This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý luận-Phê bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý luận-Phê bình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Thơ và công chúng

THƠ VÀ CÔNG CHÚNG

Hình chỉ mang tính minh họa
Thiết nghĩ, so với văn, thơ là một cái gì rộng hơn. Văn − văn xuôi nghệ thuật và "văn chương" nói chung − gắn chặt với ấn loát: nó phải được thực hiện, được "xã hội hóa" thông qua trang giấy in hàng loạt − trên tờ báo hoặc quyển sách. Đọc − mà thường đọc thầm − là cách thức chủ yếu gần như duy nhất của người thưởng thức văn xuôi. Với thơ, tình hình không hoàn toàn giống như vậy. Ở bất cứ dân tộc nào, thơ cũng là nghệ thuật ngôn từ ra đời sớm hơn hẳn so với văn xuôi, − một ngành nghệ thuật ngôn từ khác. Và nếu sự xuất hiện của văn tự và nhất là của nghề in, của một loại sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt − là một thuận lợi lớn kích thích sự phát triển của văn xuôi, nhất là thể truyện, thì tình hình đó lại như "đe dọa" đối với thơ: khuôn thơ vào trang in cũng có cái gì đó giống như gò bàn chân cỡ lớn vào đôi giày quá chật. Mác có lần đã hóm hỉnh nhận xét rằng "Nàng Thơ" đành phải biến mất trước cỗ máy in. Có lẽ nếu có sự "khủng hoảng" nói chung của thơ, thì thời điểm bắt đầu là từ lúc có cỗ máy in đó chăng? Tất nhiên qua nhiều thế kỷ, thơ đã phải làm quen với hoàn cảnh mới ấy, các thi sĩ đã đứng chung trong hàng ngũ nhà văn để cùng trông chờ vào khả năng in ấn với một sự sốt ruột ngang nhau.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Nữ tính trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nữ tính trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nhà phê bình Đặng Tiến - Ảnh: thotanhinhthuc.org
Bà huyện Thanh Quan  là một nữ sĩ thời Nguyễn sơ. Về tiểu sử của bà không được đầy đủ lắm. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh nho, sinh quán tại làng Nghi-tàm, huyện Thọ-xương (nay là huyện Hoàn-long, tỉnh Hà-đông). Bà lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lê Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt-áng, huyện Thanh-trì, tỉnh Hà-đông, đỗ Cử nhân năm 1821, được bổ làm Tri huyện Thanh-quan (hiện nay là phủ Thái-ninh, tỉnh Thái-bình). Do đó, nữ sĩ được gọi là Bà Huyện Thanh-Quan.

Về những tác phẩm chữ nôm của Bà, hiện nay chỉ còn truyền tụng một số những bài thơ thất ngôn Đường thi, như: “Thăng-long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua Đèo Ngang”, “Cảnh thu”, “Nhớ nhà”, “Cảnh chiều hôm”.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Phê bình văn học hiện nay: Cái thiếu và cái yếu

Phê bình văn học hiện nay: cái thiếu và cái yếu
(Phạm Xuân Nguyên)
Tham luận tại Toạ đàm "Phê bình văn học - Bản chất và đối tượng"
do Viện Văn Học tổ chức tại Hà Nội ngày 27.5.2004

 "Phê bình chỉ có sức mạnh một khi mỗi câu viết ra dù thành công hay thất bại của nó đều ít nhiều liên quan đến số phận của nhân loại...Nhà phê bình văn học ngày nay chỉ hoàn thành được nhiệm vụ của mình một khi đi quá giới hạn của nhiệm vụ ấy và ghi nhận trên những dòng viết của mình phần nào sự chấn động trên mặt đất mà anh ta đang đứng... Sẽ quá thiển cận nếu cho rằng sở dĩ có tình trạng khô cằn của phê bình là do tình trạng khô cằn của sáng tác. Căn nguyên thật sự ở đây là do văn hoá đã bị vô hiệu hoá ." (Theodor W. Adorno, 1952).

