Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Cái óc khoa học của người mình

Cái óc khoa học của người mình
(Tác giả: Phan Khôi, Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn)
Nhờ trọng lực làm nên sự kiên cố. Nói về sự cất nhà gạch

Ảnh 1: Bắt đầu những lớp học về xây dựng vỡ lòng!
Người Việt Nam ta từ trước không phải là không có cái óc khoa học. Có điều tại cái óc ấy vừa mống tượng ra rồi vì sao đó mà ngừng lại hẳn, không sinh nở thêm nữa, cho nên không thành ra khoa học đó thôi. Sự đó xem trong nhiều nghề nghiệp và khí dụng của ta thì đủ thấy. Đây tôi xin nói về một sự cất nhà gạch.

Loài người từ khi biết cất nhà lên để ở, không những cốt để che mưa che nắng mà thôi, còn sợ gió bão đổ đi hay nước lụt trôi đi, cho nên ngoài sự giữ cho kín, còn phải giữ cho vững chắc nữa. ấy đó cái mục đích của sự cất nhà có một phần ở sự kiên cố.

Muốn cho kiên cố, phải làm thế nào?
Ảnh 2: Tính toán, lập mô hình bằng "tăm xỉa răng" thì cực đẹp!

Nói về những nhà lợp tranh lợp lá mà sườn bằng tre ở xứ ta, thì sự kiên cố phải nhờ ở những cột chôn. Những cột chôn ấy hoặc bằng săng, hoặc bằng tre, đều phải chôn xuống dưới mặt đất thật sâu; hễ sâu chừng nào thì vững chừng nấy. Chôn sâu lại còn phải nện chặt, hầu cho nó với đất ôm lấy nhau mà khỏi bị lung lay.

Tóm đại ý lại, thì, cho được kiên cố, người ta lấy sự nhà dính với đất làm nguyên tắc.
Cái nguyên tắc ấy cũng thông dụng trong cách kiến trúc nhà tây ngày nay.

Đọc thêm »

0 comments:

Đăng nhận xét