This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Triết học Phật Giáo Ấn Độ

Triết học Phật Giáo Ấn Độ
(Nguyên tác: Hayes Richard)
(Việt dịch: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng)
 
---o0o---

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya)
Nguồn File ảnh: daophatngaynay.com
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà  các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Ðức Phật.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG - CHƯƠNG MỘT

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG
CHƯƠNG  MỘT
BẢN CHẤT TƯ TƯỞNG

Bản chất của tư tưởng có thể nghiên cứu về hai quan điểm:
1 –  Quan điểm về Tâm thức, là khả năng hiểu biết phân biệt,
2 –  Quan điểm về Sắc tướng, là hình thể. Nhờ có hình thể thì chúng ta mới thấy biết. Hình thể thường biến đổi theo ngoại cảnh.
Theo Triết học, chúng ta nên tránh hai trường hợp sau đây kẻo bị sa vào chủ nghĩa cực đoan.
Phái cực nội (hướng nội thái quá) chủ trương vạn vật, vạn sự do tâm tạo, không chấp nhận sắc tướng là điều kiện tối cần cho tâm thức. Trái lại, phái cực ngoại (hướng ngoại thái quá) thì duy vật, phủ nhận sự sống trong tâm linh và cho rằng tất cả mọi hình thức đều do vật chất hóa sanh.
Hình dạng và sự sống, vật chất và tinh thần, khí thể và tâm thức, đều là trạng thái liền đôi của Cái Ðó liên kết chặt chẽ và khi biểu hiện thì không khi nào tách biệt ra. Cái Ðó không phải tâm thức hay khí thể mà là cội rễ của cả hai: vật chất và tinh thần.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Án văn chương cũng có ba bảy đường

Án văn chương cũng có ba bảy đường
(Lại Nguyên Ân)

Hình chỉ mang tính minh họa
Tôi còn nhớ cái ấn tượng cách đây trên hai chục năm, ở sân thư viện lần đầu tiên được bạn bè chỉ cho thấy tận mắt một trong những người mà nay được kể vào hàng những nhà văn từng chịu một trong các án văn chương. Khuôn mặt như nhăn nhúm xệch xạc, tóc râu lởm chởm, áo quần nhàu nát, dáng đi vẹo vọ… Cái dáng hình kẻ chịu nạn ấy, tôi đang muốn coi như tiêu biểu của một loại số phận thì ít lâu sau lại được thấy một hình ảnh khác. Một người cũng trong số phận ấy, nhưng có dáng vẻ như là vô lo, quần soọc xe đua tới thư viện, nhanh nhảu vừa hỏi mượn sách báo, tìm tra từ điển, vừa ghé tai chọc đùa hết người quen này đến người quen khác, nhởn nhơ như chẳng có chuyện “chịu án” chi cả, mặc dù đến lúc ấy ít ra ông vẫn phải tuân thủ một hình phạt: không được phép đăng bài, ký tên trên báo chí…
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

CÂY CÂU ĐẰNG

CÂY CÂU ĐẰNG
Tác giả : GS. ĐỖ TẤT LỢI

Cụm hoa đầu của Câu đằng -
ảnh theo flora.huh.harvard.edu
Tên khoa học Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack. Thuộc họ cà phê Rubiaceae.
Câu đằng Rynchophylla - Ramulus et Uncus Uncariae - gai móc câu là mẩu thân có gai của cây câu đằng.

Mô tả cây
Câu đằng là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu.

Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở vùng thượng du Cao Bằng, Lào Cai, chưa được trồng. Người ta cắt những mẩu cành đem về, chỉ lấy phần đót có móc câu phơi hay sấy khô. Có đốt có 1 móc, có đốt có 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ BA

