This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Trăng Vỡ

TRĂNG VỠ
- Tuyệt Tình -

Vầng trăng xưa đó hẹn thề
Thủy chung mình sẽ chẳng hề rời xa
Dẫu cho bão tố phong ba
Tình ta vẫn mãi mặn mà có nhau

Dòng đời xô đẩy về đâu
Để nay mộng vỡ, phai câu nguyện thề
Cô đơn lạc bước đường về
Sầu trong tình ái, tái tê lòng này

Thương cho số phận an bài
Mỗi người một ngả chia hai đường đời
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Tình tôi nay đã phai phôi mất rồi

Người xa khuất nẻo chân trời
Nửa vầng trăng khuyết theo tôi lặng sầu ...




Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thơ Nguyễn Văn Nam

THU CỐ XỨ
(Nguyễn Văn Nam)

Nghe chiều gọi bâng khuâng…xa lắm!
Làm con tu hú giữa hè…
Không!
Lá vàng khắp nẻo
Thu đấy chăng
Thật hư…nũng nịu
Đọc thêm »

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Thơ NGUYỄN VĂN NAM

ĐƯA EM VỀ
(Tác giả: Nguyễn Văn Nam)
Em có về nơi ấy những ngày xưa,
Nơi phượng nở đốt cháy thời thương nhớ?
Buổi đầu tiên ánh mắt nhìn vụng dại,
Cặp hạt huyền lóng lánh chẳng muốn xa,
Miệng nhoẻn cười tươi thắm một đoá hoa,
Lời êm nhẹ mang theo dòng mộng ước.

Nguồn file ảnh: Nguyễn Văn Nam

Ngày xưa đó đã qua không trở lại,
Mãi còn trong bao nỗi nhớ mơ màng,
Như chất muối thấm dần trong thớ gỗ,
Của con thuyền rong ruổi biển nhiều năm;

Đọc thêm »

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Về Quảng Nghe Em

Vài lời thưa trước:

Hôm nay Hàn Phi xin giới thiệu đến quý bạn đọc gần xa những tác phẩm của cây bút trẻ Nguyễn Văn Nam. Anh là bạn trên Facebook của Hàn Phi. Việc trích đăng này đã được sự đồng ý của tác giả. Tôi mong là giới thiệu đến quý bạn đọc về những bài thơ do chính Nguyễn Văn Nam sáng tác, hoàn toàn không mang tính thương mại hay bất kỳ một ý định nào khác.

Việc tác giả cho phép tôi đăng bài thơ này lên Blog cá nhân với riêng tôi mà nói đó là một niềm vui lớn. Mong sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nét mới, lạ về thơ của tác giả đối với cuộc sống đời thường. Qua đó hy vọng quý bạn đọc có thể tìm thấy cho mình những niềm vui vậy!

Lần nữa xin chân thành cảm ơn anh Nam, cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm!

VỀ QUẢNG NGHE EM
(Tác giả: Nguyễn Văn Nam)

Em có về xứ Quảng với ta không
Thăm phố cổ ngắm đèn lồng An Hội

Thả hoa đăng bồng bềnh trôi chẳng vội
Giữa nhẹ nhàng tĩnh mịch phố đơm hoa

Em có về thăm đất mẹ cùng ta
Tiếng rất trong Thanh Hà ôm tuổi đất(1)
Ai lặng lẽ nhào khuôn bên dòng đời tất bật
Phước Kiều ơi! Vang vọng tiếng chuông đồng(2)

Bữa xa làng em còn nhớ hay không
Thợ Kim Bồng thêu hoa lên kèo cột(3)
Áo lụa tà bay nhớ Mã Châu làng dệt(4)
Thương lắm con tằm rút ruột phía Đông Yên(5)


Nguồn file ảnh: Nguyễn Văn Nam
Cùng ta về đi dạo phía Duy Xuyên
Thánh địa lặng thầm nhớ thần dân Chiêm quốc(6)
Rộn rịp Lệ Bà cầu an dân thịnh nước
Tích đọng mấy đời nay chảy mãi với Thu Bồn(7)

Ai chợt hỏi: Về không? Nghe dạ bồn chồn
Tiếng trống Lâm Yên giục chân người vào hội(8)
Bàn Thạch đây rồi em ơi đừng vội
Mua gởi quê nhà chiếu cói dệt hoa quê(9)

