This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Con Gái....!!!!

CON GÁI......!!!

Tôi thích viết trải nghiệm lên trang giấy nhưng luôn tự ti với chính bản thân mình. Và chính đôi khi một bóng hình thoáng qua cũng là một “động lực”, một “sẻ chia” thôi thì tất cả đơn giản chỉ là một chút buồn theo gió. Nhóc nhỏ ấy luôn là vậy. Luôn dấu kín để rồi “giọt buồn cứ lăn mãi” vậy! (Xin mạo muội thay lời trích dẫn! – Hàn Phi)

Tôi tự hỏi tại sao mình mỗi ngày trông lại khác đi? Tôi đã từng là ai? Và bây giờ ai đang là tôi để sống? Mỗi sớm mai tỉnh giấc ra thấy thế giới nhạt nhòa đi mà vẫn không tin mình bây giờ đã cận, mỗi lúc nhổ vô tình được một sợi tóc bạc trên đầu cứ tưởng ai đó bôi bút xóa trắng cho những tháng ngày…

 Tôi tự hỏi mình tại sao cuộc đời tôi lại ra nông nỗi như thế này? Những lúc đi khám bệnh một mình ngồi cô đơn nhìn vết kim tiêm đang lạnh lùng hút máu, những dạo mua rất nhiều áo quần nhưng chẳng ai ngồi bình phẩm cho những phục trang mới …
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Đừng làm ếch chín trong nồi

Đừng làm ếch chín trong nồi

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa
Một tâm lýkháphổ biến của người Việt Nam đó lànước đến chân mới nhảykhi giải quyết các vấn đề của mình. Điều này thể hiện ở những vấn đề hàng ngày như quản lýsức khỏe. Nhiều người nhất quyết không muốn đi bệnh viện dùcómột số triệu chứng quan ngại ban đầu. Tâm lýkhông sao đâu nótự khỏi thôikháphổ biến. Đến khi bệnh bùng phát, không chịu được nữa mới vào bệnh viện. Nhẹ thìchạy chữa tốn kém làm tổn hao tài sản vàsức khỏe, nặng thìbệnh viện trả về vìung thư đãvào giai đoạn cuối.

Tâm lýnétránh này cũng phổ biến trong nhiều vấn đề khác. Ai cũng biết thực phẩm độc hại phổ biến nhưng “ăn thìcóhại không ăn thìchếtnên tặc lưỡi cho qua. Các cơ quan quản lýan toàn thực phẩm cũng biết nhưng mình họ không giải quyết được. Phần vìnăng lực hạn chế, phần vìđộng lực chiến đấu với các thế lực thùđịchkhông có. Chỉ cóhàng chục triệu người tiêu dùng đơn lẻ không cótổ chức than thở với nhau. Tiếc rằng không mấy ai kiên quyết đặt câu hỏi tại sao vấn đề tồn tại, làm sao giải quyết được để tất cả mọi người cócuộc sống an toàn hơn? 

Ngoài những vấn
đề thiết thân hàng ngày, tâm lýbuông xuôicũng kháphổ biến trong các vấn đề quốc gia đại sự khác. Ai cũng nói giáo dục làquốc sách, làtương lai, lànền tảng cho sự phát triển cánhân vàdân tộc. Tuy nhiên khi vào lớp một cháu nào cũng thông minh, cũng háo hức, cũng tài giỏi, sau hơn 10 năm đèn sách sinh viên của chúng ta thành thụ động, thiếu kỹ năng, yếu trong tư duy độc lập. Các dự án cải cách giáo dục tốn kém nhưng cũng chỉ hời hợt vìcốt lõi của vấn đề làtriết lýgiáo dục tự do không được động chạm đến. Con em chúng ta vẫn được dạy cách tư duy theo người khác hơn làcách tư duy độc lập của riêng mình. 
Đọc thêm »

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Suy ngẫm!

ĐỌC VÀ SUY NGẪM!!!!

Từ xưa đến nay, chúng ta thường quan niệm rằng, việc nêu ra những yêu cầu hay mong muốn là quá bạo dạn và không hợp với phụ nữ. Vì thế, một khi họ bày tỏ những mong muốn của bản thân thì gần như lúc nào họ cũng sẽ nhận về những điều tiếng không hay.
Hình chỉ mang tính minh họa
Thế nhưng, phụ nữ là những người có nhu cầu về tình cảm, vật chất… rất cao. Định kiến này đã khiến họ phải sống trong cảnh tẻ nhạt và đành quên đi những nhu cầu cá nhân. Và thực tế đáng buồn là đa số đàn ông lại không đủ tinh tế để nhận ra điều đó.
Nhiều trường hợp, người chồng thường tỏ ra khó chịu khi vợ mình tốn nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu những suy nghĩ của anh ta. Họ không hiểu được rằng, sở dĩ vợ họ phải làm như vậy vì cô ấy rất e ngại khi phải đưa ra một yêu cầu nào đó. Ở nhiều nơi, phụ nữ không có quyền bầu cử và ứng cử, cũng như tiền lương của họ cũng thấp hơn các đồng nghiệp nam. Thế nhưng, điều đáng nói là hầu hết chị em đều tự đánh giá thấp bản thân cũng như không ý thức được các quyền lợi cơ bản của mình.
Đọc thêm »

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Luận bàn về "Cái tôi"

LUẬN BÀN VỀ CÁI TÔI

Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Từ điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến) - là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương hay bị chạm tự ái như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trẻ em thường quên rất mau và ít khi “để bụng” những chuyện buồn phiền. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.

Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh:
(1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân;
(2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn.



Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Nếu một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. “Mình thật chẳng làm nên trò trống gì là vô tích sự”, “Tôi thật là xấu xí, “Chẳng ai ưa tôi cả”… đó là một số những suy nghĩ thường có của một số những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình.

Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường suy diễn, so sánh mọi thứ, mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc dẫn đến thái độ bi quan hoặc chán ghét mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt là có ác cảm với những người mà họ cho là ba hoa, phô trương và kiêu ngạo... Không hài lòng với chính mình, cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên (sau khi đã đè nén nó), thì cái tôi đó nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.

Tôi rất tâm đắc với một câu chuyện kể về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người có một quan điểm đơn giản nhưng rất thiết thực về cách làm sao để tìm thấy sự tự tin cho mình. Khi được hỏi: làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không e dè ngại ngần khi bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ? Ngài trả lời: “Hãy thành thật với chính mình”.

Đọc thêm »

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tỏ lòng biết ơn tốt cho sức khỏe

TỎ LÒNG BIẾT ƠN TỐT CHO SỨC KHỎE
(Tác giả: Tysan Lerner Epoch Times Staff)

Trước khi thưởng thức bữa tiệc Lễ Tạ Ơn của chúng tôi, gia đình tôi và bạn bè mỗi người đã phát biểu một lời chúc thể hiện lòng biết ơn đối với những điều mà chúng tôi cảm thấy nên biết ơn. Nó đưa tất cả chúng ta xích lại gần nhau hơn và làm cho buổi tối phong phú hơn và có ý nghĩa hơn so với bánh ngọt bí ngô.

Lòng biết ơn có thể mang lại một cảm giác phiến diện về cuộc sống của bạn, đôi khi giúp bạn vượt lên trên những thứ nhỏ nhặt. Nó giúp bạn thấy những điều tốt đẹp trong mọi tình huống, mọi sự kiện, và ở những người khác. Nó có thể giúp bạn nhận ra những giá trị tồn tại trong cuộc sống của bạn, Có lẽ quan trọng hơn, nó giúp bạn mỉm cười.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Thói ngụy biện ở người Việt!

THÓI NGỤY BIỆN Ở NGƯỜI VIỆT

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.

Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Cái óc khoa học của người mình

Cái óc khoa học của người mình
(Tác giả: Phan Khôi, Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn)
Nhờ trọng lực làm nên sự kiên cố. Nói về sự cất nhà gạch

Ảnh 1: Bắt đầu những lớp học về xây dựng vỡ lòng!
Người Việt Nam ta từ trước không phải là không có cái óc khoa học. Có điều tại cái óc ấy vừa mống tượng ra rồi vì sao đó mà ngừng lại hẳn, không sinh nở thêm nữa, cho nên không thành ra khoa học đó thôi. Sự đó xem trong nhiều nghề nghiệp và khí dụng của ta thì đủ thấy. Đây tôi xin nói về một sự cất nhà gạch.

Loài người từ khi biết cất nhà lên để ở, không những cốt để che mưa che nắng mà thôi, còn sợ gió bão đổ đi hay nước lụt trôi đi, cho nên ngoài sự giữ cho kín, còn phải giữ cho vững chắc nữa. ấy đó cái mục đích của sự cất nhà có một phần ở sự kiên cố.

Muốn cho kiên cố, phải làm thế nào?
Ảnh 2: Tính toán, lập mô hình bằng "tăm xỉa răng" thì cực đẹp!

Nói về những nhà lợp tranh lợp lá mà sườn bằng tre ở xứ ta, thì sự kiên cố phải nhờ ở những cột chôn. Những cột chôn ấy hoặc bằng săng, hoặc bằng tre, đều phải chôn xuống dưới mặt đất thật sâu; hễ sâu chừng nào thì vững chừng nấy. Chôn sâu lại còn phải nện chặt, hầu cho nó với đất ôm lấy nhau mà khỏi bị lung lay.

Tóm đại ý lại, thì, cho được kiên cố, người ta lấy sự nhà dính với đất làm nguyên tắc.
Cái nguyên tắc ấy cũng thông dụng trong cách kiến trúc nhà tây ngày nay.

Đọc thêm »