Trước hết cần có sự phân biệt thể loại "phê bình" và "nghiên cứu", ở ta. Tôi nhấn mạnh là ở Việt Nam ta, bởi vì trong tiếng Tây chữ "criticism" là bao hàm cả hai, nhưng ở ta nói phê bình và nghiên cứu là khác nhau. Phê bình văn học, hiểu theo ở ta, là khen chê một tác phẩm khi nó vừa ra đời, xem nó hay dở thế nào, cố nhiên là theo những tiêu chuẩn thẩm mỹ nhất định. Phê bình là cái đó, tại đây, ngay lúc này. Một tiểu thuyết vừa ra, một truyện ngắn vừa đăng, một bài thơ vừa xuất hiện, người đọc, và cả các nhà văn nhà thơ, muốn chờ nghe ý kiến nhà phê bình xem hay dở thế nào. Nguyễn Du không biết, không cần biết, "tam bách dư niên hậu" cuốn truyện Đoạn Trường Tân Thanh của mình sẽ sinh ra bao nhiêu công trình khảo cứu, nghiên cứu, nơi thực hành kiểm nghiệm các lý thuyết văn học của mỗi thời đại, nhưng ông cần, rất cần (tôi dám chắc thế) những lời phẩm bình, nhận xét của những bạn văn tri âm tri kỷ đương thời, những "siêu người đọc", nói theo ngôn ngữ thời nay. Trong lĩnh vực này, nhà phê bình giỏi phải là người có "con mắt xanh" biết "anh hùng đoán giữa trần ai", phát hiện và đề cao những giá trị đang tức thời nhưng sẽ là lâu dài, giúp người đọc cảm, hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Hoài Thanh là nhà phê bình đúng nghĩa của từ này, khi sống giữa lòng Thơ Mới ông đã "đọc tất cả một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở" để chọn ra những tác phẩm, những tác giả ông thấy là xuất sắc, tiêu biểu, góp thành Thi nhân Việt Nam với những nhận xét, phẩm bình, đánh giá, nhiều phần tinh tế, chính xác, có phát hiện. Thời gian đã khẳng định cách đọc phê bình và cách viết phê bình của Hoài Thanh. Rất nhiều những chuyên luận, luận văn về sau này nghiên cứu sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật, thế giới thơ ca của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tế Hanh..., các tác giả có độ lùi thời gian, có quá trình nghiền ngẫm phân tích, có các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mới mẻ, đưa lại nhiều khám phá mới về các tác gia Thơ Mới, kết quả những nghiên cứu đó cho thấy những tiên cảm, nhạy cảm của Hoài Thanh với tư cách nhà phê bình đối với các nhà Thơ Mới là đúng, nhiều khi là đúng cơ bản. Thử lấy một thí dụ. Viết về Xuân Diệu, ông chỉ ra hai đặc điểm của nhà thơ này: "say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình", và, "mới nhất trong các nhà thơ mới" . Tất cả các nghiên cứu sau này về Xuân Diệu, có thể nói, không ra ngoài nhận định xác đáng này của Hoài Thanh.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Án văn chương cũng có ba bảy đường

Án văn chương cũng có ba bảy đường
(Lại Nguyên Ân)

Hình chỉ mang tính minh họa
Tôi còn nhớ cái ấn tượng cách đây trên hai chục năm, ở sân thư viện lần đầu tiên được bạn bè chỉ cho thấy tận mắt một trong những người mà nay được kể vào hàng những nhà văn từng chịu một trong các án văn chương. Khuôn mặt như nhăn nhúm xệch xạc, tóc râu lởm chởm, áo quần nhàu nát, dáng đi vẹo vọ… Cái dáng hình kẻ chịu nạn ấy, tôi đang muốn coi như tiêu biểu của một loại số phận thì ít lâu sau lại được thấy một hình ảnh khác. Một người cũng trong số phận ấy, nhưng có dáng vẻ như là vô lo, quần soọc xe đua tới thư viện, nhanh nhảu vừa hỏi mượn sách báo, tìm tra từ điển, vừa ghé tai chọc đùa hết người quen này đến người quen khác, nhởn nhơ như chẳng có chuyện “chịu án” chi cả, mặc dù đến lúc ấy ít ra ông vẫn phải tuân thủ một hình phạt: không được phép đăng bài, ký tên trên báo chí…
Đọc thêm »

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Nguyễn Du và trăng

Nguyễn Du và trăng
(Đỗ Ngọc Thạch)
Nhấn thanks để ủng hộ Blog

 
 
Trong Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có bài Ký Huyền Hư tử (Gửi Huyền Hư tử) rất đáng chú ý. Lâu nay người ta vẫn cho rằng Huyền Hư Tử là tên hiệu một người bạn của Nguyễn Du, không rõ tên thật là gì.

Song nếu ta suy nghĩ kỹ về hai câu tả mây và trăng (phù vân, minh nguyệt – câu 5 và câu 6) thì sẽ có thể thấy rằng ở đây chẳng có người bạn nào cả mà hai chữ Hư Tử đã có nghĩa như vậy: người không có thực! Bài thơ Gửi Huyền Hư Tử chính là lời tâm sự của Nguyễn Du chỉ biết gửi cho mây, cho trăng: trăng ở đây là người bạn “lặng lẽ không lời” đêm đêm của Nhà thơ. Điều này phù hợp với nỗi niềm chất chứa của Tố Như “Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ” (Ta có một tấc lòng không biết ngỏ cùng ai) – không thể nói với ai thì chỉ có thể nói với Trăng:
Đọc thêm »

Thi Trung Hữu Nguyệt

Thi trung hữu nguyệt

(Tác giả: Đỗ Ngọc Thạch)
Nhấn thanks để ủng hộ Blog

Lý Bạch(*) là nhà thơ lớn thời Đường, là một ngôi sao sáng chói trên thi đàn Trung Quốc từ thời nhà Đường đến nay. Người ta thường gọi ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lý Bạch).

Học giả Lý Dương Băng trong "Thảo Đường Tập Tự" đã có câu nói bất hủ về thiên tài Lý Bạch “Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân” (Hàng ngàn năm chỉ có một mình ông mà thôi). Hơn một ngàn bài thơ của Lý Bạch còn để lại có một ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử văn học Trung Quốc và được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian. Ở Trung Quốc cũng như trên thế giới, nhiều học giả đã dày công nghiên cứu thi ca Lý Bạch và luôn tìm thấy những vẻ đẹp mới của thơ Lý Bạch. Thơ của Lý Bạch rất giản dị tự nhiên, không cầu kỳ chải chuốt, gọt dũa mà ý thơ sâu sắc, có sức truyền cảm mạnh mẽ và sức quyến rũ một cách lạ lùng. Người ta gọi Lý Bạch là “Người Trung Hoa kim cổ kỳ nhân” chính vì vậy.
Đọc thêm »