This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khổng Tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khổng Tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Ông Khổng Tử ở đầu lưỡi nhà chánh trị

ÔNG KHỔNG TỬ Ở ĐẦU LƯỠI NHÀ CHÁNH TRỊ
(Dịch bài “Chánh trị gia khẩu đầu chi Khổng Tử” của ông Khải Minh đăng trong Quần báo)(**)
[Khổng Tử  là vị giáo chủ hàng mấy ngàn năm nay ở Á Đông ta. Từ Trung Quốc cho đến Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam ta, chẳng nước nào không nối nhau sùng ngưỡng ông. Đến thời Cận đại học giả Trung Quốc như bọn Lương Nhậm Công, nhiều người xưng tụng Khổng Tử là nhà triết học, nhà giáo dục, mà phủ nhận vai trò nhà tôn giáo của ông . Nhưng quả là khảo sát thực tế mới thấy người ta xưa ngưỡng tôn Khổng Tử cũng chẳng khác gì các nước Tây phương tín ngưỡng Gia-tô. Tức là, từ một điểm ấy mà nói, Khổng Tử đúng là một giáo chủ, không nghi ngờ gì nữa. Chẳng nên vì nguyên cớ là Nho giáo thiếu khuyết các nghi thức tông giáo mà phủ nhận vai trò giáo chủ của ông Khổng. Tôi nói như thế là để làm tỏ lối gọi của người mình từ xưa đối với cụ Khổng là : Khổng thánh nhân. Đó là lối nói tâm phục, thành kính từ tận đáy lòng mà không chút nghi ngại gì.

Hàn Phi | Cỏ Lấm Bụi Đường

Khổng Tử (551-479 tcn)

Nhưng đến thời Cận đại, có người đã không vừa lòng với học thuyết Khổng giáo. Có thể là vì do tình thế cấp bách, yêu cầu của thời cuộc mà phải làm thế chăng. Phàm người ta dù chí ngu chăng nữa, cũng chưa thấy ai chĩa mũi dùi vào một vị thánh triết từ mấy ngàn năm mà đả kích hoặc là thi triển những thủ đoạn khuynh loát, huống nữa đó lại là một vị giáo chủ ! Nếu có, đó là một kẻ thô bỉ vậy. Mà dẫu ta có dốc sức đả kích ông Khổng Tử cả đời, ta cũng biết rằng rốt cuộc chẳng làm tổn hại tới ngài chút nào. Nói quá đi nữa, sự đả kích của ta thậm chí nếu có làm mất đi ngôi vị thánh tiên sư đại thành của ngài, thì ta há dám chiếm lấy mà thay chăng ? Do vậy mới thấy đám học giả Trung Quốc gần đây như bọn Ngô Ngu, Trần Độc Tú, Ngô Trĩ Huy,.... có nêu ra những chỗ tỳ vết của học thuyết Khổng Tử, cũng là vì do yêu cầu thời thế mà thôi. Chẳng đừng được mới phải bài trừ, coi Khổng giáo như đối địch với các trào lưu tư tưởng mới, cũng quyết không phải đại mạo phạm mà khai tội bậc thánh xưa đâu. ]
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

ĐẠO KHỔNG CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO?

ĐẠO KHỔNG CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO?
(Peter Berger)
 
Tờ New York Times ngày 5 tháng Hai 2012 có một bài viết về viện Khổng học tại Hàn Quốc. Nó là một trong số 150 học viện (seawon) tương tự trong nước. Chương trình chủ yếu của chúng bao gồm những buổi tu học, đặc biệt dành cho học sinh. Chương trình này, rõ ràng là rất gắt gao, nhằm để giáo dục phép ứng xử và nghi thức đạo đức (cả hai đều liên quan mật thiết đến tư tưởng Khổng giáo). Park Seok-hong, người đứng đầu học viện vốn được thành lập từ năm 1543, giải thích vai trò căn bản của những chương trình này: “Chúng tôi có thể đã phát triển kinh tế, nhưng đạo đức của chúng tôi đang đứng trước ngưỡng sụp đổ.”
Đọc thêm »

