THIỀN LÀM CHO CON NGƯỜI ĐẠT TRÍ SIÊU VIỆT
(Theo Tuệ Đạt Đào Quang Tiến)
Thời đại cởi mở nên muốn tìm chân lí phải đi từ nhiều phía khách quan, xuất phát từ những nơi khác nhau, những tôn giáo khác nhau, những nhà tư tưởng khác nhau. Chân lí không chỉ có ở trong đạo Phật...
Thiền định được nói đến ở tất cả các tôn giáo cổ xưa nhất với khái niệm định tâm. Những người có định tâm (sức tập trung của tâm) có thể “ru ngủ” các hoạt động của lục phủ ngũ tạng, có thể bắt trái tim làm việc theo ý muốn, có thể nhịn thở lâu ngày, lệnh cho máu ngưng tụ, có thể sinh tử tự tại, có thể bay lên hư không, có thể biết rõ quá khứ vị lai của mỗi người, có thể hiểu rõ tâm ý của người mới gặp lần đầu và đọc được suy nghĩ của người ấy. Thiền mang đến cho con người chân lí sống đẹp tuyệt vời, sống vì người khác nên các tôn giáo cổ nói về thiền như phương pháp sống cao đẹp. Thiếu thiền như thiếu tất cả. Vì con người thiếu nếp sống thiền sẽ không có được năng lực tâm linh để vượt qua khổ ải của “sinh, lão, bệnh, tử” kèm theo hàng trăm nghìn nỗi khổ khác trong đời.
Các nhà triết học cổ điển Trung Quốc cũng như ở nước ta từ xa xưa đều dạy: “Phải quên chân đi cho hợp với giầy, quên lưng đi cho hợp với dây nịt (thắt lưng), quên phải trái để hợp với tâm, quên mình để hợp với đạo”. Hồi giáo cũng ca ngợi thiền định. Giáo phái Xô-phi đi sâu vào thần thông bùa chú hô phong hoán vũ (gọi gió gọi mưa). Bồ đề Lạt ma sư tổ thì dạy khí công phi thân, hoá giải độc dược. Thiền và khí công giống nhau ở chỗ tịnh tâm, điều hoà hơi thở. Những người có khả năng đặc biệt như nhìn thấu được từ trong ra ngoài cơ thể, nhìn vào lòng đất, nhìn xuyên núi xuyên sông, nhìn được bệnh tật, khối u đều lấy định tâm làm tôn chỉ.
Đọc thêm »
0 comments:
Đăng nhận xét