Đọc thêm »

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Giải thích thành ngữ: Ăn ốc nói mò

GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ: ĂN ỐC NÓI MÒ

Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò nhờ vào quan hệ nhân quả: “Ăn ốc thì nói mò” hay “Vì ăn ốc nên nói mò”, tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ ăn ốc lạnh bụng, uống rượu nhức đầu, hút thuốc khản giọng… Song, cái ý nói mò (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của ăn ốc nói mò lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa ăn ốc  nói mò không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, ăn ốc  nói mò kết hợp với nhau theo quan hệ gì? Và thành ngữ ăn ốc nói mò đã xuất hiện như thế nào? 

Có người cho ăn ốc nói mò có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lý lẽ, song chưa thể yên tâm được. Nói mò trong ăn ốc nói mò không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu mà là nói hú họa, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.

Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện - giả định giữa việc ăn ốc và việc mò ốc: “muốn ăn ốc phải mò ốc” để cắt nghĩa xuất xứ của ăn ốc nói mò. Nhưng tại sao ý “muốn ăn ốc phải mò ốc” lại liên hệ được với ý “nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cứ” của ăn ốc nói mò đã nêu trên?

Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ  là động từ (mò ốc, mò cua…) và một từ  là trạng từ (nói mò, đoán mò...).  trong ăn ốc nói mò chính là từ mò trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa ăn ốc  mò ốc nêu trên là không có lý. Điều cần làm rõ ở đây là (nói)  đã đi vào ăn ốc nói mò bằng con đường nào?

Trong lời ăn tiếng nói của dân gian, bên cạnh ăn ốc nói mò chúng ta còn gặp các cách nói ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay. Ăn măng nói mọc dùng chỉ sự bịa đặt, dựng chuyện, vu khống; ăn cò nói bay nói về thói chối bay, chối phắt, coi như không có, không biết điều đó có xảy ra thật. Ở hai cách nói này, gánh nặng ý rơi vào các vế sau, (nói mọc, nói bay), giống như cách nói ăn ốc nói mò. Và, vế đầu (ăn măng, ăn cò) dường như chỉ giữ chức năng cấu tạo hình thái chứ không mang chức năng biểu ý. Đây là một loại các trúc độc đáo rất hiếm thấy trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể hình dung cơ chế tạo lập kiểu cấu trúc như sau:

1. Có một “từ” A biểu thị một hiện thực, ví dụ “mọc” trong thành ngữ ăn cò nói bay… ăn măng nói mọc biểu thị tính hay vu khống, dựng chuyện ở một loại người nào đó.   

2. Do nhu cầu diễn đạt có tính hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn, người ta đã tạo ra lối nói mới dựa trên khuôn mẫu của cách nói đã có trước trong ngôn ngữ. Cách nói mới này được xây dựng theo nguyên tắc :

- Tìm trong ngôn ngữ một từ (B) có quan hệ logic với A, sao cho được một quan niệm khi kết hợp với A (theo trật tự AB hoặc BA) hợp với logic nhận thức người bản ngữ. Ví dụ: nếu A là mọc thì B phải là măng (hay trăng, răng...), vì nói măng mọc (hay trăng mọc, răng mọc…) đều có thể quan niệm được. Còn nếu A là bay thì B phải là cò (chim, cờ, lá…bay ) vì nói chim bay (cờ bay, lá bay)… đều hợp logic.

- Tùy vào đặc tính phạm trù của điều được nói đến và của hiện thực do B biểu đạt, tìm một hình thức (từ hoặc tổ hợp từ) có khả năng tương kết với AB (BA) theo luật này hay khác (chẳng hạn, đối với điệp) để tạo thành khuôn của cách nói mới. Chẳng hạn, điều được nói tới trong ăn măng nói mọc (ăn ốc nói mò, ăn cò nói bay,…) có thể quy vào phạm trù ứng xử nói năng, do đó, các từ được chọn làm các yếu tố cấu trúc có thể là ăn nói, lời lẽ, nói năng…