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Khổng tử: Đạo lý sáng suốt của người quân tử là cao xa, rộng lớn


Khổng tử:
Đạo lý sáng suốt của người quân tử là cao xa, rộng lớn
(Tác giả: Zhi Zhen)
Nhấn thanks để ủng hộ Blog


Khổng Tử
Trong thời kỳ Khổng Tử chu du liệt quốc của Trung Hoa, lúc đi ngang qua đất của nước Trần và Thái thì đoàn người của ông không còn lương thực nữa. Đối diện trước hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn ngồi giữa hai gốc cây dạo đàn, ca hát, và soạn nhạc trong cuộc hành trình.

Học trò của ông, Tử Lộ, cảm thấy lo lắng, mới hỏi, “Thưa Thầy, Thầy vẫn ca hát ngay cả trong hoàn cảnh này. Đây có phải là một đòi hỏi trong cách cư xử về lễ nghĩa chăng?”

Khổng Tử không trả lời cho đến khi ông đàn xong một khúc nhạc. Sau đó ông nói, “Này Tử Lộ, dưới tình huống như vậy, người quân tử diễn tấu âm nhạc là để loại bỏ lòng kiêu hãnh của chính mình, trong khi kẻ tiểu nhân chơi nhạc là để dẹp đi sự sợ hãi của chính họ. Ngươi theo ta mà không thực sự hiểu ta sao?”

Khổng Tử đưa cho Tử Lộ một tấm khiên và bảo anh ta múa vũ với cái khiên này. Sau khi múa ba lần, Tử Lộ lấy lại bình tĩnh.

Một học trò khác, Tử Cống, thưa rằng, “Con đường Đạo của Thầy đã đạt đến cảnh giới rất cao, cho nên người trong thiên hạ không dễ gì chấp nhận. Thầy có thể hạ tiêu chuẩn của Thầy xuống một chút được không?”
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Khổng Tử và cuộc mưu cầu hạnh phúc nhân sinh


Khổng Tử và cuộc mưu cầu hạnh phúc nhân sinh

Herrlee G. Creel (1905-1994)

Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh nhân cách, tài năng trí tuệ, và những thành tựu cá nhân. Chúng ta không thể nào giải thích cặn kẽ được sự xuất hiện của các nhân vật như thế, nhưng nhờ xem xét các hoàn cảnh sinh bình của họ, ít nhất ta cũng có thể hiểu thêm về họ.

Dù nỗ lực nhưng chúng ta vẫn thấy khó hiểu được Khổng Tử, vì biết bao truyền thuyết về ông đã tích lũy qua nhiều thế kỷ khiến ta rất khó thấy được sự thật. Các thêm thắt tô điểm này phát xuất từ hai động cơ khác biệt. Một mặt, những kẻ trung thành với Khổng Tử bấy lâu vẫn hằng mong xưng tán ông và vì thế đã thực hiện những điều sùng tín, như tạo ra một gia phả đầy thêm thắt, cho rằng tổ tiên xa xôi của ông cũng là hoàng tộc. Mặt khác, những kẻ mà quyền lợi của họ bị nhà tư tưởng cách mạng họ Khổng đe dọa đã tìm cách và đã thành công phần nào vô hiệu hóa những tấn công của ông vào đặc quyền đặc lợi của họ bằng cách xuyên tạc và diễn giải sai lạc những lời nói của ông. Vì thế, công việc an toàn duy nhất của ta là gạt bỏ những truyền thuyết thêm thắt về cuộc đời và tư tưởng của ông, và ta chỉ tin vào những bằng chứng mộc mạc hơn, có thể thu thập từ các văn bản được chứng minh là cổ xưa và khả tín.

