Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Bài chòi Bình Định

BÀI CHÒI BÌNH ĐỊNH
(Lâm Hà)

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của miền Trung, phổ biến từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Cũng như hát bộ, bài chòi ra đời từ dân gian. Nhưng hát bộ đi vào cung đình để trở thành nghệ thuật bác học, còn bài chòi phát triển thành nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng vẫn bám trụ trong lòng nhân dân lao động ở nông thôn.

Nói về nguồn gốc của bài chòi, theo ông Phan Ngạn - nghệ sĩ ưu
Nguồn file ảnh: Internet
tú, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bài chòi cổ dân gian Bình Định cho biết: từ thời xa xưa, cứ vào dịp xuân về, trong gia đình, trong từng nhóm dân cư thường tổ chức chơi bài (tứ sắc, tam cúc...). Người ta chơi trên chiếu, quây quần từ 5-10 người. Cuộc vui có tính chất hạn hẹp và đơn điệu. Về sau người ta mới sáng tạo xây chòi cao, giống như nhà sàn nhỏ của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tây Nguyên. Như vậy có bài, có chòi nên mới gọi là bài chòi. Đầu tiên đặt ra đánh bài chòi, người ta sáng tác những câu hò, những làn điệu dân ca, rồi xuất hiện các nghệ nhân mà điển hình là “Anh hiệu”.

Đọc thêm »

0 comments:

Đăng nhận xét