Vì B là từ chỉ sự vật thuộc phạm trù cái ăn được, nên người nói đã chọn từ ăn nói trong số các từ trên tương kết với măng mọc. Cuối cùng, dùng luật đối và điệp, vốn là biện pháp được dùng rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt với tư cách là chất gắn kết các yếu tố A, B để tạo thành khuôn mới. Cụ thể ăn măng nói mọcđược phân tích ra như sau: Ăn nói tương kết với măng mọc nhờ luật đối và điệp tạo thành ăn măng nói mọc giống như dân gian đã dùng các từ ong bướm  lả lơi để tạo ra thành ngữ bướm lả ong lơi hoặc dùng các từ đi mây về gió. Ăn cò nói bay và ăn ốc nói mò đều được tạo thành theo con đường nói trên.
                                                                                                          (Nguồn: Tham khảo)

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Thơ và công chúng

THƠ VÀ CÔNG CHÚNG

Hình chỉ mang tính minh họa
Thiết nghĩ, so với văn, thơ là một cái gì rộng hơn. Văn − văn xuôi nghệ thuật và "văn chương" nói chung − gắn chặt với ấn loát: nó phải được thực hiện, được "xã hội hóa" thông qua trang giấy in hàng loạt − trên tờ báo hoặc quyển sách. Đọc − mà thường đọc thầm − là cách thức chủ yếu gần như duy nhất của người thưởng thức văn xuôi. Với thơ, tình hình không hoàn toàn giống như vậy. Ở bất cứ dân tộc nào, thơ cũng là nghệ thuật ngôn từ ra đời sớm hơn hẳn so với văn xuôi, − một ngành nghệ thuật ngôn từ khác. Và nếu sự xuất hiện của văn tự và nhất là của nghề in, của một loại sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt − là một thuận lợi lớn kích thích sự phát triển của văn xuôi, nhất là thể truyện, thì tình hình đó lại như "đe dọa" đối với thơ: khuôn thơ vào trang in cũng có cái gì đó giống như gò bàn chân cỡ lớn vào đôi giày quá chật. Mác có lần đã hóm hỉnh nhận xét rằng "Nàng Thơ" đành phải biến mất trước cỗ máy in. Có lẽ nếu có sự "khủng hoảng" nói chung của thơ, thì thời điểm bắt đầu là từ lúc có cỗ máy in đó chăng? Tất nhiên qua nhiều thế kỷ, thơ đã phải làm quen với hoàn cảnh mới ấy, các thi sĩ đã đứng chung trong hàng ngũ nhà văn để cùng trông chờ vào khả năng in ấn với một sự sốt ruột ngang nhau.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính


Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

(Nguyên tác: Chu Văn An)

月夕步仙遊山松徑 
朱文安 

緩緩步松堤, 
孤村淡靄迷。 
潮回江笛迥, 
天闊樹雲低。 
宿鳥翻清露, 
寒魚躍碧溪。 
吹笙何處去, 
寂寞故山西。 



Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính 
Đọc thêm »

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Thơ Hồ Xuân Hương

THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Hôm nay Hàn Phi-Nguyễn Xuân Thiết xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương bao gồm cả bản chữ Hán Nôm có phiên âm ra. Xin mời bạn đọc thưởng thức!


CẢNH THU

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang Sơn say chắp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cảnh cũng ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.
---******---


TỰ TÌNH THƠ

Tiếng gà xao xác gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không thua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đã hẳn chịu già hom
Đọc thêm »

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Em hãy còn thơ

EM HÃY CÒN THƠ
(Lưu Trọng Lư)

Thuở ấy, tôi còn học ở trường Quốc học Huế. Năm tôi trọ ở nhà bà Vĩnh thì tôi vừa lên năm thứ ba ban Thành chung. Bà Vĩnh không phải là một người “nấu cơm” cho học trò. Bà là vợ hầu một ông Phủ đã về hưu. Ông Phủ thường ở nhà quê, gần dưới Truồi. Một năm ông chỉ lên Huế một lần vào độ sau ngày đông chí, đến hết mùa đông thì ông lại trở về Truồi với bà vợ cả. Năm nào cũng chừng mực như thế, kể ông còn đứng đắn hơn thời tiết nữa. Nhưng ông ấy không dính dáng gì đến chuyện tôi kể đây. Mà cả bà ấy cũng vậy. Chỉ có người con gái yêu quý, nhưng…

