This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

TÔNG ĐẢN (? -?)

Ta đánh nhau với Trung Hoa nhiều phen. Xưa thì có (Lý) Nam Đế trở về trước, gần thì có Ngô Tiên Chúa đánh trận Bạch Đằng, Lê Đại Hành đánh trận Lãng Sơn, Trần Nhân Tông đánh đuổi được Toa-Đô, Thoát-Hoan v.v. Đó là niềm hãnh diện của nước ta, nhưng tất cả do giặc tự dấn thân đến, ta bất đắc dĩ mà phải ứng chiến đấy thôi. Còn như nói đường đường chính chính đem quân vào nước người, đến không ai địch nổi, về không ai dám đuổi theo thì phải kể đến đệ nhất võ công là trận đánh vào Châu Ung, Châu Liêm. Từ đây, nước Tàu không dám coi thường nước ta, cho nên, mọi cống phẩm cho đến thư từ họ không dám chê trách vì chỉ sợ sinh ra hiềm khích lôi thôi”.

Ngô Thì Sĩ (Việt sử tiêu án)
Đọc thêm »

Các bài thuốc từ rau diếp


Khi bị côn trùng chui vào tai, có thể đuổi chúng ra bằng cách giã nát rau diếp, vắt lấy nước cốt, nhỏ từng giọt vào lỗ tai. Để chữa mụn nhọt sưng đau, hãy lấy rau diếp giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, thay ngày 2-3 lần.

Theo Đông y, rau diếp tính lạnh, vị đắng ngọt, có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, được dùng để chữa tiểu tiện bất lợi, niệu huyết, âm hộ sưng đau... Dưới đây là một số ứng dụng khác:

ü  Chữa bí tiểu tiện: Lấy mầm và ngọn rau diếp, giã nát như hồ, nặn thành bánh, đắp lên rốn, sẽ rất hiệu nghiệm.
Đọc thêm »

6 bài thuốc từ cây rau ngổ


Để trị rắn cắn, có thể lấy rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, lấy nước bôi và rửa vết thương, sau đó dùng bã đắp vào chỗ rắn cắn.

Rau ngổ còn gọi là rau om, thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng; vị chua cay, hơi se, tính mát, thơm. Nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, đái ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bệnh ngoài da.
Đọc thêm »

LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105)

“Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy,làm quan trải thờ ba đời vua, phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được vua sủng ái, là người đứng đầu các bậc công hầu vậy”.
   Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí - Nhân vật chí)


1. Quê hương và cuộc đời
        Đúng như Phan Huy Chú nói, Lý Thường Kiệt là “người đứng đầu các bậc công hầu” của triều Lý. Nhưng, ông lại không phải là người họ Lý chính tông. Hầu hết các tài liệu cổ đều nói rằng Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn. Ngô Tuấn người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Đất huyện Quảng Đức nay thuộc Hà Nội, làng An Xá nằm ở phía Nam của Hồ Tây. Về sau, do việc mở rộng đê Cơ Xá (tức đê sông Hồng), làng An Xá dời đến bãi Cơ Xá. Bãi này, sau vì dân đến lập nghiệp đông, lập một xã mới, đó là xã Phúc Xá. Gia đình Ngô Tuấn ở trong thôn Bắc Biên của xã này. Thôn Bắc Biên xưa, nay là xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, đó chỉ là nơi sinh và là đất sống thuở hàn vi của Ngô Tuấn mà thôi. Sau này, khi đã có danh vọng lớn trong triều, ông dời nhà về phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).
Đọc thêm »

PHẠM CỰ LẠNG (? ~?)


Thời Ngô Quyền (938-944), ở đất Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Hưng), có người tên là Phạm Chiêm, nổi danh võ nghệ cao cường và sức mạnh khó ai địch nổi. Phạm Chiêm theo Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, được Ngô Quyền tin dùng, bổ làm quan và phong dần lên tới chức Đông Giáp Tướng Quân.

