This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

PREY - PHẦN MỀM TÌM LẠI LAPTOP BỊ MẤT

   


  Giao diện trang tải Prey
     Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, chiếc laptop là vật bất ly thân đối với khá nhiều người.
Không may, laptop bị mất cắp, người dùng không chỉ mất đi tài sản của mình, mà là mất hết những dữ liệu vô giá lưu trữ trong đó. Chiếc laptop chứa các dữ liệu quan trọng có thể trở về với chủ nhân, nếu đã được cài đặt một phần mềm đặc biệt mang tên PREY.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

TÔI VỀ

Tôi về, thành phố quê em



Ảnh: internet

Tôi về, thành phố quê em
Cơn mưa bất chợt, buông rèm trắng phau.
Ngẩn ngơ, đứng dưới hàng dầu,
Lá xanh mươn mướt, tươi màu tình duyên.

Tôi về, em đợi ngoài hiên,
Tình em vẫn thắm dịu hiền, thân thương...
Cùng em, đi dạo trên đường,
Năm xưa em bước đến trường, áo bay.

DNS JUMPER - HỖ TRỢ VÀO CÁC MẠNG BỊ CHẶN

        DNS JUMPER là một phần mềm nhỏ gọn, miễn phí, cài đặt dễ dàng. Nhiệm vụ chính của DNS JUMPER là thay đổi thông số DNS server trong máy tính. Nhằm tránh bị các nhà mạng chặn khi truy cập vào các mạng như Facebook, Yotube... Ngoài ra, phần mềm này còn giúp việc truy cập internet được nhanh hơn, do thoát khỏi s kiểm duyệt của nhà mạng.
    Các bạn có thể tải phần mềm tại ĐÂY (tới trang tải và bấm vào dòng chữ DOWNLOAD (2,79MB) để tải về). Tải về, giải nén ra, các bạn sẽ thấy hình quả địa cầu. Copy quả địa cầu này ra màn hình và nhấp kép chuột vào nó để cài đặt, đợi vài giây, giao diện như hình dưới hiện ra:


Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Việt Nam Sử Ca - Quyển 1

Quyển I
THƯỢNG CỔ THỜI ĐẠI
上古時代


Chương I

1. Họ Hồng Bàng 鴻龐

2. Nước Văn Lang 

(2879-258 trước Tây Lịch)
Người xa bến bãi sông Lam
Ta về Đồng Tháp không cam lỗi thề?
"Giấy rách còn giữ lấy lề"
Người Việt đâu cũng nhớ về chốn quê.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ
Mười lăm bộ họp dưới cờ Văn Lang.
Họ Hồng Bàng, giữ giang san
Mười tám đời rạng ngai vàng Hùng Vương!

Đọc thêm »

NÀNG MEN



Cuối tuần,  tôi gặp nàng Men.



Cuối tuần,
tôi gặp nàng Men.
Thấy nàng dễ mến tôi bèn nói:
"Yêu".

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Việt Nam Sử Ca

Việt Nam Sử Ca
Việt Nam sử ca là tác phẩm về lịch sử do Ngọc Diện Hoa chuyển thể thơ dựa theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.
Về Việt Nam Sử Lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975. (Theo http://vi.wikipedia.org)
Đọc thêm »

THƠ ÔNG - VĂN BÀ

Ảnh: internet

 Ông Thơ lấy phải bà Văn
 Đêm về bà lại cằn nhằn:"Ngủ thôi...!"
 Ông rằng:"Tôi sắp xong rồi,
 Chỉ còn... dấu chấm, đợi tôi chút bà...!"