Ta hãy trở về khoảng chín, mười năm về trước, khi người viết truyện này còn là một cậu học trò. Bấy giờ tôi mới mười bảy tuổi, tôi không đẹp, không bảnh nhưng mà béo tốt hơn bây giờ nhiều. Hồi đó tôi còn là một kẻ thích thể thao và thích nhất là bơi lội. Có một bận tôi đã bơi qua sông Hương và suýt nữa khắp kinh thành sắp nói đến tôi, nếu tôi đã chết đuối. Ngực tôi rất nở, và tôi lấy thế làm kiêu hãnh vô cùng. Tôi thường chỉ vào đấy và nói với nhiều bạn tôi: “Chỉ có tôi mới là đáng sống và thế giới sẽ thuộc về những người có những bộ ngực như tôi”. Ý tôi còn muốn nói: “Trong ấy có cả những người đàn bà, cũng thuộc về tôi nữa”. Nhưng than ôi! Tôi đã lầm một cách cay độc. Thuở ấy, chưa có phong trào thể thao phụ nữ, các bà các cô chưa quý những bộ ngực nở. Và cái khiếu thẩm mỹ của họ, lúc bấy giờ, cũng chưa được trau dồi, mở mang: họ chỉ thích những cái gì yếu ớt, lả lướt, thướt tha. Nở nang, hùng hồn, như cái ngực của tôi, họ không cho là đẹp. Tôi cũng không trách họ, ngay bọn đàn ông lúc bấy giờ cũng không hơn gì họ, cũng vẫn chưa biết quý trọng những cái vẻ khỏe, những đôi vú nở. Âu là thiên hạ lúc bấy giờ đều chậm trễ cả, duy có tôi là tiến mà thôi, duy có tôi là có óc thẩm mỹ khác người mà thôi. Nhưng chuyện tôi kể đây không phải là chuyện một bộ ngực, mà là chuyện cái vật thiêng liêng, quý hóa, giấu ở trong bộ ngực ấy. Chuyện một tấm lòng. Một tấm lòng muốn yêu, tha thiết yêu, khao khát yêu. Vâng, tôi đã yêu từ khi tôi mới bắt đầu cái năm thứ mười bẩy. Yêu, điều ấy không sao! Nhưng khốn nỗi tôi đã yêu một cách thẳng thắn, trực triệt quá, yêu với một “tinh thần thể thao”. Ở đây, các bạn đã bắt đầu thấy sự liên lạc cái ngực nở của tôi, với câu chuyện tâm tình mà tôi sắp kể.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Cái xứ dở dang

Cái xứ dở dang
(Phan Khôi)

Ta thường thấy đại phàm cái chí mà không thành cái chí, hữu danh vô thiệt, tuy có nhưng có một cách lỡ dở, lứa mứa(*) chớ không phải có một cách chắc chắn, hoàn toàn, thì người ta đều cho nó là "dở dang".

Nhớ trong Truyện Kiều cũng có câu : "Dở dang nào có hay gì !".

 Toàn quyền Đông Dương Rodier
Giải sơ cái nghĩa hai chữ "dở dang" như thế rồi ngồi mà nghĩ đến hiện tình của xứ ta, thì té ra trăm cái, cái chi cũng là "dở dang" hết thảy.

Này xem từ trên chí dưới.

Trước hết là quan thống đốc. Tuy có một quan thống đốc mà quan thống đốc ấy sắp phải đ... đứng dậy nay mai. Cách vài bữa rày, ngài đã đánh điện tín về tây xin chánh phủ lựa một người để tạm chức. Còn quan thống đốc mới của ta thì xưa rày tuy đã nghe tên, nhưng bây giờ còn đương nằm bộng đâu bên "mẫu quốc" kia, ta chưa thấy mặt !
Đọc thêm »

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Hướng mở cho nghiên cứu thể loại

Hướng mở cho nghiên cứu thể loại

Ralph Cohen(*)

