By Jin-0909 (Tạ Đình Phong) 05:20
THƠ VÀ CÔNG CHÚNG
|
Hình chỉ mang tính minh họa |
Thiết nghĩ, so với văn, thơ là một cái gì rộng hơn. Văn − văn xuôi nghệ thuật và "văn chương" nói chung − gắn chặt với ấn loát: nó phải được thực hiện, được "xã hội hóa" thông qua trang giấy in hàng loạt − trên tờ báo hoặc quyển sách. Đọc − mà thường đọc thầm − là cách thức chủ yếu gần như duy nhất của người thưởng thức văn xuôi. Với thơ, tình hình không hoàn toàn giống như vậy. Ở bất cứ dân tộc nào, thơ cũng là nghệ thuật ngôn từ ra đời sớm hơn hẳn so với văn xuôi, − một ngành nghệ thuật ngôn từ khác. Và nếu sự xuất hiện của văn tự và nhất là của nghề in, của một loại sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt − là một thuận lợi lớn kích thích sự phát triển của văn xuôi, nhất là thể truyện, thì tình hình đó lại như "đe dọa" đối với thơ: khuôn thơ vào trang in cũng có cái gì đó giống như gò bàn chân cỡ lớn vào đôi giày quá chật. Mác có lần đã hóm hỉnh nhận xét rằng "Nàng Thơ" đành phải biến mất trước cỗ máy in. Có lẽ nếu có sự "khủng hoảng" nói chung của thơ, thì thời điểm bắt đầu là từ lúc có cỗ máy in đó chăng? Tất nhiên qua nhiều thế kỷ, thơ đã phải làm quen với hoàn cảnh mới ấy, các thi sĩ đã đứng chung trong hàng ngũ nhà văn để cùng trông chờ vào khả năng in ấn với một sự sốt ruột ngang nhau.
Đọc thêm »