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Hướng mở cho nghiên cứu thể loại

Hướng mở cho nghiên cứu thể loại

Ralph Cohen(*)

Nghiên cứu thể loại lớn hơn một kiểu tiếp cận tới văn chương, hay tới thể chế xã hội hay thực tiễn khoa học; nó phân tích quá trình thu nhặt, tích lũy tri thức của chúng ta, bao gồm những thay đổi mà tri thức đó trải qua. Bản thân nghiên cứu thể loại đã trải qua những thay đổi từ quan điểm của Plato và Aristotle về thơ ca và bi kịch đến thể loại với tư cách là những phân loại chủ yếu cho các thể loại diễn ngôn của cuộc sống hàng ngày. Chính thuật ngữ “thể loại” là một ví dụ về sự biến hình từ “loài” trước đó. “Loài” đã gắn với “họ” và là một quá trình phân biệt hành vi nhóm bằng việc gán sự lệ thuộc của nó cho dòng họ hoặc tộc loại. “Loài” trải qua những thay đổi hình thái thành “Thể loại” vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, một thuật ngữ hậu tiến hóa có lẽ bắt nguồn từ “gens” (người – trong tiếng Pháp), và thay đổi từ một khái niệm tinh lọc hơn sang một khái niệm ít xác định hơn…

Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi M. Bakhtin và tiếp đó là Tzevan Todorov thay đổi hướng nghiên cứu thể loại từ nghiên cứu phân loại sang nghiên cứu chức năng của nó trong diễn ngôn và hành vi con người. Và mặc dù đã có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu tiểu thuyết và tác phẩm phi văn chương, song vẫn có một vài nỗ lực hình dung nghiên cứu thể loại như một lý thuyết hành vi hoặc như một lý thuyết có thể cung cấp một cái nhìn hướng vào bên trong nghệ thuật và khoa học(3).
Đọc thêm »

LỤC BÁT SINH VIÊN




Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

THƠ VUI 20 - 10

Ảnh: internet


Hai mươi tháng mười...!
 Chị em cười khoái chí.
Cánh mày râu "âm ỉ" rút lui...
Cái tội "đánh trống bỏ dùi".
"Đắng cay phải chịu, ngọt bùi cũng cam"...

THU VỀ

Thu về, em lạc nơi đâu


Ảnh: internet

Thu về, em lạc nơi đâu
Để cho bánh cốm phai màu, nhạt hương?
Thu về, em có còn thương
Một người xa lắc - giữa đường bơ vơ

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA ĐANG THIẾU GÌ ?

   Trong thời buổi hiện nay. Chúng ta thiếu nhiều thứ để phục vụ cho đời sống, để phát triển. Mọi thứ còn thiếu, đều có thể giải quyết được. Nếu chúng ta không thiếu một thứ có sẵn trong cộng đồng, không phải bỏ vốn ra mua, không mất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm và thực hiện.  

Thơ Đường và tranh

THƠ ĐƯỜNG VÀ TRANH

Hôm nay Hàn Phi xin trích giới thiệu những  vần thơ Đường viết trên tranh rất đẹp! Kính mời quý bạn đọc thưởng lãm!




Đọc thêm »

NGOẠI TÌNH ĐỂ HẠNH PHÚC HƠN

   Hạp và Mơ là một cặp xứng đôi, hai người đến với nhau từ mối tình suốt mấy năm. Họ có một hiệu ảnh và trang điểm cô dâu khang trang giữa thành phố. Cuộc sống của họ khá đầy đủ, chỉ buồn một nỗi chưa có con sau mấy năm chung sống.

QUÊN MÙA PHƯỢNG VĨ

Gặp em đứng nghỉ bên cầu,

Gặp em đứng nghỉ bên cầu,
Bồng bềnh mái tóc xanh màu tôi yêu.
Gót hồng chạm nhịp cầu kiều,
Để tôi ngây ngất, nắng chiều vắng hoe.

TÓC EM

  Tóc em dài chấm ngang vai Xin đừng cắt, tỉa phí hoài lắm thay

Ảnh: internet

Tóc em dài chấm ngang vai
Xin đừng cắt, tỉa phí hoài lắm thay
Tóc em huyền một màu mây
Xin em đừng nhuộm vì hay phai màu! 

