This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

CÁCH SỬA MỘT SỐ LỖI VỀ HIỂN THỊ BÀI VIẾT BLOGSPOT



   Gần đây, CCK nhận được khá nhiều email của các bạn - thắc mắc về cách sửa một số lỗi phổ biến về hiển thị số lượng bài viết trên trang chủ và các "nhãn", lỗi không hiển thị ảnh thu nhỏ,... của Blogspot. Bài viết này, nêu ra nguyên nhân của một số lỗi thường gặp và cách xử lý.

1. Lỗi không hiển thị đủ số lượng bài viết trên trang chủ và các "nhãn".

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

THU GỌN BÀI VIẾT CHO BLOGSPOT - PHẦN 3

     Caocongkien 360 đã chia sẻ với các bạn một số bài viết về thủ thuật thu gọn bài viết trên trang chủ Blogspot. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một thủ thuật tương tự, thủ thuật này đã được tối ưu và thêm vào nút "Xem chi tiết" - làm cho bài viết chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, thủ thuật này có thể áp dụng thành công trên tất cả các template của Blogspot.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Về Quảng Nghe Em

Vài lời thưa trước:

Hôm nay Hàn Phi xin giới thiệu đến quý bạn đọc gần xa những tác phẩm của cây bút trẻ Nguyễn Văn Nam. Anh là bạn trên Facebook của Hàn Phi. Việc trích đăng này đã được sự đồng ý của tác giả. Tôi mong là giới thiệu đến quý bạn đọc về những bài thơ do chính Nguyễn Văn Nam sáng tác, hoàn toàn không mang tính thương mại hay bất kỳ một ý định nào khác.

Việc tác giả cho phép tôi đăng bài thơ này lên Blog cá nhân với riêng tôi mà nói đó là một niềm vui lớn. Mong sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nét mới, lạ về thơ của tác giả đối với cuộc sống đời thường. Qua đó hy vọng quý bạn đọc có thể tìm thấy cho mình những niềm vui vậy!

Lần nữa xin chân thành cảm ơn anh Nam, cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm!

VỀ QUẢNG NGHE EM
(Tác giả: Nguyễn Văn Nam)

Em có về xứ Quảng với ta không
Thăm phố cổ ngắm đèn lồng An Hội

Thả hoa đăng bồng bềnh trôi chẳng vội
Giữa nhẹ nhàng tĩnh mịch phố đơm hoa

Em có về thăm đất mẹ cùng ta
Tiếng rất trong Thanh Hà ôm tuổi đất(1)
Ai lặng lẽ nhào khuôn bên dòng đời tất bật
Phước Kiều ơi! Vang vọng tiếng chuông đồng(2)

Bữa xa làng em còn nhớ hay không
Thợ Kim Bồng thêu hoa lên kèo cột(3)
Áo lụa tà bay nhớ Mã Châu làng dệt(4)
Thương lắm con tằm rút ruột phía Đông Yên(5)


Nguồn file ảnh: Nguyễn Văn Nam
Cùng ta về đi dạo phía Duy Xuyên
Thánh địa lặng thầm nhớ thần dân Chiêm quốc(6)
Rộn rịp Lệ Bà cầu an dân thịnh nước
Tích đọng mấy đời nay chảy mãi với Thu Bồn(7)

Ai chợt hỏi: Về không? Nghe dạ bồn chồn
Tiếng trống Lâm Yên giục chân người vào hội(8)
Bàn Thạch đây rồi em ơi đừng vội
Mua gởi quê nhà chiếu cói dệt hoa quê(9)

Đọc thêm »

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Luận bàn về "Cái tôi"

LUẬN BÀN VỀ CÁI TÔI

Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Từ điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến) - là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương hay bị chạm tự ái như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trẻ em thường quên rất mau và ít khi “để bụng” những chuyện buồn phiền. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.

Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh:
(1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân;
(2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn.



Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Nếu một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. “Mình thật chẳng làm nên trò trống gì là vô tích sự”, “Tôi thật là xấu xí, “Chẳng ai ưa tôi cả”… đó là một số những suy nghĩ thường có của một số những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình.

Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường suy diễn, so sánh mọi thứ, mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc dẫn đến thái độ bi quan hoặc chán ghét mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt là có ác cảm với những người mà họ cho là ba hoa, phô trương và kiêu ngạo... Không hài lòng với chính mình, cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên (sau khi đã đè nén nó), thì cái tôi đó nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.

Tôi rất tâm đắc với một câu chuyện kể về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người có một quan điểm đơn giản nhưng rất thiết thực về cách làm sao để tìm thấy sự tự tin cho mình. Khi được hỏi: làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không e dè ngại ngần khi bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ? Ngài trả lời: “Hãy thành thật với chính mình”.

Đọc thêm »

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

BAN-ZẮC BÓI CHỮ

BAN-ZẮC BÓI CHỮ

Ônôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.

Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó.

Ônôrê Đơ Ban-dăc chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét:

- Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng.

Khi Ônôrê Đơ Ban-dăc ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói:

- Ông Ban-dăc ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông?
Đọc thêm »

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

LẠC VẦN




Tôi ngồi
viết nốt câu thơ,
Từ thu năm trước
thẫn thờ bỏ quên.

Bần thần
trước một chữ duyên,...
Xót xa
câu cú chẳng nên chữ tình!
Chữ lứa đơn lẻ một mình.
Thiếu vần
để ghép bên hình chữ đôi,... 

Cô đơn
vế trước chữ tôi
Vế sau
xa cách phương trời chữ em.

Kiếm tìm trắng cả trời đêm.
Bài thơ dang dở
càng thêm lạc vần. /.

                                 Moving from: YuMe blog
 Nguyễn Văn Cường (Caocongkien)

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Nguyễn Bính đối đáp thơ

NGUYỄN BÍNH ĐỐI ĐÁP THƠ

Nhà thơ Nguyễn Bính
Trước ngày bế giảng lớp “Văn nghệ khoá Lê Trần” (1951) ở ấp Đồng Cùng, rừng U Minh, thi sĩ Nguyễn Bính tâm tình với bạn thân Hoàng Tấn: “Mình đã ngoài 30 rồi, sống lẻ loi mãi cũng buồn, mình tính vào khoảng sau hai tháng nữa sẽ cưới vợ”. Hoàng Tấn ớ ra, cho là “chuyện lạ kháng chiến”. Một thi sĩ đa tình, lại như bèo dạt mây trôi, từng tuyên ngôn qua hai câu thơ:

Sống là sống để mà đi
Con tàu bạn hữu, chuyến xe nhân tình

và đã có “một ngàn lẻ người yêu trong mộng”, bây giờ muốn làm chú rể! Mà cô dâu là ai đây? Hoàng Tấn liền mau mau tranh thủ kể cho anh em trong tiểu đội nghe. Thế là đêm trước ngày Tiểu đội Thơ chia tay, Hoàng Tấn, Hoàng Phố, Thanh Bình, Truy Phong, Kiên Giang, Nguyễn Hải Trừng bày mưu trêu chọc Nguyễn Bính trong cuộc chất vấn - đối thoại bằng thơ hy hữu. Nhà thơ Thanh Bình xung phong “phát pháo” mở đầu.
Đọc thêm »