This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần 1

Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 1 
 
Tự nhiên

Núi Võ Đang một trong những cái nôi của Đạo giáo nơi sản sinh ra hệ phái Toàn Chân giáo, hệ phái lớn nhất của Đạo giáo
1. VŨ TRỤ 宇 宙 THIÊN ĐỊA 天 地

001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. [Đạo Đức Kinh, chương 5]
Đọc thêm »

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

4. Mười môn phái chính (thập gia) trong Bách gia chư tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (4)

4. Mười môn phái chính (thập gia) trong Bách gia chư tử

Hình minh họa
Những phái riêng biệt trong Chư Tử, dưới thời Chiến quốc được phân chia ra làm 5, đến cuối đời Tây Hán (206 trước T.L.) thì tăng lên đến 10.

Trong số các môn phái, chỉ có Nho gia và Mặc gia là thành lập trước hơn hết, cho đến cuối đời Tây Hán, các môn phái mới lần lần xuất hiện cho đến số 10.
Tên gọi của 10 môn phái nầy là do người đời sau đặt cho đúng với ý nghĩa của học thuyết từng môn phái :

Xin liệt kê ra sau tất cả số 10 môn phái :

4.1. Nho gia

Trong sách thuyết văn giải tự có viết : "Nho là nhu" (dịu hiền) đó là tên gọi của thuật sĩ, như vậy là chữ Nho có đến hai nghĩa "dịu hiền" và "cần thiết".
Đọc thêm »

3. Các môn phái trong Bách gia chư tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (3)

3. - Các môn phái trong bách gia chư tử

Hình minh họa
Từ Khổng Tử trở về sau, việc tư nhân dạy học, tư nhân sáng tác đã trở thành một phong trào, và nền học vấn của vua quan cũng lan lần trong dân gian.

Kẻ hiền tài, bực nhân sĩ, nhìn thấy cuộc đời thay đổi, muốn đem sở học của mình ra để cứu nguy thời thế, để dạy dỗ hướng dẫn người sau, vì thế mà phong trào học tập sôi nổi, phong trào sáng tác cũng tiến lên mạnh mẽ, sách vở lần lượt ra đời rất nhiều. Nhờ thế mà Bách Gia Chư Tử xuất hiện, hình thành một thời đại vàng son trong ngành học thuật nước Trung Hoa.

Thật ra Bách Gia Chư Tử thật có nhiều, nhưng chúng ta không thể nào biết được một cách chính xác về nhân vật và học thuyết của những nhà ấy như thế nào.

Chúng ta chỉ đành tìm hiểu được trong một phạm vi có hạn nào đó thôi, và mỗi người tùy theo khả năng và sở thích của mình mà tìm hiểu chỗ mình muốn.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

2. Người mở đầu cho Chư Tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (2)

2. - Người mở đầu cho Chư Tử

Hình minh họa
Đệ tử gọi thầy là "Tử" ghi chép lời nói, việc làm, đạo đức của thầy. Sách sáng tác của tư nhân, bắt đầu từ môn phái của Khổng Tử như phần trên đã viết.

Tư nhân mở trường dạy học, tư nhân san định Quan thơ để thành tác phẩm của mình, cũng bắt đầu từ thời Khổng Tử, thành ra Khổng Tử là người mở đầu cho Giáo dục sử và Học thuật sử Trung Hoa, mà có lẽ luôn cho cả vùng Đông Phương, và cũng là người mở đầu cho Bách Gia Chư Tử thời Chu, Tần.

Trước thời Khổng Tử, chỉ có Quan học, mà chưa có thầy dạy học tư, chỉ có Quan thơ, mà chưa có sách do tư nhân trước thuật.

Trong số Chư Tử có Lão Tử đồng thời với Khổng Tử, nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử.

Quyển sách của Lão Tử, tương truyền ông viết ra trong khi đi ngang qua cửa ải vào miền Trung nguyên, điều nầy thấy có chép trong pho Sử Ký, ở phần Lão Tử truyện.
Đọc thêm »

1. Nguồn gốc Bách Gia Chư Tử

Bách Gia Chư Tử
Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh
biên soạn

-----
Phần Một: 
Tổng luận về Bách Gia Chư Tử (1)

1 - Nguồn gốc Bách Gia Chư Tử

Hình chỉ mang tính tượng trưng
nước Trung Hoa, từ thời Chu, Tần, (trước Chúa giáng sinh) có rất nhiều học giả ra đời, mỗi nhà đều có viết sách, trình bày học thuyết của mình, với mục đích sửa đổi chế độ, mong đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.