Đọc thêm »

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Đức Khổng, vị thánh nhân chân thực

Đức Khổng, vị thánh nhân chân thực
 
(Trích bài viết của BS, Nguyễn Văn Thọ)

A. VÌ KHIÊM CUNG, ĐỨC KHỔNG KHÔNG BAO GIỜ TRỰC TIẾP XƯNG MÌNH LÀ THÁNH NHÂN

Khổng Tử
Người Á Đông vốn dĩ trọng sự khiêm tốn và tế nhị, nên không bao giờ đề cao mình.
Ngay đến vua chúa cũng xưng mình là Quả Nhân, là Cô Gia, chứ đừng nói chi đến thường dân.
Những chữ «bỉ nhân», «bần đạo», «ti chức», v.v… là những tiếng nói rất thông thường và toàn là ngụ ý tự ti, tự hạ.
Đó là chủ trương:
«Hữu xạ tự nhiên hương,
Hà tất đương phong lập.»
Tạm dịch:

«Có xạ thời tất có hương,
Cần chi đầu gió, phô trương với người.»
Đức Khổng vì thế không bao giờ lớn tiếng xưng mình là «thánh nhân».
Đọc thêm »

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Giá Trị Nho Học của Khổng Tử


Muốn đánh giá một học thuyết chẳng phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, đời nay người ta đã khẳng định, giá trị của Nho học ít nhất có hai điểm chính sau đây:
Điểm thứ nhất là, phát huy nguồn năng TÌNH THƯƠNG. Các môn sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học và văn hóa học đời nay, đều có giải thích rằng:
1/- Sự trưởng thành liên tục trong hình thức sinh tồn của vạn vật;
2/- Sự sinh nở và tồn tại liên tiếp của các chủng loại;
3/- Sự chỉnh hợp và duy trì sức khỏe của cá nhân;
4/- Sự thừa kế và thịnh vượng của văn hóa xã hội, nhất nhất đều cậy vào nguồn năng TÌNH THƯƠNG. Nay ta hồi cố lại lịch sử cổ xưa cái chết của SOCRATES, triết gia Tây phương (469 - 399 TR.KN.TL.), Chúa JÉSUS bước lên thập tự giá, lòng từ bi của Phật tổ THÍCH CA MÂU NI cùng thuyết "Nhân ái" của Khổng Tử, đều đã ấn chứng cho sức mạnh vô biên của "năng lượng tình thương", vốn dĩ tồn tại trong bất cứ một con người nhỏ bé, phàm phu tục tử nào, thậm chí cả trong các loài động vật vô tri. Vậy chính phạm vi phóng xạ của năng lượng tình thương đó, rộng hay hẹp và nhiều hay ít, là mức độ vĩ đại của một con người, cuơng là khuôn thước để đo lường giữa nhân vật vĩ đại và con người tầm thường. Khổng Tử chẳng những chỉ tuyên dương NHÂN ái, mà còn khẳng định sức mạnh của tình thương qua câu "Nhân giả tất hữu dũng" (Kẻ có lòng nhân ắt là người can đảm).
Đọc thêm »

Chủ Thuyết Nho Học của Khổng Tử


Nguyên chữ "Nho", có nghĩa là người hành nghề dạy học mà Khổng Tử là người khởi xướng. Sau đó có nhiều học thuyết ra đời, một số được xếp ngang hàng với Khổng học, cho nên lúc bấy giờ, người ta coi "Nho" là một học phái do Khổng Tử khởi xướng.
Trước sau Khổng Tử đã dạy đến hơn ba ngàn học trò. Những kẻ sĩ khác thấy vậy cũng noi theo, mở rất nhiều lớp tư thục, số người theo học càng ngày càng đông, đó là cái mốc trong lịch sử, cũng là một bước tiến vô cùng quan trọng của nền văn hóa Trung Hoa. Riêng với Khổng Tử, động cơ thúc đẩy Ngài từ quan đi dạy bọc, là nhằm mục đích tạo thành một tập đoàn trí thức Nho học, đi cổ động chấn hưng nền luân lý tôn pháp trong chế độ phong kiến nhà Chu, lấy "Trung hiếu làm đầu, đang bị chư hầu phá hoại, bởi vua chúa nước nào cũng chỉ biết tranh quyền đoạt lợi mà thôi. CÓ lẽ lúc đó chính Khổng Tử cũng chẳng ngờ, là một khi đã có nhiều phần tử trí thức xuất thân từ giới bình dân, đông chừng nào, thì việc chấn hưng lại nền luân lý cổ truyền càng khó khăn thêm chừng nấy. Hậu quả đó đã được chứng minh, từ cuối thời Xuân Thu sang thời Chiến quốc, có nhiều học thuyết khác mọc lên như nấm, họ không công nhận thứ luân lý tôn pháp, trong đó có sự bất bình đẳng, nếu cứ theo chế độ phong kiến nhà Chu.
Đọc thêm »

