Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Đức Khổng, một sử gia - (B.S Nguyễn Văn Thọ)

Đức Khổng, một sử gia
(Trích bài viết của B.S Nguyễn Văn Thọ)

Không ai có thể chối cãi được rằng đức Khổng là một sử gia lỗi lạc, vì Ngài đã có công san định và biên soạn hai bộ sử lớn của Trung Quốc:
1- Kinh Thư, từ thời Nghiêu (2356- 2255) đến Tần Mục Công (659- 620) gồm khoảng 1723 năm.
2- Xuân Thu từ năm Ẩn Công I (721) đến năm Ai Công 14 (481) gồm 242 năm.
Qua trung gian hai bộ sử ấy, đức Khổng đã cho ta thấy lại những hoạt động, những lời lẽ, những nguyện ước, những đường lối, những cách tiếp nhân xử sự của người xưa, nhất là của những người cầm đầu dân nước.
Nhưng đức Khổng chép sử, không phải là ký ngôn, ký sự một cách máy móc. Ngài đã lựa chọn sự việc, tùy nghi mà tường lược, tùy sự mà khen chê.
Kinh Thư thì lựa việc, lựa chuyện, lựa lời, để đem trình bày.
Xuân Thu thì trình bày mọi sự việc, mọi công chuyện đã xảy ra, nhưng trình bày với một bút pháp đặc biệt, bằng những danh từ, những từ ngữ chọn lọc rất tinh tế, để khéo léo mà nói lên lời khen chê.
Đọc thêm »

Related Posts:

  • Công Tích Của Mạnh Tử Đối Với Nho HọcTriết lý Nho học được khởi xướng từ Khổng Tử, nhưng người hoàn chỉnh bước đầu, hệ thống hóa tư tưởng Nho học đó là Mạnh Tử. Trong buổi đang có nhiều h… Read More
  • Lão Tử570 trước Công Nguyên SƠ YẾU CUỘC ĐỜIĐọc thêm »… Read More
  • Chủ Thuyết Đạo Học của Lão TửTư tưởng của Lão Tử được biểu lộ qua cuốn Đạo Đức Kinh, vỏn vẹn chỉ có năm ngàn chữ, thế mà đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Trung Hoa. Những trướ… Read More
  • Luận Thuyết Của Mạnh TửTrong sách "Mạnh Tử", có đến hai mươi chín chỗ trích dẫn lời của Khổng Tử, chứng tỏ Mạnh Tử sùng bái Khổng Tử gần như tuyệt đối, coi Khổng T… Read More
  • Giá Trị Đạo Học của Lão TửĐạo của Lão Tử vạch một lối thoát cho những ai, là kẻ bất mãn thế cuộc nhiễu nhương, đầy cạm bẫy như thời Xuân Thu Chiến Quốc, có được một lẽ sống riê… Read More

0 comments:

Đăng nhận xét