Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Di chiếu của Lý Nhân Tông

Di chiếu của Lý Nhân Tông

Càn Đức chào đời hôm trước thì ngay ngày hôm sau được phong làm thái tử và đến năm lên 6 tuổi (Nhâm Tí - 1072) thì được lên nối ngôi. Chân dung vua Lý Nhân Tông được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 6-b) miêu tả đại lược như sau:
Tượng Lý Nhân Tông tại Văn miếu-Quốc tử giám

“Vua trán dô, mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp, người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý”.

Lý Nhân Tông ở ngôi 56 năm, thọ 62 tuổi, là vị vua trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng, Lý Nhân Tông bất diệt không phải là chỗ trị vì lâu dài, mà là ở lời di chiếu chứa chan lòng yêu nước, thương dân. Cũng sách trên (tờ 25-b và 26-b) đã trang trọng ghi lại lời di chiếu ấy. Xin trích hai đoạn sau đây:

“… Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất và lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế nhưng người đời chẳng ai không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho thế là phải. Trẫm ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế... làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào? Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì ?”
Đọc thêm »

Related Posts:

  • LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ BANguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựaLAM SƠN THỰC LỤCCUỐN THỨ BANăm Mậu-thân (1428), tháng ba, Nhà-vua hội hết cả các tướng cùng các quan văn, võ,… Read More
  • LAM SƠN THỰC LỤC - LỜI TỰANguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựaLAM SƠN THỰC LỤC(1431 - Thế Kỷ 15)Tựa - Khi sửa lại bộ Lam-Sơn Thực LụcVua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng T… Read More
  • Từ thầy đến Quân sưTừ thầy đến Quân sư(Trần Hạ Tháp)Hình chỉ mang tính minh họa cho bài viếtQuân - Sư - Phụ trong đời sống hôm nay vẫn có thể hiểu rộng ra một cách thiết… Read More
  • LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ HAINguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựaLAM SƠN THỰC LỤCCUỐN THỨ HAINăm Ất-tỵ (1425), ngày hai mươi-lăm tháng giêng, Nhà-vua tới Nghệ-an, ra lệnh cho… Read More
  • LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ NHẤTNguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựaLAM SƠN THỰC LỤCCUỐN THỨ NHẤTĐức Tằng-tổ nhà vua, họ Lê, tên húy là Hối người thôn Như-áng, huyện Lương-giang… Read More

0 comments:

Đăng nhận xét