Số học giả ấy không phải chỉ một vài người, và số tác phẩm viết ra không phải chỉ một vài cuốn, cho nên mới gọi là Bách Gia Chư Tử, hay gọi một cách giản dị hơn là Chư Tử.

Người xưa cũng gọi Chư Tử là các tác phẩm của những nhà học giả ấy viết ra. Danh từ này được thấy dùng đầu tiên trong pho sách Thất lược.

Dưới thời Tây Hán (206 trước T.L.) vua Thành Đế sai Lưu Hướng làm chức Hiệu Trung bí thơ, Lưu Hướng lo hiệu đính các loại sách Kinh, Truyện, Chư Tử, Thi Phú ; quan Bộ binh Hiệu úy Nhiệm Hoằng hiệu đính các sách Binh thơ ; quan Thái Sử Lịnh Doãn Hàm hiệu đính các sách Số thuật, quan Ngự y Lý Trụ Quốc hiệu đính các sách Y học.

Sau khi Lưu Hướng mất, vua Ai đế sai con Lưu Hướng là Lưu Hàm, lo hoàn thành công việc của cha còn bỏ dở.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ
DOÃN CHÍNH (*)
NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG (**)

Tháp Tịch Quang ở chùa Lân, thờ thiền sư Chân Nguyên
Trong dòng chảy của Thiền học Việt Nam, một trong những người có công lớn trong công cuộc phục hưng môn phái Trúc Lâm ở thế kỷ XVII là Chân Nguyên thiền sư. Chân Nguyên là một tác gia lớn của nền Thiền học nước nhà; tuy nhiên, do nhiều vấn đề trong nghiên cứu lịch sử còn chưa thật rõ ràng, nên có ít công trình tìm hiểu về tư tưởng thiền học của ông. Theo những ghi chép còn lại của môn đệ Như Sơn thì Chân Nguyên họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, người làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm 1647, lúc nhỏ theo con đường cử nghiệp, học với cậu mình là một vị giám sinh. Ông có tư chất thông minh, hạ bút thành văn. Đến năm 19 tuổi, nhân đọc quyển Tam tổ thực lục, đến đoạn nói về thiền sư Huyền Quang, ông thấy “cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, nữa mình là một anh học trò”(1), từ đó bèn phát nguyện đi tu.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

ĐẠO VÀ ĐỜI

ĐẠO VÀ ĐỜI

Ảnh sưu tầm
Nhiều bạn mới phát tâm mộ Đạo thường hay bối rối, không biết tìm con đường Đạo ở nơi nào và phải làm gì để gặp Chơn Sư (Thầy Tiên) thoát khỏi đọa Luân Hồi, sớm nhập Niết Bàn, thung dung tự tại.

Nhưng khi bạn đã chấp nhận rằng Luật Nhân Quả vẫn có, nó không hề sai lầm và cũng không bao giờ thiên vị, là bạn đã thấy đúng con đường Đạo rồi. Từ đây bạn chỉ cần bền chí bước đi cho đến ngày giải thoát.

Đường Đạo là con đường dốc và hẹp, phải vượt lên cao cho nên có phần mệt nhọc, ít người theo, đối với Đời nó là con đường buồn tẻ; trái lại, con đường Đời bê tha, phóng túng, thì thênh thang, hấp dẫn; vì xuống dốc rất dễ dàng và có nhiều người đi nên trông nó có vẻ rộn rịp, vui nhộn, khiến ai cũng ham thích và đua chen sa ngã.

Nhưng Luật Trời là Luật Tiến Hóa, nên dầu cho nhơn loại có mê đắm dục vọng đến bực nào, sau rốt cũng đến ngày quày đầu hướng thiện để trở về với Đạo. Nếu kiếp nầy chưa dừng bước để trở lại theo Đạo, thì một vài kiếp sau, khi chịu nhiều khổ não, gian truân, chán nản lợi danh, phai mờ dục vọng, chừng ấy họ cũng phải tỉnh ngộ và tìm đường phản bổn hườn nguyên.
Đọc thêm »

