Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

6. Nguyên nhân của sự hưng thịnh và suy vi của bách gia chư tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (6)

6. - Nguyên nhân của sự hưng thịnh và suy vi của bách gia chư tử 
 
Hình minh họa
Học thuyết của Chư Tử hưng thạnh vào cuối thời Xuân Thu (551 trước T.L.) cho đến thời Chiến Quốc thì phát triển rất mạnh, rồi đến thời Tây Hán (206 trước T.L.) thì suy vi lần lần. Sự hưng thạnh và suy vi ấy đều có nguyên nhân, xét về bản thân của các ngành học thuyết ấy, đó là "Nhơn", mà xét về hoàn cảnh của thời ấy, đó là "Duyên".

Sự vật phát sinh và tiêu diệt đều có cái "nhơn" nội tại, và cái "duyên" của ngoại giới (hoàn cảnh bên ngoài) ngành học thuật, tư tưởng, cũng không thoát khỏi thông lệ ấy.

Vì như loài cỏ cây, sở dĩ mọc mầm và lớn lên được, trước hết là nhờ hạt nẩy mầm, đó là cái "nhơn" nội tại, rồi kế đến là phải có đất nước, khí ấm mặt trời bên ngoài, tạo thành hoàn cảnh thuận tiện cho cái nhơn ấy nẩy nở và hoàn cảnh bên ngoài ấy gọi là "duyên".

Sách Hán Thơ Nghệ văn Chí có viết: "Phái Nho gia, xuất thân từ quan Tư Đồ". Phái Đạo gia xuất thân từ Sử quan ; phái Âm dương xuất thân từ quan Nghi, Hoà ; phái Pháp gia xuất thân từ Lý quan. Phái Danh gia xuất thân từ Lễ quan ; Mặc gia xuất thân từ chức quan giữ Thanh miếu ; Tung hoành gia xuất thân từ quan đi đó đi đây, Tạp gia xuất thân từ Nghị quan; Nông gia xuất thân từ quan Nông tắc ; Tiểu thuyết gia thì xuất thân từ Ty quan, đó là thuyết Chư Tử xuất thân từ vua quan.
Đọc thêm »

0 comments:

Đăng nhận xét