mong các tác giả lượng thứ !!




Đọc thêm »

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Nẫu ơi, thương lắm

Nẫu ơi, thương lắm
(Nguyễn Phúc Liêm)
Tiếng địa phương là tiếng nói chỉ phổ thông ở một địa phương, thường là một tỉnh, tuy nhiên cũng có nhiều tiếng chỉ dùng ở một vùng nhỏ và dĩ nhiên chỉ có người địa phương đó mới hiểu, mới áp dụng hàng ngày. Và đối với họ, đó là nét riêng rất thân thương. Ở Bình Định có khá nhiều tiếng địa phương, tượng trưng nhất là hai tiếng “nẫu”  “bậu”.

Một góc Quy Nhơn
Các địa phương khác thường gọi người Bình Định là dân “xứ nẫu”, vì từ "nẫu" là một đặc trưng trong ngôn từ của người Bình Định. Có một lần tôi vào Sài Gòn, đến chợ Bến Thành mua một xấp vải. Trong khi tiếp xúc, trả giá, qua ngôn ngữ, chủ sạp hàng là một phụ nữ đứng tuổi đã nhận ngay ra tôi là người đồng hương Bình Định, nên từ việc mua bán lại biến thành cuộc thăm hỏi. Người bán hàng xởi lởi, mời mọc trò chuyện, hỏi thăm chuyện “ngoài mình”. Chị say sưa giới thiệu mình cũng là người “xứ nẫu”, hiện giờ ở đâu làm ăn ra sao. Có lẽ cái sung sướng, vui vẻ của kẻ “ở xa gặp người quen” như lời thơ cổ “Tha hương ngộ cố tri” nên chị đã thoải mái trao đổi với tôi bằng ngôn ngữ địa phương Bình Định, như: “chàu rày ở quài (ngoài) mình thế nào?”, “làm ăn chắc cũng tày người ta!”, “nẫu làm ăn có đặng không?”…

Ngoài người Bình Định, tiếng "nẫu" còn được dùng tại vài nơi ở tỉnh Phú Yên. Ngược dòng thời gian, từ khi nhà Lê mở rộng bờ cõi về phương Nam thì Bình Định và Phú Yên thời ấy cùng một trấn. Thế nhưng, cùng nguồn gốc từ miền Bắc di cư vào nhưng tại sao tiếng “nẫu” và một số tiếng địa phương khác chỉ có ở Bình Định mà không có ở các địa phương khác? Lật lại những trang từ điển cũ của các tác giả Trương Vĩnh Ký và Thanh Nghị xuất bản trước năm 1945, thì chỉ có chữ “Nậu” và chữ “Bậu” chứ không có chữ “Nẫu”.
Đọc thêm »