Hàn Phi - Tập làm thơ

Hàn Phi - Tập làm thơ

Ai có đọc thì đừng cười, với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật thì việc tuân thủ “Niêm luật” biết bao giờ tôi mới học kịp! Chỉ là đôi lời tâm sự, giao cảm, xin chia sẻ lên đây!
Hình chỉ mang tính minh họa


HƯƠNG XƯA

Gợi nhớ hương xưa viết mấy dòng
Trăng thu khuất bóng vẫn còn mong
Hoa rơi bên giậu buồn man mác
Rượu đắng kề môi thấy nặng lòng
Xót vội than rằng: Hiu hắt phận!
Tâm tình rướm lệ những sầu mong
Xin gửi đó đây lời giao cảm:
Về với hương xưa một cõi lòng!
(Hàn  Phi- Mùa Thu 2010)



VỌNG NGUYỆT HỒ

Cứ ngỡ xa xôi cách bến bờ
Mắt người trông ngóng với Huế mơ
Đông này Thiên Mụ buồn lưu luyến
Hình chỉ mang tính minh họa
Sông nước Hương Giang luống hững hờ
Dặm nhớ cung sầu ngâm oán khúc
Mưa chiều rũ lá cúc vàng mơ
Ai về bên ấy qua xóm cũ
Hãy gửi hồn này với chút thơ
(Thân tặng “Café muối” của tôi-9/2011)






Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

HÔM NAY VỚI NHO GIÁO

HÔM NAY VỚI NHO GIÁO
(Nguyễn Đình Chú)

Khổng Tử được coi là người sáng lập ra Nho giáo.
Không phải hôm nay mới nói chuyện Nho giáo. Nhưng hôm nay, nói chuyện Nho giáo chắc hẳn là phải từ một tâm thế mới mà thời đại mới đã cho phép. Cái tâm thế mới đó trước hết là tinh thần tự do tư tưởng (dĩ nhiên là tự do tư tưởng nghiêm túc, thực sự cầu thị).

Cái tâm thế mới đó cũng là niềm ước mong tha thiết làm sống lại những giá trị đích thực của Nho giáo đặng có thể góp phần xây dựng cuộc sống tinh thần và xã hội Việt Nam ta trên đà tiến hoá hôm nay và mai sau, chứ hoàn toàn không nên ngừng lại ở mức sách vở, tư biện, nói chuyện suông như đã vốn có. Hãy nhớ rằng việc nghiên cứu Nho giáo là chuyện của các nhà khoa học. Nhưng chuyện quan tâm đến vai trò Nho giáo trong đời sống Việt Nam hôm nay thì còn là của nhiều người, ít ra là các bậc thức giả hay suy nghĩ về đạo lý truyền thống, về tình trạng đạo đức hôm nay trên đất nước mà từ đó thường lại phải tìm nguyên nhân. Hãy nhớ rằng chuyện Nho giáo không chỉ là chuyện của Trung Quốc, Việt Nam, mà còn là chuyện của nhiều nước trong đó có Nhật Bản... mà gần đây, qua tài liệu này khác, người Việt Nam hơi ngạc nhiên khi biết rằng: để có được một nước Mặt trời chói lọi, siêu cường, thần kì như ngày nay, hẳn là có vai trò không nhỏ của Nho giáo, dĩ nhiên là một thứ Nho giáo đã được Nhật Bản hoá.
Đọc thêm »

K.JASPERS - NHÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO

K.JASPERS - NHÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO
NGUYỄN LÊ THẠCH (*)
NGUYỄN NGỌC QUỲNH (**)

Karl Theodor Jaspers
Karl Theodor Jaspers (23/2/1883 – 26/2/1969) là nhà triết học, nhà phân tâm học, thầy thuốc chữa bệnh tâm thần người Đức, người có ảnh hưởng lớn tới thần học, phân tâm học và triết học hiện đại. Cùng với Heidegger, Jaspers đã sáng lập chủ nghĩa hiện sinh Đức nổi tiếng trong thế kỷ XX. Vốn là con một giám đốc ngân hàng, sinh ra tại Oldenburg và sớm quan tâm đến triết học, nhưng Jaspers lại chọn ngành luật và đã học ba học kỳ tại các trường đại học ở Heidelberg, Muenchen, do chịu ảnh hưởng bởi cha ông. Từ năm 1902 – 1903, ông chuyển qua học y tại Berlin và Goettingen.
Đọc thêm »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 10)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 10)
(Văn Tiến Dũng)

