Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Thơ và công chúng

THƠ VÀ CÔNG CHÚNG

Hình chỉ mang tính minh họa
Thiết nghĩ, so với văn, thơ là một cái gì rộng hơn. Văn − văn xuôi nghệ thuật và "văn chương" nói chung − gắn chặt với ấn loát: nó phải được thực hiện, được "xã hội hóa" thông qua trang giấy in hàng loạt − trên tờ báo hoặc quyển sách. Đọc − mà thường đọc thầm − là cách thức chủ yếu gần như duy nhất của người thưởng thức văn xuôi. Với thơ, tình hình không hoàn toàn giống như vậy. Ở bất cứ dân tộc nào, thơ cũng là nghệ thuật ngôn từ ra đời sớm hơn hẳn so với văn xuôi, − một ngành nghệ thuật ngôn từ khác. Và nếu sự xuất hiện của văn tự và nhất là của nghề in, của một loại sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt − là một thuận lợi lớn kích thích sự phát triển của văn xuôi, nhất là thể truyện, thì tình hình đó lại như "đe dọa" đối với thơ: khuôn thơ vào trang in cũng có cái gì đó giống như gò bàn chân cỡ lớn vào đôi giày quá chật. Mác có lần đã hóm hỉnh nhận xét rằng "Nàng Thơ" đành phải biến mất trước cỗ máy in. Có lẽ nếu có sự "khủng hoảng" nói chung của thơ, thì thời điểm bắt đầu là từ lúc có cỗ máy in đó chăng? Tất nhiên qua nhiều thế kỷ, thơ đã phải làm quen với hoàn cảnh mới ấy, các thi sĩ đã đứng chung trong hàng ngũ nhà văn để cùng trông chờ vào khả năng in ấn với một sự sốt ruột ngang nhau.
Đọc thêm »

Related Posts:

  • Nữ tính trong thơ Bà huyện Thanh QuanNữ tính trong thơ Bà huyện Thanh QuanNhà phê bình Đặng Tiến - Ảnh: thotanhinhthuc.orgBà huyện Thanh Quan  là một nữ sĩ thời Nguyễn sơ. Về tiểu sử của … Read More
  • Phê bình văn học hiện nay: Cái thiếu và cái yếuPhê bình văn học hiện nay: cái thiếu và cái yếu(Phạm Xuân Nguyên)Tham luận tại Toạ đàm "Phê bình văn học - Bản chất và đối tượng" do Viện Vă… Read More
  • Thi Trung Hữu NguyệtThi trung hữu nguyệt(Tác giả: Đỗ Ngọc Thạch) Nhấn thanks để ủng hộ BlogLý Bạch(*) là nhà thơ lớn thời Đường, là một ngôi sao sáng chói trên thi đàn … Read More
  • Nguyễn Du và trăngNguyễn Du và trăng(Đỗ Ngọc Thạch) Nhấn thanks để ủng hộ Blog  Trong Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có bài Ký Huyền Hư tử (Gửi Huyền Hư tử) rất đáng chú ý… Read More
  • Án văn chương cũng có ba bảy đườngÁn văn chương cũng có ba bảy đường(Lại Nguyên Ân)Hình chỉ mang tính minh họaTôi còn nhớ cái ấn tượng cách đây trên hai chục năm, ở sân thư viện lần đầ… Read More

0 comments:

Đăng nhận xét