Con trai của Phạm Chiêm là Phạm Man cũng lừng danh không kém gì cha. Ông được con của Ngô Quyền là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn cho làm quan, và cũng phong dần lên đến chức Tham Chính Đô Đốc.
Đọc thêm »

LÊ HOÀN (941 – 1005)


“Vua đánh đâu được đấy: Chém vua Chiêm Thành để rửa mối nhục bị bọn phiên di bắt giữ sứ giả của mình; đánh tan quân của vua nước Tống là người vốn dòng họ Triệu, mau chóng đập tan mưu đồ của họ. Có thể coi vua là đấng anh hùng nhất đời vậy”.

Ngô Sĩ Liên

                                 (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển l)
Đọc thêm »

Trung Quốc đề cử Thái cực quyền là di sản văn hóa phi vật thể


Viện nghiên cứu Thái cực quyền Trần Gia Câu (Trung Quốc) vừa thông báo môn võ Thái cực quyền đang được chuẩn bị hồ sơ để UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Thái cực quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do Trần Vương Đình thuộc Trần Gia Câu, tỉnh Hà Nam sáng tạo nên, được xem là sự kết tinh của nền văn hoá hàng nghìn năm của Trung Quốc.

Đây không chỉ là một môn võ vừa cương vừa nhu, nhanh chậm xen nhau mà các bài tập luyện này còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Với tính lịch sử của nó, Thái cực quyền có thể được xem là môn võ thuật đầu tiên trên thế giới.

Ngày nay, môn Thái cực quyền đã phổ biến rộng rãi đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với hơn 150 triệu người luyện tập.

Tháng 7-2000, Liên đoàn Wushu quốc tế (International Wushu Federation) cũng quyết định chọn tháng 5 hàng năm là Tháng Thái cực thế giới (World Taiji Month).

(Theo TTO)

ĐINH BỘ LĨNH (924 - 979)

ĐINH BỘ LĨNH (924 - 979)
 
“(Đinh) Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt, mưu lược hơn người, dũng cảm nhất đời, đương khi nước Việt ta không có chúa, hùng trương đua nhau cát cứ... một
phen cất quân mà khiến cả mười hai sứ quân đều phải hàng phục. Vua mở nước định đô, đổi xưng là Hoàng Đế, chia đặt bách quan và sáu quân, chế độ gần như đã
đầy đủ. Có lẽ trời đã vì nước Việt mà lại sinh đấng
thánh triết...”.

      Lê Văn Hưu (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ quyển 1,tờ 2-b và 3-a)
Đọc thêm »

Cách ngâm rượu thuốc


Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào máu nhanh chóng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết, hoạt huyết, hòa huyết và thông kinh mạch. Do ít biến chất, dễ bảo quản, rượu thuốc rất thích hợp cho các bệnh lý mạn tính, phải điều trị dài ngày.

Để chuẩn bị ngâm rượu thuốc, người dùng cần được khám tỉ mỉ và chẩn đoán bệnh chính xác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ Đông y mới chọn các thứ thuốc phù hợp. Ngay cả khi ngâm thuốc bổ, người cắt thuốc cũng cần nắm được các đặc điểm về tuổi tác, giới tính, thể chất của người dùng, nghĩa là phải xác định được phần nào hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và phủ tạng nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận).

ü  Bào chế dược liệu
Đọc thêm »

Các món ăn bài thuốc từ não động vật

Để chữa chứng đau đầu kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai, có thể lấy não lợn 1 bộ, thiên ma 10-30 g (thái lát) hầm nhỏ lửa thành dạng canh rồi bỏ bã, uống vài lần trong ngày. Cũng có thể lấy não dê 1 bộ, rửa sạch huyết rồi hầm trong 30 phút, thêm gia vị ăn trong ngày.
Theo y học cổ truyền, não động vật không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc chữa các bệnh lý có liên quan đến não và hệ thống thần kinh. Từ việc dùng não lợn, trâu, bò, dê, gà... làm thuốc dưới dạng các món ăn, trong y học đã hình thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo gọi là "dĩ não liệu bệnh pháp". Sau đây là một số bài thuốc từ não động vật:
Đọc thêm »

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU

Dùng gừng mỗi ngày, khỏi cần bác sĩ


Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, gừng có thể làm giảm cơn đau tim và đột quỵ. Một thí nghiệm kéo dài 7 ngày cho thấy, những phụ nữ ăn 70 g hành sống hoặc 5 g gừng tươi mỗi ngày có thể tránh được việc sản sinh dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu, tạo thành cục máu, làm tắc nghẽn thành mạch.