Thời Cơ và Quyết Tâm Chiến Lược Mới

Giữa lúc bộ đội Tây Nguyên nhanh chóng tiến quân xuống đồng bằng theo ba đường chiến lược, ngày 20 tháng 3, chúng tôi được điện báo cho biết Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương vừa họp xong để nhận định tình hình: thắng lợi to lớn của ta vừa qua có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, đánh dấu sự phát triển rất mới trong cục diện chung, một bước suy sụp mới của Mỹ, nguỵ. Địch đang có ý đồ thực hiện co cụm chiến lược quy mô lớn nhằm tập trung lực lượng ở vùng Sài Gòn và một phần đồng bằng sông Cửu Long, có thể ở Đà Nẵng và Cam Ranh nữa, hòng tạo một thế tương đối vững để đi đến một giải pháp chính trị hoặc liên hiệp, hoặc chia cắt miền Nam. Vì vậy ta cần tranh thủ thời gian cao độ, hành động khẩn trương, hết sức bất ngờ về thời gian, phương hướng, lực lượng và táo bạo đồng thời bảo đảm chắc thắng.
Đọc thêm »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 9)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 9)
(Văn Tiến Dũng)

Thừa Thắng

Khi Mặt trận Tây Nguyên nổ súng thì ở Trị Thiên quân ta cũng mở đầu hoạt động phối hợp, tiến công địch ở cả giáp ranh và đồng bằng. Lực lượng vũ trang quân khu đã bao vây trên một diện rộng các căn cứ địch, diệt và bức rút một số đồn bốt, đồng thời đẩy mạnh đánh phá các hậu cứ, kho tàng, cắt đường giao thông của địch.
Lực lượng Quân đoàn 2 tiến công địch trên tuyến tây nam Huế ở khu vực Núi Bông, Núi Nghệ, diệt được một số căn cứ của chúng và liên tục đánh phản kích, tiêu diệt một bộ phận, kìm chân lực lượng cơ động, không cho chúng rút khỏi Trị Thiên.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Quan điểm & Cách nhìn nhận của các học giả Việt Nam về sự sụp đổ của Liên Xô và tiền đồ Chủ nghĩa xã hội

QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH NHÌN NHẬN CỦA CÁC HỌC GIẢ VIỆT NAM

VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ VÀ TIỀN ĐỒ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRẦN NGUYÊN VIỆT (*)

Khẳng định sự sụp đổ của Liên Xô là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác Lênin về chủ nghĩa xã hội, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích quan điểm và cách nhìn nhận của các học giả Việt Nam trong những năm gần đây về những nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài, khách quan lẫn chủ quan dẫn đến sự sụp đổ đó và về tiền đồ tươi sáng, về triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong tương lai từ thực tiễn đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc.

1.    Quan điểm của các học giả Việt Nam về sự sụp đổ của Liên Xô

Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người – kỷ nguyên xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới là chủ nghĩa xã hội. Nước Nga trở thành nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và do vậy, bản thân nó phải giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong sự nghiệp xây dựng đất nước trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và trên phương diện thực tiễn hoàn toàn không có tiền lệ. Tuy vậy, chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và về sau là Liên bang Xô viết đã đạt được những thành tựu đáng kể mà bất kỳ ai, kể cả những người theo khuynh hướng chống cộng sản, cũng không thể phủ nhận. Một vấn đề đặt ra cho đến nay đã gần hai mươi năm là tại sao một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh như Liên Xô lại bị sụp đổ một cách nhanh chóng, nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện đó là cơ bản và triển vọng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hoặc ít ra cũng trở thành lực lượng đối trọng với chủ nghĩa tư bản trong tương lai sẽ ra sao?
Đọc thêm »

ĐẠO LÀM NGƯỜI THEO TINH THẦN NHO HỌC Ở CHU VĂN AN

ĐẠO LÀM NGƯỜI THEO TINH THẦN NHO HỌC Ở CHU VĂN AN


(NGUYỄN BÁ CƯỜNG (*))

Bài viết tập trung làm sáng tỏ đạo làm người ở Chu Văn An thể hiện qua tính cách kẻ sĩ của ông. Theo tác giả, Chu Văn An là nhà nho sống có lý tưởng, ông hành đạo để chính sự và giáo hóa được đổi mới. Suốt đời ông cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đạo làm người mà ông thực hiện và giáo dục học trò là đạo làm người theo tinh thần Nho giáo. Với cốt cách thanh cao, tinh thần trong sáng, trí tuệ sâu sắc và đạo học vững vàng, ông là một nhân cách lớn, đứng đầu trong lịch sử giáo dục Nho học nước nhà.