QUÀ BIỂN TẶNG EM




















Tàu lướt êm, biển rộng
Anh neo tàu ngoài khơi.
Để lay nắng mặt trời
Ngủ quên nơi bờ cát...

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

CHÙM THƠ VUI TIỂU IU

CHƯA ĐI CHƯA BIẾT - ĐI RỒI SẼ BIẾTCHÙM THƠ VUI TIỂU IU

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn Đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu , tuy già
Nhưng là Đồ thật, không là đồ "sơn" !
Ben Tre, Dừa Bến Tre
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn ghe với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa trơn tay.

ĐI HÀN QUỐC



   Ông chủ nhà đang ngồi uống nước thì ông hàng xóm chạy sang. Sau chén nước chè ông hàng xóm vào chuyện:
    - Bác này! Thằng lớn nhà em nó được đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc đấy. Hoàn cảnh nhà em thì bác biết rồi. Bác có hai sổ đỏ, vậy bác làm ơn cho em mượn một sổ. Em mang thế chấp, vay cho cháu ít tiền mang theo phòng thân. Trăm sự em nhờ bác giúp cho!

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

VIẾT CHUYỆN ĐỜI MÌNH (3)

VIẾT CHUYỆN ĐỜI MÌNH (3)

(Hàn Phi – Nguyễn Xuân Thiết)

Buổi sáng hôm đó tôi dậy sớm chuẩn bị tập, sách để đi học. Trời vẫn mưa, cơn mưa kéo dài mãi cho đến tờ mờ sáng. Ba với mẹ đang ngồi bên bếp lửa, nồi khoai luộc đang cạn dần nước. Mẹ quay sang tôi rồi bảo: “Khoai còn nóng, con tranh thủ ăn đi rồi đi học, lấy tấm ni lông cuốn tập sách lại chứ ướt hết thì làm sao mà học, con cầm tập cho em Vân luôn, để nó cầm coi chừng rớt ướt hết!”

Tôi vừa thổi vừa nhai củ khoai còn bốc khói trên tay, cơn mưa bên ngoài vẫn không ngừng trút nước.

Ba nói:

-Hay con nghỉ đi, trời mưa lớn như thế này đi học nguy hiểm quá, mai nước rút hãy đi!

-Nhưng mình nghỉ nhưng trường vẫn dạy thì lại phải chép bài, thôi ba cứ để hai anh em con đi cùng mấy đứa trong xóm mình vậy!
Đọc thêm »

VIẾT CHUYỆN ĐỜI MÌNH (2)

VIẾT CHUYỆN ĐỜI MÌNH (2)

(Hàn Phi – Nguyễn Xuân Thiết)


Mùa hè năm tôi học lớp 7, ba bị đau lưng phải nghỉ đốt than lò, ba hỏi xin đi cày phụ cho nhà cậu Hai Đàn cùng xóm để kiếm đồng ra đồng vào. Năm ấy tôi cũng đã 13 tuổi, em Vân – đứa em gái kế cũng đã 11 tuổi và em Sương cũng được 7 tuổi

Mẹ sinh thằng út cũng gần hơn một năm, có lẽ khi mẹ mang thai do ăn uống thiếu thốn mà nó sinh ra khoảng mấy tháng tuổi thì bệnh, ốm o. Mẹ phải ở nhà trông nó và phụ ba việc nhà.

Tôi theo bà con hàng xóm lên núi hái sim rừng để bán, cũng chỉ gọi là đi cho thỏa chí tò mò chứ gọi là kiếm tiền thì với cái tuổi của mình có lẽ hãy còn lâu mới đào ra được để mà phụ mẹ từ những trái sim hái được ở dốc núi kia!
Đọc thêm »

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

BẰNG LĂNG NỞ MUỘN


















Như biết rằng em yêu màu tím
Nên bằng lăng nở muộn những chùm hoa.
Trời đã cuối Thu, nắng nhạt nhòa,
Sương giăng lạnh cho hoa càng tím ngắt...