Nghiên cứu thể loại lớn hơn một kiểu tiếp cận tới văn chương, hay tới thể chế xã hội hay thực tiễn khoa học; nó phân tích quá trình thu nhặt, tích lũy tri thức của chúng ta, bao gồm những thay đổi mà tri thức đó trải qua. Bản thân nghiên cứu thể loại đã trải qua những thay đổi từ quan điểm của Plato và Aristotle về thơ ca và bi kịch đến thể loại với tư cách là những phân loại chủ yếu cho các thể loại diễn ngôn của cuộc sống hàng ngày. Chính thuật ngữ “thể loại” là một ví dụ về sự biến hình từ “loài” trước đó. “Loài” đã gắn với “họ” và là một quá trình phân biệt hành vi nhóm bằng việc gán sự lệ thuộc của nó cho dòng họ hoặc tộc loại. “Loài” trải qua những thay đổi hình thái thành “Thể loại” vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, một thuật ngữ hậu tiến hóa có lẽ bắt nguồn từ “gens” (người – trong tiếng Pháp), và thay đổi từ một khái niệm tinh lọc hơn sang một khái niệm ít xác định hơn…

Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi M. Bakhtin và tiếp đó là Tzevan Todorov thay đổi hướng nghiên cứu thể loại từ nghiên cứu phân loại sang nghiên cứu chức năng của nó trong diễn ngôn và hành vi con người. Và mặc dù đã có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu tiểu thuyết và tác phẩm phi văn chương, song vẫn có một vài nỗ lực hình dung nghiên cứu thể loại như một lý thuyết hành vi hoặc như một lý thuyết có thể cung cấp một cái nhìn hướng vào bên trong nghệ thuật và khoa học(3).
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Thơ Đường và tranh

THƠ ĐƯỜNG VÀ TRANH

Hôm nay Hàn Phi xin trích giới thiệu những  vần thơ Đường viết trên tranh rất đẹp! Kính mời quý bạn đọc thưởng lãm!




Đọc thêm »

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Nữ tính trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nữ tính trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nhà phê bình Đặng Tiến - Ảnh: thotanhinhthuc.org
Bà huyện Thanh Quan  là một nữ sĩ thời Nguyễn sơ. Về tiểu sử của bà không được đầy đủ lắm. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh nho, sinh quán tại làng Nghi-tàm, huyện Thọ-xương (nay là huyện Hoàn-long, tỉnh Hà-đông). Bà lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lê Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt-áng, huyện Thanh-trì, tỉnh Hà-đông, đỗ Cử nhân năm 1821, được bổ làm Tri huyện Thanh-quan (hiện nay là phủ Thái-ninh, tỉnh Thái-bình). Do đó, nữ sĩ được gọi là Bà Huyện Thanh-Quan.

Về những tác phẩm chữ nôm của Bà, hiện nay chỉ còn truyền tụng một số những bài thơ thất ngôn Đường thi, như: “Thăng-long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua Đèo Ngang”, “Cảnh thu”, “Nhớ nhà”, “Cảnh chiều hôm”.
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian)
trong tục ngữ Việt Nam


Tục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại văn học dân gian (folklore), còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận.



Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Còn triết học - triết học nào cũng đi xa hơn "lẽ phải thông thường là tri thức khoa học, là hệ thống những quan niệm, quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và cao nhất những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội, của con người, của tư duy. Tục ngữ là văn học dân gian nên tác giả của nó là tập thể, là quần chúng nhân dân, còn triết học là một môn khoa học nên tác già của một hệ thống hoặc một tác phẩm triết học bao giờ cũng là cá nhân - là những người hoạt động trí óc chuyên nghiệp, có khả năng tư duy lý luận và có năng lực khái quát cao. Xét về cội nguồn, về thời điểm ra đời tục ngữ cũng có trước triết học. Tục ngữ đã có từ trong xã hội nguyên thuỷ, nhưng trong xã hội nguyên thủy thì chưa thể có triết học, nhiều lắm là chỉ có những mầm mống của tư tưởng triết học, hay là tư duy tiền triết học phải đến thời đại văn minh, tức là khi xã hội đã phân chia giai cấp thì triết học thực sự mới có điều kiện ra đời, nghĩa là trình độ tư duy trừu tượng và các tri thức khoa học của con người đã phát triển đến mức đòi hỏi và có khả năng khái quát các tư tưởng triết học.