Trong nhiều năm gần đây, Nho giáo (hay Nho học) Việt Nam được quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện, đặc biệt là đóng góp của nó đối với truyền thống văn hóa, tư tưởng và giáo dục của dân tộc. Truyền thống giáo dục nước ta được khơi nguồn từ tinh thần hiếu học của dân tộc, được khích lệ bởi sự phát triển của khoa cử theo tinh thần Nho học trong các triều đại phong kiến và kết tinh trong tư tưởng, nhân cách của nhiều nhà nho tiêu biểu, như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Đức Đạt, Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu, v.v.. Trong đó, Chu Văn An được coi là một trong những tấm gương tiêu biểu nhất của nền giáo dục Nho học Việt Nam. Nguyên nhân đưa Chu Văn An đến vị trí đó phải chăng chính là bởi những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và nhân cách của ông với tư cách một hình mẫu tiêu biểu của đạo làm người. Và, phải chăng đạo làm người mà ông đề xướng và thực hiện không chỉ là tấm gương cho nhà nho, nhà giáo, mà còn là tấm gương soi chung cho mọi người, tùy theo từng mối quan hệ xã hội nhất định và trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể? Bởi vậy, nghiên cứu những vấn đề trên không chỉ có ý nghĩa đối với việc khẳng định vị trí của Chu Văn An trong tâm thức dân tộc với tư cách một người thầy tiêu biểu, mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 8)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 8)
(Văn Tiến Dũng)

Bước Ngoặt Của Chiến Tranh
Ngày 15-3-1975, tôi nhận được điện trả lời của Bộ Chính trị do đồng chí Lê Đức Thọ ký và của Quân uỷ Trung ương do đồng chí Võ Nguyên Giáp ký.
Trong cuộc họp ở Hà Nội, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đọc kỹ bức điện từ mặt trận gửi về ngày 14 tháng 3, nhất trí với nhận định và chấp thuận các đề nghị của chúng tôi. Những phần nói về kinh nghiệm nghi binh lừa địch, cách đánh, cách huấn luyện cán bộ, chiến sĩ biết sử dụng binh khí kỹ thuật lấy được của địch, những điểm yếu về tác phong chỉ huy đã được Quân uỷ Trung ương giao cho Bộ Tổng Tham mưu phổ biến gấp tới các chiến trường khác.
Đọc thêm »

NHO GIÁO VỚI LỊCH SỬ VIỆT

NHO GIÁO VỚI LỊCH SỬ VIỆT

Hiện diện trong nhiều thế kỷ như một mô hình tổ chức và quản lý xã hội mang tính chất chính thống, một phương thức hoạt động và phát triển văn hóa đóng vai trò chủ đạo, Nho giáo đã để lại ảnh hưởng sâu đậm của nó trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, những ảnh hưởng vẫn tiếp tục tác động tới đời sống xã hội Việt Nam sau thế kỷ XIX. Là một giá trị ngoại sinh được tiếp nhận và vận dụng như một học thuyết chính trị để xây dựng và bảo vệ đất nước, một hệ thống chuẩn mực để tổ chức và quản lý xã hội, Nho giáo sau thời Bắc thuộc cũng được khuôn nắn lại về nội dung và cơ cấu rồi trên cơ sở đó trở thành một yếu tố vừa góp phần thực hiện vừa góp phần phản ảnh tiến trình lịch sử Việt Nam. Tìm hiểu Nho giáo với con đường phát triển và ảnh hưởng văn hóa của nó trong lịch sử Việt Nam do đó có thể góp thêm nhiều dữ kiện vào việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói riêng cũng như lịch sử Nho giáo nói chung.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Lễ Nghĩa trong nền đạo đức Khổng - Mạnh

LỄ NGHĨA 
TRONG NỀN ĐẠO ĐỨC KHỔNG MẠNH

1. Đặt Lại Vấn Đề - Vai trò của Lễ Nghĩa.