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

VẾT BUỒN TRÊN ÁO





Hôm qua, giặt áo cho chồng
Thấy trong túi ngực cánh hồng còn tươi
Tay em run rẩy, rụng rời.
Giận ai khéo léo đánh rơi cánh hồng.

VIẾT CHUYỆN ĐỜI MÌNH (1)

VIẾT CHUYỆN ĐỜI MÌNH (1)

Hôm nay tôi xin kể cho các bạn nghe về chuyện của đời tôi. Những nhân vật, những lời thoại đều là thật 100%. Chỉ là nhớ rồi ghi ra để mình đọc lại quãng đời của chính mình. Đâu đó rộng hơn cũng là nhớ về người cha quá cố của mình vậy!
(Hàn Phi – Nguyễn Xuân Thiết)

Sáng nay, tự nhiên thấy lòng mình bỗng buồn đến lạ. Cái buồn không biết đâu chợt đến, nó lẻn lỏi và đục khoét tôi, xé nát những suy nghĩ tích cực của tôi!

Nhớ cái ngày còn là cậu học sinh còn mang trong mình bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu ước mơ cháy bỏng về một cuộc “đào thoát khỏi cái lam lũ của miền quê”.

Tôi vẫn nhớ như in đến từng câu nói của ba, của mẹ tôi. Nhớ lắm từng lời động viên khi tôi phải “cuốc bộ” hơn 3 cây số đến trường vì không có nổi một chiếc xe đạp để đi học.
…………..
Đọc thêm »

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Ai là người đã sáng chế ra que diêm?

Ai là người đã sáng chế ra que diêm?

Ước mơ học cách tạo ra lửa để sưởi ấm và nấu chín thức ăn đã dẫn đến việc con người làm ra nhiều loại diêm khác nhau. Người nguyên thuỷ đánh ra lửa từ chất Silic và hy vọng rằng nó có thể đốt cháy dược lá khô. Hàng nghìn năm sau những người La Mã cổ cũng chẳng tiến thêm dược mấy trong việc tạo ra lửa. Họ đánh hai hòn đá vào nhau và những tia lửa thu được thì cố gắng đốt cháy những que đóm tẩm lưu huỳnh.

Vào thời trung cổ người ta cố gắng đốt cháy những miếng giẻ khô bằng những tia lửa thu được bằng cách đánh Silic và sắt. Những chất liệu dễ cháy này được gọi là các dây cháy. Những que diêm hiện đại được làm từ những que gỗ nhỏ bọc phôtxpho ở đầu. Phôtxpho là chất rất dễ cháy ngay cả ở nhiệt độ rất thấp. Vào năm 1681 một người Anh tên là Robert Boie đã nhúng que đóm tẩm lưu huỳnh vào dung dịch lưu huỳnh và phốtxpho và thế là những que diêm đã ra đời. Tuy nhiên những que diêm này cháy quá nhanh nên hiệu quả sử dụng không cao. Những que diêm thực sự được làm ở Anh do bàn tay của người dược sĩ có tên là John Walker. Để đốt những que diêm này cần phải quẹt chúng vào giữa nếp gấp của tờ giấy mà trên đó đã được rắc một lớp bột thuỷ tinh . Năm 1833 những que diêm bọc phôtxpho đã ra đời ở Áo và Đức nhưng có một vấn đề đã nảy sinh vì phôtxpho trắng và vàng rất độc hại đối với những công nhân sản xuất diêm cho nên năm 1906 đã bị cấm sản xuất trên toàn thế giới.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Hãy là chính mình

Hãy là chính mình

Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết : đó là ba giá trị để đối diện với tương lai. 

Hình chỉ mang tính minh họa!
Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không. Ông bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: “Cuộc đời như một cánh đồng phủ đầy tuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ ra con đường ta đi”.