Đọc thêm »

Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm


Một nghiên cứu mới đây cho thấy, quất có tác dụng phòng chống cao huyết áp. Vì vậy, những người bị cao huyết áp hoặc có nguy cơ mắc chứng này cần tạo cho mình thói quen uống nước quất. Ngoài ra, quất còn được dân gian sử dụng để chữa ho.



Sau đây là tác dụng chữa bệnh của 3 loại thức ăn khác:
Đọc thêm »

Món ăn bài thuốc cho người béo phì

 
Hình chỉ mang tính minh họa
Củ cải 250 g, muối và bột ngọt mỗi thứ một ít, rượu trắng vừa đủ. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi, thêm một ít muối, sau khi trộn đều và vắt bỏ nước thì thêm các gia vị, dùng làm món ăn phụ. Món này có tác dụng kiện tỳ, lợi niệu, giúp giảm béo phì.

Theo Đông y, béo phì có nhiều loại:
Đọc thêm »

Thạc nhân (Vệ Phong)

Tay ai như cái gianh non,
Da như mỡ đọng! cổ như con nhạy dài!
Hạt bầu như thể răng ai!
Đầu trăn! Mà lại mày ngài thêm xinh!
Hai con mắt tốt long lanh!
Miệng cười tươi đẹp, khéo sinh tình, càng ưa…
(Kinh Thi, Tản Đà, tr. 175)

Đức Khổng, một sử gia - (B.S Nguyễn Văn Thọ)

Đức Khổng, một sử gia
(Trích bài viết của B.S Nguyễn Văn Thọ)

Không ai có thể chối cãi được rằng đức Khổng là một sử gia lỗi lạc, vì Ngài đã có công san định và biên soạn hai bộ sử lớn của Trung Quốc:
1- Kinh Thư, từ thời Nghiêu (2356- 2255) đến Tần Mục Công (659- 620) gồm khoảng 1723 năm.
2- Xuân Thu từ năm Ẩn Công I (721) đến năm Ai Công 14 (481) gồm 242 năm.
Qua trung gian hai bộ sử ấy, đức Khổng đã cho ta thấy lại những hoạt động, những lời lẽ, những nguyện ước, những đường lối, những cách tiếp nhân xử sự của người xưa, nhất là của những người cầm đầu dân nước.
Nhưng đức Khổng chép sử, không phải là ký ngôn, ký sự một cách máy móc. Ngài đã lựa chọn sự việc, tùy nghi mà tường lược, tùy sự mà khen chê.
Kinh Thư thì lựa việc, lựa chuyện, lựa lời, để đem trình bày.
Xuân Thu thì trình bày mọi sự việc, mọi công chuyện đã xảy ra, nhưng trình bày với một bút pháp đặc biệt, bằng những danh từ, những từ ngữ chọn lọc rất tinh tế, để khéo léo mà nói lên lời khen chê.
Đọc thêm »

BỘ SƯU TẬP ẢNH BONSAI ĐẸP-P3

Đây là bộ sưu tập của rất nhiều nghệ nhân. Đưa lên đây để mọi người cùng thưởng lãm chứ không thương mại hay bất kỳ ý gì khác!

Đọc thêm »

BỘ SƯU TẬP ẢNH BONSAI ĐẸP-P2


Đây là bộ sưu tập của rất nhiều nghệ nhân. Đưa lên đây để mọi người cùng thưởng lãm chứ không thương mại hay bất kỳ ý gì khác!

Đọc thêm »

BỘ SƯU TẬP ẢNH BON SAI ĐẸP-P1

Đây là bộ sưu tập của rất nhiều nghệ nhân. Đưa lên đây để mọi người cùng thưởng lãm chứ không thương mại hay bất kỳ ý gì khác!

Đọc thêm »

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Đánh Cờ (Hồ Xuân Hương)

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà



Đánh Đu; Chợ trời (Hồ Xuân Hương)


Đánh Đu
(Hồ Xuân Hương)

Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
Trai đu gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân ai biết xuân chăng tái!
Cột nhổ đi rồi, lõ bỏ không.