Đọc thêm »

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Phê bình văn học hiện nay: Cái thiếu và cái yếu

Phê bình văn học hiện nay: cái thiếu và cái yếu
(Phạm Xuân Nguyên)
Tham luận tại Toạ đàm "Phê bình văn học - Bản chất và đối tượng"
do Viện Văn Học tổ chức tại Hà Nội ngày 27.5.2004

 "Phê bình chỉ có sức mạnh một khi mỗi câu viết ra dù thành công hay thất bại của nó đều ít nhiều liên quan đến số phận của nhân loại...Nhà phê bình văn học ngày nay chỉ hoàn thành được nhiệm vụ của mình một khi đi quá giới hạn của nhiệm vụ ấy và ghi nhận trên những dòng viết của mình phần nào sự chấn động trên mặt đất mà anh ta đang đứng... Sẽ quá thiển cận nếu cho rằng sở dĩ có tình trạng khô cằn của phê bình là do tình trạng khô cằn của sáng tác. Căn nguyên thật sự ở đây là do văn hoá đã bị vô hiệu hoá ." (Theodor W. Adorno, 1952).

Trước hết cần có sự phân biệt thể loại "phê bình" và "nghiên cứu", ở ta. Tôi nhấn mạnh là ở Việt Nam ta, bởi vì trong tiếng Tây chữ "criticism" là bao hàm cả hai, nhưng ở ta nói phê bình và nghiên cứu là khác nhau. Phê bình văn học, hiểu theo ở ta, là khen chê một tác phẩm khi nó vừa ra đời, xem nó hay dở thế nào, cố nhiên là theo những tiêu chuẩn thẩm mỹ nhất định. Phê bình là cái đó, tại đây, ngay lúc này. Một tiểu thuyết vừa ra, một truyện ngắn vừa đăng, một bài thơ vừa xuất hiện, người đọc, và cả các nhà văn nhà thơ, muốn chờ nghe ý kiến nhà phê bình xem hay dở thế nào. Nguyễn Du không biết, không cần biết, "tam bách dư niên hậu" cuốn truyện Đoạn Trường Tân Thanh của mình sẽ sinh ra bao nhiêu công trình khảo cứu, nghiên cứu, nơi thực hành kiểm nghiệm các lý thuyết văn học của mỗi thời đại, nhưng ông cần, rất cần (tôi dám chắc thế) những lời phẩm bình, nhận xét của những bạn văn tri âm tri kỷ đương thời, những "siêu người đọc", nói theo ngôn ngữ thời nay. Trong lĩnh vực này, nhà phê bình giỏi phải là người có "con mắt xanh" biết "anh hùng đoán giữa trần ai", phát hiện và đề cao những giá trị đang tức thời nhưng sẽ là lâu dài, giúp người đọc cảm, hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Hoài Thanh là nhà phê bình đúng nghĩa của từ này, khi sống giữa lòng Thơ Mới ông đã "đọc tất cả một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở" để chọn ra những tác phẩm, những tác giả ông thấy là xuất sắc, tiêu biểu, góp thành Thi nhân Việt Nam với những nhận xét, phẩm bình, đánh giá, nhiều phần tinh tế, chính xác, có phát hiện. Thời gian đã khẳng định cách đọc phê bình và cách viết phê bình của Hoài Thanh. Rất nhiều những chuyên luận, luận văn về sau này nghiên cứu sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật, thế giới thơ ca của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tế Hanh..., các tác giả có độ lùi thời gian, có quá trình nghiền ngẫm phân tích, có các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mới mẻ, đưa lại nhiều khám phá mới về các tác gia Thơ Mới, kết quả những nghiên cứu đó cho thấy những tiên cảm, nhạy cảm của Hoài Thanh với tư cách nhà phê bình đối với các nhà Thơ Mới là đúng, nhiều khi là đúng cơ bản. Thử lấy một thí dụ. Viết về Xuân Diệu, ông chỉ ra hai đặc điểm của nhà thơ này: "say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình", và, "mới nhất trong các nhà thơ mới" . Tất cả các nghiên cứu sau này về Xuân Diệu, có thể nói, không ra ngoài nhận định xác đáng này của Hoài Thanh.
Đọc thêm »