Bằng vào bản năng của mình, họ đã hiểu rằng sống liêm khiết, đó là có một ý thức đạo đức và ý thức nầy không biến đổi theo lợi ích hay hoàn cảnh nào. Sự liêm khiết là một chuẩn mực cá nhân cho phép tự đánh giá cách ứng xử của mình. Tiếc thay, phẩm chất nầy mỗi ngày mỗi hiếm đi.

Thế mà sự liêm khiết lại quan trọng cho mọi tầng lớp xã hội, và chúng ta cần phải tự đòi hỏi cho bản thân mình.
Đọc thêm »

Cái vội của người mình

Cái vội của người mình

(Theo Vương Trí Nhàn)


Đường phố Sài Gòn trở nên bát nháo khi người ta vội!
Nguồn File ảnh: vnexpress.net
Năm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người. Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.

Sau khi dẫn lại một nhận xét tổng quát như thế, Carl Honoré (tác giả cuốn Ngợi ca sống chậm của Carl Honoré — bản dịch của nhà xuất bản Phụ nữ) tự đặt cho mình một loạt câu hỏi: vì sao chúng ta luôn vội vã như vậy? Đâu là nguyên nhân tâm lý? Liệu có thể– và có nên ao ước– sống chậm lại ?
Đọc thêm »

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Phế đô của vương quốc Phù Nam

Phế đô của vương quốc Phù Nam
(Nguyễn Trọng Tín)

Phát hiện năm 1942. Từ tháng 2 đến tháng 4/1944 được Louis Malleret, nhà khảo cổ người Pháp, khai quật lần đầu ở nhiều địa điểm khác nhau trên cánh đồng Óc Eo bên chân núi Ba Thê (Thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay). Những công bố sau đó của ông về bằng chứng của vương quốc Phù Nam cổ xưa, ước vào đầu công nguyên đến thế kỷ VII, đã gây chấn động trong giới cổ học thế giới. Không cao niên về tuổi địa chất nhưng đồng bằng sông Cửu Long lại chứng kiến những bước chân văn minh đầu tiên của con người trên trái đất này. Những gì tìm được sơ bộ khi ấy cũng đã cho thấy dấu vết của thời đại đá mới bước sang thời đại kim khí, cư dân này cũng đã biết canh nông và đã có sự giao lưu với các nền văn hoá trong khu vực rộng lớn từ biển Đông thuộc Thái Bình Dương vươn dài về phía tây tới tận vịnh Bengan thuộc Ấn Độ.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

LỜI MẮT EM

Thu lưỡng lự, Đông cũng vừa ngấp nghé  Gió bâng khuâng, chiếc lá vội lìa cành...





Thu lưỡng lự, Đông cũng vừa ngấp nghé
Gió bâng khuâng, chiếc lá vội lìa cành...
Em ướm thử một chiếc áo len xanh,
Má ửng hồng dù trời chưa trở lạnh...


Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

NÍU LẠI MÙA THU

Em ơi, níu lại mùa Thu



Ảnh: internet

Em ơi, níu lại mùa Thu
Để tôi gửi một cánh thư tháng mười!
Thu đi mang cả lòng người.
Đông về bỡ ngỡ, chơi vơi mây ngàn...


Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

KHÔNG AI HẠNH PHÚC TUYỆT ĐỐI


   Đã lâu lắm rồi. Dễ đến hơn chục năm, tôi mới gặp lại Lực, bạn học thời phổ thông của tôi. Thời niên thiếu, tôi và Lực là hai thằng bạn thân, nhưng học khác trường. Lực học trên trường huyện còn tôi học trường làng. Lực học không khá nhưng được cái cần cù. Học xong phổ thông, Lực thi vào trung cấp Điện lực. Còn tôi sau khi tan vỡ ước mơ, tôi đành chấp nhận số phận với cái nghề điện tử,... Chúng tôi bặt tin nhau từ đó, vì là thời bao cấp, mọi thông tin liên lạc đều bằng thư tay, gửi thì bị thất lạc rất nhiều.