Chu Văn An (1292 - 1370)
Chu Văn An (còn gọi là Chu An) người thôn Văn, Xã Quang Liệt, nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội (quê mẹ). Theo Đăng khoa học bổ dị, từ 14, ông thi đậu Thái học sinh (như tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông mở trường dạy học trên một cánh đồng tại làng Huỳnh Cung, giáp với thôn Văn. Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạt như Phạm Sư Mạnh, tể tướng đời Trần Dụ Tông, Lê Bá Quát làm thượng thư.
Ông dạy học rất nghiêm, lấy mình làm gương mẫu cho học trò noi theo. Tể tướng Phạm Sư Mạnh, Thượng thư Lê Bá Quát, những khi về trường thăm thầy, được thầy khuyên bảo, khen chê đều rất phấn khởi.
Tài đức của Chu Văn An đến tai nhà vua. Trần Minh Tông (1300 - 1357) mời ông ra làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (như phó giám đốc trường đại học) và dạy thái tử học. Thái tử Vượng lúc đó mới khoảng 5 - 6 tuổi. Cho nên ông giảng dạy ở Quốc Tử Giám là chính. 10 tuổi, thái tử Vượng lên ngôi (Trần Hiếu Tông). Vượng mất, Dụ Tông (1336 - 1369) lên nối ngôi khi mới 8 tuổi. Minh Tông vẫn làm Thượng hoàng đến năm 1457 thì mất, chính sự từ đó đổ nát. Dụ Tông trở nên hư đốn, suốt ngày cờ bạc rượu chè. Ông ta thường gọi bọn nhà giàu vào cung đánh bạc; bắt các quan thi uống rượu, ai uống được 100 thăng (chén to) thì thưởng cho hai trật; bắt các công chúa, vương hầu phải hát tuồng trong cung v.v... Chu Văn An nhiều lần khuyên can nhưng không được. Ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Dụ Tông không nghe. Ông bèn trả lại áo mũ, từ quan về quê.
Đọc thêm »
0 comments:
Đăng nhận xét