 
Chợ Trời
(Hồ Xuân Hương)
Khen thay con Tạo khéo trêu ngươi.
Bày đặt ra nên cảnh chợ Trời!
Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng,
Ban chiều mây họp, tối trăng chơi.
Bầy hàng hoa quả tư mùa sẵn,
Mở phố giang sơn bốn mặt ngồi.
Bán lợi, buôn danh nào nhương kẻ,
Chẳng nên mặc cả một đôi lời.



BÀI PHÚ TIỀN XÍCH BÍCH CỦA TÔ THỨC

Bản dịch mới của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ:
 
Tô Thức 蘇 軾 tự là Tử Chiêm 子 瞻, quen gọi Tô Đông Pha 蘇 東 坡 (1036-1101) người tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa; đỗ tiến sĩ đời vua Nhân Tông 仁 宗 nhà Tống (1010-1063). Trong thời gian bị đày ở đất Hoàng Châu 黃 州 vì chống quan tể tướng Vương An Thạch 王 安 石, ông làm nhà ở Đông Pha để ở và lấy hiệu là Đông Pha cư sĩ 東 坡 居 士. Mùa thu năm Nhân Tuất (1082), ông cùng bạn thả thuyền chơi trên sông Xích Bích rồi ngẫu hứng làm bài phú này, gọi là Tiền Xích Bích phú 前 赤 壁 賦.
Ba tháng sau đến, tiết đông, ông lại đi chơi khúc sông này lần nữa, cảm khái làm bài thơ thứ hai, gọi là Hậu Xích Bích phú 後 赤 壁 賦.
Đó là hai thi phẩm kiệt tác trong văn học Trung Hoa, khiến thi nhân đời Minh là Lý Phan Long phải khen rằng: «Anh hùng như Tào Tháo, sự nghiệp như Chu Du nay còn đâu? Chỉ có vầng trăng đẹp, dòng nước trong và câu thơ bất hủ của Đông Pha muôn đời còn mãi.»
Người đời sau dựng tượng Tô Đông Pha bằng đá trắng ngay chân núi Xích Bích, trong một ngôi đình, với một bức hoành viết bốn chữ lớn «Vạn cổ phong lưu» để kỷ niệm một kỳ tài thi ca.
Tên sông Xích Bích gắn liền với một chiến trường nổi tiếng thời Tam Quốc: Chu Du đại phá quân Tào Tháo.

Năm Nhâm Tuất mùa thu tháng bẩy,

Rằm đã qua, chiều lại bâng khuâng.

Dưới chân Xích Bích chập chùng,

Khách cùng Tô Tử thuận giòng chơi trăng.

Gió thu nhẹ linh lung khẽ thổi,

Sông như gương chẳng nổi sóng hoa.

Rượu ngon chuốc chén năm ba,



Hát cung «Yểu Điệu», ngâm thơ «Trăng Vàng».

Chẳng mấy chốc đông ngàn trăng ló,

Rẽ Đẩu Ngưu bỡ ngỡ đường mây.

Sương vương mặt nước tỉnh say,

Giòng sông trong vắt in mây lồng trời,

Thuyền một lá chơi vơi thỏa thích,

Nước muôn tầm xa tít mênh mông.

Nhẹ nhàng cưỡi gió tầng không,

Thuyền trôi nào biết vân mồng về đâu !

Lòng phơi phới ngỡ hầu thoát tục,

Tung cánh mơ phơ phất lên tiên.

Rượu ngon chếnh choáng hơi men,

Nhịp nhàng ta gõ mạn thuyền ta ca:

«Chèo lan nhẹ đẩy đưa thuyền quế,

«Khua ánh trăng ta rẽ nước mây.

«Nhớ ai canh cánh khôn khây,

«Nhớ người má phấn đó đây cách trùng.»

Khách có kẻ tay nâng ống sáo,

Theo lời ca mà tạo nên cung.

Trên sông tiếng trúc linh lung,

Như sầu như thảm não nùng oán than.

Trời mây nước âm vang phảng phất,

Nước trời mây hiu hắt dư ba.

Giao long động tối la đà,

Thuyền đơn gái hóa mắt lòa lệ châu.

Tô Tử bỗng rầu rầu nét mặt,

Sửa dung y, khoan nhặt gạn gùng:

Vì đâu thổi tiếng não nùng,

Cùng nhau xin cạn nỗi lòng tiêu sơ.

