Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

5. Sở trường và sở đoản của mười môn phái

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (5)

5. - Sở trường và sở đoản của mười môn phái

Hình minh họa
Trong thiên hạ, Trang Tử đã phê bình học thuyết của Chư Tử, nhưng trừ Quan Doãn, Lão Đam và Trang Chu, vì đó là người của môn phái mình.

Trang Tử đã nói mỗi phái đều có sở trường và sở đoản. Ông phê phán Mặc Địch và Cầm hoạt Ly là học theo Đạo thuật đời xưa mà "không xa xí cho người đời sau, không khuất phục vạn vật, sống theo mẫu mực để chuẩn bị cho những cơn đói rét, thiếu thốn". Đó là chỗ đáng khen.

Nhưng Mặc Tử đã thái quá, chí nhục, quá tiết kiệm, bỏ cả lễ nhạc thời xưa, lúc sống không ca hát, lúc chết không tang phục, tẩn liệm không quách mà chỉ có quan, bắt người phải theo như thế, e rằng chẳng biết thương người, mà chính mình cũng làm như thế là chẳng biết thương mình.

Khi còn sống cần cù làm việc, đến lúc chết tang lễ sơ sài, như thế làm cho người lo lắng, buồn rầu, cái hạnh như thế rất khó làm theo, e rằng không thể làm cái đạo của bực thánh nhân được.
Đọc thêm »

Related Posts:

  • BAN-ZẮC BÓI CHỮBAN-ZẮC BÓI CHỮÔnôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ… Read More
  • Cái óc khoa học của người mìnhCái óc khoa học của người mình(Tác giả: Phan Khôi, Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn)Nhờ trọng lực làm nên sự kiên cố. Nói về sự cất nhà gạchẢnh 1: Bắt… Read More
  • Tỏ lòng biết ơn tốt cho sức khỏeTỎ LÒNG BIẾT ƠN TỐT CHO SỨC KHỎE(Tác giả: Tysan Lerner Epoch Times Staff)Trước khi thưởng thức bữa tiệc Lễ Tạ Ơn của chúng tôi, gia đình tôi và bạn bè… Read More
  • Thói ngụy biện ở người Việt!THÓI NGỤY BIỆN Ở NGƯỜI VIỆTTranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở n… Read More
  • Nguyễn Bính đối đáp thơNGUYỄN BÍNH ĐỐI ĐÁP THƠNhà thơ Nguyễn BínhTrước ngày bế giảng lớp “Văn nghệ khoá Lê Trần” (1951) ở ấp Đồng Cùng, rừng U Minh, thi sĩ Nguyễn Bính tâm t… Read More

0 comments:

Đăng nhận xét