Khổng Tử

 
551 – 479 trước Công Nguyên


SƠ YẾU CUỘC ĐỜI

Đọc thêm »

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

KHỔNG TỬ LUẬN VỀ CÁCH ĐỐI XỬ MỌI NGƯỜI


Khổng tử đã chỉ ra lòng “Nhân” là một loại lý tưởng chính trị của xã hội, và cũng là một loại nguyên tắc về đạo đức luân lý. Nội dung của “Nhân” nhấn mạnh đến sự quan tâm và yêu thương người khác. Từ đạo lý về tư tưởng “Nhân ái”, ông đã đề xướng lòng trung thành và tha thứ. Tư tưởng “trung-thứ” của Khổng Tử đã hình thành những đức tính đẹp đẽ truyền thống của dân tộc Trung Hoa như tính thành thật, không dối trá, nhẫn nại, khoan dung, và dùng Thiện tâm đối với người. Nó có ảnh hưởng sâu rộng, và vẫn còn mang một ý nghĩa giáo dục rất thâm sâu trong xã hội ngày nay.

Dùng lòng chân thành làm căn bản


Có một lần, Khổng Tử và các học trò của ông bàn luận về cách đối xử với người. 
Tử Lộ nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; nếu họ đối xử không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”
Khổng Tử phê bình cách này: “Đây là cách làm của những người không có đạo đức lễ nghiã.”
Tử Cống nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không đối xử tốt với con, con sẽ chỉ dẫn cho họ theo hướng thiện.”
Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa những người bạn”.
Nhan Tử nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; Nếu người khác không đối xử tốt với con, con vẫn dùng thiện ý đối tốt với họ, và chỉ dẫn họ theo hướng thiện.”
Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa thân nhân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thiên hạ bằng lòng chân thành, thì mới thực sự là dùng thiện tâm để đối xử với người!”
Đọc thêm »

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Đức Khổng, một sử gia - (B.S Nguyễn Văn Thọ)

Đức Khổng, một sử gia
(Trích bài viết của B.S Nguyễn Văn Thọ)

Không ai có thể chối cãi được rằng đức Khổng là một sử gia lỗi lạc, vì Ngài đã có công san định và biên soạn hai bộ sử lớn của Trung Quốc:
1- Kinh Thư, từ thời Nghiêu (2356- 2255) đến Tần Mục Công (659- 620) gồm khoảng 1723 năm.
2- Xuân Thu từ năm Ẩn Công I (721) đến năm Ai Công 14 (481) gồm 242 năm.
Qua trung gian hai bộ sử ấy, đức Khổng đã cho ta thấy lại những hoạt động, những lời lẽ, những nguyện ước, những đường lối, những cách tiếp nhân xử sự của người xưa, nhất là của những người cầm đầu dân nước.
Nhưng đức Khổng chép sử, không phải là ký ngôn, ký sự một cách máy móc. Ngài đã lựa chọn sự việc, tùy nghi mà tường lược, tùy sự mà khen chê.
Kinh Thư thì lựa việc, lựa chuyện, lựa lời, để đem trình bày.
Xuân Thu thì trình bày mọi sự việc, mọi công chuyện đã xảy ra, nhưng trình bày với một bút pháp đặc biệt, bằng những danh từ, những từ ngữ chọn lọc rất tinh tế, để khéo léo mà nói lên lời khen chê.
Đọc thêm »