Hình tham khảo
Luận văn sau đây nhắm tìm hiểu vai trò của của lễ nghĩa trong nền đạo đức Khổng Mạnh. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới vai trò của lễ nghĩa vì nhiều lý do, trong đó có một lý do rất quan trọng, đó là vai trò của lễ nghĩa đã hòa lẫn vào trong huyết quản của người Việt. Quá sâu đậm đến độ văn hóa, cách thẩm định giá trị của người Việt không thể tách rời khỏi quan niệm lễ và nghĩa. Nhưng cũng vì gốc rễ nó đâm sâu gắn chặt vào cuộc sống, nên cái lễ cũng là một trở ngại khiến xã hội Việt không dễ tiến bộ. Sự quá trọng nghi lễ đến độ nô lệ vào hình thức cuả nghi mà quên đi tinh thần của lễ, đã làm xã hội đông phương nói chung, và xã hội Việt nói riêng trì trệ. Cái tính nệ nghi thức không chỉ khiến con người viễn đông thiếu suy tư và thụ động, nó còn bóp nghẹt tình cảm con người. Và đây là cái cớ khiến nhóm trí thức theo Tây phương đã kịch liệt đả phá lễ nghĩa Nho giáo.[1]

Luận văn của chúng tôi không chối bỏ công lao của những người từng phá núi đắp sông, biến bãi biển thành ruộng dâu trong lãnh vực văn hóa, những bậc đại nho đã từng gây dựng nền văn hóa dân tộc. Chúng tôi củng không phủ định những đóng góp của những người phê bình Nho giáo. Những vị sau đã nhìn ra sự nguy hại của tinh thần lệ lễ, tình trạng chậm chạp vì quá trọng hình thức và sự thiếu suy tư vì quá nô lệ vào những lễ nghi, những tập tục. Đi xa hơn, qua luận văn này, chúng tôi theo một cái nhìn khách quan, tìm cách đào sâu, tìm hiểu thêm tinh thần của lễ nghĩa. Tuy nhắm khôi phục tinh thần lễ nghĩa, chúng tôi cũng ý thức được cái ma lực của lễ, và do đó cùng lúc muốn phá bỏ huyền thoại quá lệ thuộc vào nghi lễ mà những nhà hủ nho từng khư khư ôm vào. Qua công việc khôi phục lại cái địa vị vốn có của lễ nghĩa, luận văn này tiếp tục chương trình đào bới lại cái giá trị của nền đạo nghĩa Việt mà chúng tôi đã bắt đầu vào những năm gần đây.[2] Luận văn gồm hai phần chính: phần thứ nhất tìm hiểu chữ lễ trong văn bản của Nho học, đặc biệt trong Luận Ngữ, Mạnh Tử, Lễ Ký, và phần nào đó trong tư tưởng của Tuân Tử; phần thứ hai đi xa hơn, nhắm khơi quật và đào sâu tư tưởng Việt qua việc phân tích và nhận định sự biến chuyển từ quan niệm lễ trong triết học Trung Hoa tới cách sống theo lễ trong cuộc sống của người Việt. Chúng tôi đặc biệt tìm hiểu sự liên quan mật thiết giữa chữ lễ và chữ nghĩa, một đặc điểm mà ta thấy ít có (hay hiếm hoi) trong lối tư duy của người phương Bắc. Mạnh Tử đã từng nhấn mạnh tới nhân nghĩa, và phần nào đó lễ nghĩa,[3] nhưng chỉ nơi Việt Nho, chúng ta mới thấy tầm quan trọng của nghĩa.[4] Nếu những nhận xét của các học giả như cố Giáo sư Trần Đình Hượu, các Giáo sư Trần Quốc Vượng và Phan Đại Doãn tại Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Hà Nội có căn bản, thì đối với các nho gia Việt, và ngay cả giới bình dân Việt, lễ nghĩa mới thực là quan trọng. Nếu chỉ có lễ, tức chỉ có hình thức, thì đó chỉ là tính chất bên ngoài, chứ chưa có thể nói lên được cái bản chất của lối sống của người Việt. Từ những nghiên cứu này, chúng tôi muốn chứng minh, lễ mà thiếu nghĩa sẽ bị sa đọa vào cái hố trọng hình thức thiếu nội dung, nhưng nếu thiếu lễ, nghĩa trở lên trống rỗng. Nói theo kiểu bình dân, lễ là cái vỏ, trong khi đó, nghĩa là cái ruột; và nói theo ngôn ngữ Aristotle, thì lễ là mô thức (forma) và nghĩa là chất liệu (materia).
Đọc thêm »