Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

Hoàng Thị Thơ, Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học phương Đông,
Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Tạp chí Triết học

Theo bài viết, tư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến, từ giới Phật học tới giới trí thức phong kiến và tầng lớp bình dân ở Việt Nam.
Tư duy hướng nội của Phật giáo là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ từ thời Cổ - Trung đại,đồng thời là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Phật giáo ra đời khi Ấn Độ đã có một nền tảng triết học và tôn giáo bề thế với lịch sử hơn 1500 năm trước CN và đã chuyển sang giai đoạn tư duy thứ ba, nghĩa là vượt qua các giai đoạn thần (huyền) thoại và? thần quyền để đến giai đoạn? nhân bản, tức là đến giai đoạn bắt đầu giải thiêng, giải thần quyền và chuyển dần sang lấy con người làm trung tâm.
Đọc thêm »

0 comments:

Đăng nhận xét