Khách mới đáp: «Sao thưa trăng sáng,

Mấy bóng ô lãng đãng về Nam.

Ấy thơ Mạnh Đức xưa làm,

Dư âm phất phưởng mơ màng đâu đây.

Đây có phải phía Tây, Hạ Khẩu,

Miền Đông kia phải dấu Vũ Xương?

Sông sâu núi biếc miên man,

Cỏ cây muôn khóm chứa chan sự đời.

Xưa Mạnh Đức tơi bời nghiêng ngửa,

Phải nơi đây vì lửa Chu Lang.

Hồi nào quân tướng băng băng,

Kinh Châu vừa phá, Giang Lăng đà vào.

Thuận giòng nước ào ào tuôn đến,

Ngất trời mây xao xuyến bóng cờ.

Chén vàng pha ánh trăng mơ,

Ngà say quay giáo ngâm thơ oai hùng.

Ấy hào kiệt lẫy lừng một thủa,

Xưa tung hoành, nay ở nơi đâu?

Còn ta ẩn dật giang đầu,

Ngư tiều cam phận dãi dầu hôm mai.

Lấy tôm cá hươu nai làm bạn,

Một thuyền con mấy bận cùng say.

Phù du phận gửi trời mây,

Chiếc thân hạt thóc há dầy trùng dương.

Ngán kiếp sống mau nhường gió thoảng,

Khen sông dài thảng đãng vô cùng.

Lòng ta những muốn vẫy vùng,

Sánh vai tiên tử ngàn trùng lãng du.

Ôm trăng sáng say sưa thoải mái,

Sống cùng trăng, sống mãi với đời.

Nhưng mơ chẳng thực với người,

Nên ta quyến gió thổi bài sầu than.»

Tô Tử đáp: «Kìa trăng nọ nước,

Nước kia trôi sau trước vẫn nguyên.

Trăng kia tròn khuyết đôi phen,

Mà nào có giảm có thêm bao giờ.

Từ biến chuyển nhìn ra trời đất,

Thì đất trời chớp mắt đã qua.

Từ trong vĩnh cửu nhìn ra,

Muôn loài muôn vật như ta vô cùng.

Chi mà phải mất công khen ngợi,

Của cải đời chi vội bon chen.

Vật nào chủ nấy dĩ nhiên,

Của người tơ tóc chẳng thèm mảy may.

Duy gió mát tỉnh say mặt nước,

Duy trăng trong tha thướt đầu non.

Tha hồ tai ngóng, mắt nom,

Thanh âm sắc thái muôn muôn ngàn ngàn.

Đấy là cả kho tàng Tạo Hóa,

Tha hồ dùng, dùng đã ai ngăn.

Ấy kho vô tận vô ngần,

Chung nhau tôi bác quây quần hưởng vui.»

Khách nghe cạn, tươi cười hớn hở,

Nâng chén quỳnh uống nữa thêm vui.

Thịt thà hoa quả nhắm rồi,

Mâm mâm bát bát rơi bời ngổn ngang.

Chung gối ngủ trong khoang một giấc,

Trời hừng đông sáng quắc nào hay.

(Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ dịch)

Thêm một số bài thuốc từ khoai lang


Nếu bị ngộ độc sắn, có thể lấy khoai lang gọt vỏ, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước cốt uống nửa giờ một lần. Còn khi bị băng huyết, hãy lấy rau khoai lang tươi 1 nắm, giã lấy nước cốt uống.

Sau đây là một số bài thuốc khác từ khoai lang:

Đọc thêm »

Một số bài thuốc quý từ nghệ vàng



Phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy) có thể lấy nghệ vàng, đương quy, thục địa, ngải cứu, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng, sao khô vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân (khoảng 40 g). Dùng gừng tươi 3 lát, táo 3 quả, sắc với nước, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm.

Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau.
Đọc thêm »

Mật ong ngăn chặn được ung thư

      Mật ong và sữa ong chúa có thể trở thành vũ khí lợi hại chống lại bệnh ung thư trong tương lai không xa. Các nhà khoa học Croatia mới phát hiện ra rằng 2 chất trên cùng với một loạt sản phẩm do ong làm ra có thể ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư ở chuột.




