ĐẠO LÀM NGƯỜI THEO TINH THẦN NHO HỌC Ở CHU VĂN AN
(NGUYỄN BÁ CƯỜNG (*))
Bài viết tập trung làm sáng tỏ đạo làm người ở Chu Văn An thể hiện qua tính cách kẻ sĩ của ông. Theo tác giả, Chu Văn An là nhà nho sống có lý tưởng, ông hành đạo để “chính sự và giáo hóa được đổi mới”. Suốt đời ông cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đạo làm người mà ông thực hiện và giáo dục học trò là đạo làm người theo tinh thần Nho giáo. Với cốt cách thanh cao, tinh thần trong sáng, trí tuệ sâu sắc và đạo học vững vàng, ông là một nhân cách lớn, đứng đầu trong lịch sử giáo dục Nho học nước nhà.
Trong nhiều năm gần đây, Nho giáo (hay Nho học) Việt Nam được quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện, đặc biệt là đóng góp của nó đối với truyền thống văn hóa, tư tưởng và giáo dục của dân tộc. Truyền thống giáo dục nước ta được khơi nguồn từ tinh thần hiếu học của dân tộc, được khích lệ bởi sự phát triển của khoa cử theo tinh thần Nho học trong các triều đại phong kiến và kết tinh trong tư tưởng, nhân cách của nhiều nhà nho tiêu biểu, như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Đức Đạt, Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu, v.v.. Trong đó, Chu Văn An được coi là một trong những tấm gương tiêu biểu nhất của nền giáo dục Nho học Việt Nam. Nguyên nhân đưa Chu Văn An đến vị trí đó phải chăng chính là bởi những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và nhân cách của ông với tư cách một hình mẫu tiêu biểu của đạo làm người. Và, phải chăng đạo làm người mà ông đề xướng và thực hiện không chỉ là tấm gương cho nhà nho, nhà giáo, mà còn là tấm gương soi chung cho mọi người, tùy theo từng mối quan hệ xã hội nhất định và trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể? Bởi vậy, nghiên cứu những vấn đề trên không chỉ có ý nghĩa đối với việc khẳng định vị trí của Chu Văn An trong tâm thức dân tộc với tư cách một người thầy tiêu biểu, mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay.
Đọc thêm »
0 comments:
Đăng nhận xét