Tiến sĩ Nada Orsolic và cộng sự tại Đại học Zagreb (Croatia) đã tiến hành tìm hiểu tác dụng ngăn chặn và chữa trị ung thư của mật ong, sữa ong chúa cũng như các sản phẩm từ ong khác như keo, nọc ong.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

NGÔ QUYỀN (898 - 944)


NGÔ QUYỀN (898 - 944)
“Tiền Ngô Vương lấy quân mới họp của nước Việt ta đánh tan cả trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước và xưng vương, làm cho bọn người Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là (Tiền Ngô Vương) một lần nổi giận mà khiến cho trăm họ được yên, mưu đã giỏi mà đánh cũng giỏi. Tuy chỉ mới xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng Đế, cũng chưa đặt niên hiệu,nhưng quốc thống của ta cơ hồ đã được nối lại rồi vậy”

Lê Văn Hưu(1230 – 1322)

v VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

DANH TƯỚNG VIỆT NAM


LỜI NÓI ĐẦU
Bạn đọc yêu quý,
Đây là tập đầu tiên của bộ sách dài nhiều tập, cùng mang tên gọi chung là DANH TƯỚNG VIỆT NAM. Chúng tôi dự kiến chia kế hoặch biên soạn thành hai giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn thứ nhất (1996 - 1998), chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất năm tập đầu. Cụ thể nhu sau:
§  Tập 1: Danh tướng trong sự nghiệp giữ nước từ đầu thế kỉ thứ X đền cuối thế kỉ XIV.
§  Tập 2: Danh tướng Lam Sơn.
§  Tập 3: Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỉ XVIII và phong trào Tây Sơn.
§  Tập 4: Danh tướng trong sự nghiệp đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.
§  Tập 5: Danh tướng chống Pháp trước thế kỉ XX.
Đọc thêm »

THƠ HOÀNG XUÂN HẠO

Giới thiệu

Hoàng Xuân Hạo tên thật là Hoàng Xuân Đông, quê quán Thôn Vĩnh Lộc - xã Hòa Bình - Quận Bình Khê (nay đổi là huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định).
Ông sinh năm 1947 (năm Đinh Hợi)
Nghề nghiệp: Dạy học
Điện thoại: 0127.584.6284
Tác phẩm đã xuất bản: Trăng Nước Trầm Tư; Muôn Dặm Nước Non
***********
Trích dẫn:
Việc đăng tập thơ "Muôn Dặm Nước Non" đã được sự đồng ý của tác giả. Tôi mong là giới thiệu đến quý bạn đọc về tập thơ này, hoàn toàn không mang tính thương mại hay bất kỳ một ý định nào khác.
Việc tác giả Hoàng Xuân Hạo đồng cho phép tôi đăng tập thơ này lên Blog cá nhân với riêng tôi mà nói đó là một niềm vinh dự lớn lao. Mong sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nét mới, lạ về thơ của tác giả đối với cuộc sống đời thường. Qua đó hy vọng quý bạn đọc có thể tìm thấy cho mình những niềm vui vậy!
Xin chân thành cảm ơn bác Xuân Hạo, cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm!
 
************
 


MUÔN DẶM NƯỚC NON
Thương ai đâu ngại bến xa bờ
Muôn dặm nước non vạn dặm chờ
Mây sớm giang đầu mơ mộ khúc
Trăng chiều quan tái mộng song hồ
Dòng sông ly biệt dài mong ngóng
Giọy lệ tương tư mấy hững hờ!
Đầu nọ cuối kia lòng dậy sóng
Nhớ thương canh cánh nghẹn đường tơ
                                                                     (Phú thọ 2002)
 
  
TỰ THUẬT


Đã tự lâu rồi vẫn trống không
Không phiền không lụy sạch trơn lòng
Tháng ngày thanh đạm cho là đủ
Mưa nắng phôi pha vậy cũng xong
Thế thái hợm hờ phường xảo nịnh
Nhân tình gạ gẫm đám cuồng ngông
Nước trong lòng giếng ai lay tỉnh
Một bóng trăng khuy tận đáy lòng.
                                                      (Phú thọ 2007)