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
CUỐN THỨ BA
Năm Mậu-thân (1428), tháng ba, Nhà-vua hội hết cả các tướng cùng các quan văn, võ, định phong, hành thưởng. Cứ theo công cao, thấp, mà sắp đặt phẩm cấp. Lại chia trong nước làm mười lăm đạo. Mỗi đạo đặt quân coi giữ. Mỗi quân đặt một viên tổng-quản; lớn, nhỏ ràng-buộc nhau; trong ngoài gìn-giữ nhau. Các đạo lại đặt ra chức Hành-khiển, chia giữ sổ-sách quân và dân. Sai sứ đi các nơi, tế các thần kỳ của Núi, Sông, Đền, Miếu; lễ tạ các lăng-tẩm các triều vua trước. Truy-tôn các Tổ-tông và dâng thêm thụy hiệu.
Ngày mười bốn tháng tư, Nhà-vua lên ngôi Hoàng-đế, lấy niên hiệu là Thuận-thiên. Bèn sai Nguyễn-Trãi làm bài "Bình Ngô Đại Cáo". Lời rằng:
Bình Ngô Đại Cáo
Đọc thêm »

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG - Mở Đầu

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG


LỜI  NÓI  ÐẦU


Tôi soạn quyển sách nhỏ này nhằm giúp học giả tìm hiểu bản tính mình, tuy chưa hoàn hảo, nhưng về phương diện trí thức, ít ra nó cũng hữu ích cho kẻ sơ cơ. Người nào thấu rõ các nguyên tắc trình bày nơi đây có thể cộng tác với thiên cơ để mau tiến hóa, đồng thời các quan năng trí thức của mình cũng phát triển nhanh chóng nữa.
Ðoạn đầu quyển sách này sẽ đem lại nhiều điểm khó khăn cho những độc giả chưa bén duyên với mùi đạo, nên những người đó có lẽ chỉ đọc sơ rồi bỏ qua. Thật ra phần nhập đề là căn bản cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu các mối liên quan giữa trí thức cùng các môi giới của bản tính con người và ngoại cảnh.
Kẻ nào muốn thực hành câu châm ngôn: “Mình tự biết mình” thì chẳng nên giải đãi trước sự cố gắng nhỏ nhen và cũng đừng mong thức ăn tinh thần ngẫu nhiên rơi vào miệng.
Đọc thêm »

Con người có mắt thứ ba?

Con người có mắt thứ ba?
-------o0o-------
Bức tranh có từ thế kỷ 17 do nhà giả kim Robert Fludd vẽ
Các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận và nghiên cứu về giả thuyết này. Theo họ, con mắt thứ ba rất có thể là cơ quan giúp một số người có được những khả năng hết sức đặc biệt như tiên tri hay thần giao cách cảm…, và bất cứ ai trong chúng ta cũng có con mắt đó, vấn đề là ta có biết “mở” nó ra hay không.

Khả năng đọc được chữ hay phim ảnh trong một phong bì dán kín, ngăn ánh sáng, được đặt trên trán của nhiều nhà ngoại cảm không phải là quá xa lạ với chúng ta. Khoa học hiện vẫn chưa thể giải thích thấu đáo về hiện tượng này. Còn truyền thuyết cổ xưa của phương Đông lại khẳng định, có những trung tâm năng lượng đặc biệt có khả năng đọc và phát ra các dạng ý nghĩ được gọi là “con mắt thứ ba”.
Việc sùng bái loại mắt này có nguồn gốc từ rất xa xưa. Trong nhiều tín ngưỡng phương Đông, cơ quan đặc biệt này gần như được coi là tài sản riêng của các vị thần. Nó cho phép họ theo dõi lịch sử của toàn bộ thế giới, nhìn thấy tương lai, quan sát bất cứ ngóc ngách nào trong vũ trụ bao la. Có thể thường xuyên bắt gặp con mắt thứ ba được gắn trên trán các vị thần trên các hình vẽ hay pho tượng tại những đền chùa đạo Phật. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, đây chính là ký ức về những “tổ tiên có nguồn gốc ngoài trái đất” của nhân loại. Theo những truyền thuyết còn tồn tại đến ngày nay, con mắt đó giúp họ có những khả năng hết sức đặc biệt - thôi miên và tiên tri, thần giao cách cảm và tác động từ xa, khả năng thu nhận kiến thức trực tiếp từ trí tuệ của vũ trụ, biết được quá khứ và tương lai…
Đọc thêm »

LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ HAI

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
CUỐN THỨ HAI
Năm Ất-tỵ (1425), ngày hai mươi-lăm tháng giêng, Nhà-vua tới Nghệ-an, ra lệnh cho các tướng rằng:
- Dân ta khổ với quân nghịch-tặc đã lâu. Phàm đến châu, huyện nào, tơ hào không được xâm phạm.
Nhân-dân không ai không mừng-rỡ, thi nhau đem trâu, rượu, đón khao, để giúp vào việc dùng trong quân. Nhà-vua bèn đem chia cho các tướng cùng lính-tráng. Ai nấy đều nhảy-nhót, xin đem sức liều chết. Thế rồi Nhà-vua tiến vào Nghệ-an. Trong khoảng một tuần, quân-lính họp đủ, cùng nhau góp sức.
Tới thành cửa sông Hưng-nguyên, chỗ ấy có đền thờ thần, (tục gọi là thần Quả).
Đọc thêm »

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

LAM SƠN THỰC LỤC - CUỐN THỨ NHẤT

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
CUỐN THỨ NHẤT
Đức Tằng-tổ nhà vua, họ Lê, tên húy là Hối người thôn Như-áng, huyện Lương-giang (tức là huyện Ngụy-nguyên ngày nay) phủ Thanh-hóa. Tính trời chất-phác, ngay-thẳng, giữ mình như kẻ ngu; thấy rõ việc từ lúc chưa xảy ra; biết sâu mà lo xa. Lấy bà là Nguyễn-thị Ngọc Duyên, (người trại Quần đội huyện Lôi-dương); làm nghề ông thầy.
Có một hôm Ngài đi chơi, thấy các loài chim liệng quanh ở dưới ngọn Lam-sơn, như vẻ đông người hội-họp, liền nói rằng: "Chỗ này tốt đây!". Nhân dời nhà tới ở đấy.
Thế rồi dọn gai-góc, mở ruộng-nương, chính mình siêng-năng việc cày-cấy. Qua ba năm mà gây nên sản-nghiệp. Con-cháu ngày một đông; tôi-tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước, mở đất, thực gây nền từ đấy. Từ đó, đời đời làm chúa một miền.
Đọc thêm »

LAM SƠN THỰC LỤC - LỜI TỰA

Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa
LAM SƠN THỰC LỤC
(1431 - Thế Kỷ 15)
Tựa - Khi sửa lại bộ Lam-Sơn Thực Lục
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, ... Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được?
Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nươngtựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính-đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời-đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

MINH TÂM BẢO GIÁM

MINH TÂM BẢO GIÁM - GƯƠNG BÁU SÁNG LÒNG

S ách "Minh Tâm Bảo Giám"《明心寶鑑》 là quyển sách rất có giá trị suốt  ngàn năm ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Là tinh hoa đạo đức của Tam giáo, ứng dụng để "làm người" rất tốt. Người xưa hết sức trân quí bộ sách nầy. 

I - Ý nghĩa tác phẩm.

Tên gọi Minh Tâm Bảo Giám 明心寶鑑 có nghĩa là "gương báu" (soi) sáng lòng" - gương báu chỉ những lời răn dạy của thánh hiền (những nhân vật trong xã hội và lịch sử có trí tuệ, nhân cách vượt trội mọi người) Lời răn dạy của các nhân vật ấy vốn chịu nhiều ảnh hưởng của ba luồng tư tưởng chính thống trong xã hội Á Ðông: Nho, Phật, Lão.

Những tư tưởng ấy tồn tại hăm lăm thế kỷ nay và đã góp phần tích cực cho đạo lý làm người. Ngày nay chúng không còn giữ nguyên vẹn giá trị giáo điều như buổi đầu mà phần lớn chỉ còn giá trị tham khảo. Tuy nhiên, chân lý của chúng vốn đã được loài người vận dụng vào cuộc sống suốt một thời gian dài, vì vậy những ai cảm thấy dị ứng với chúng cũng có nghĩa là dị ứng với nhân loại trong quá khứ, tức dị ứng với tiền nhân.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Trần Nhân Tông - Minh quân và đạo sĩ

Trần Nhân Tông - Minh quân và đạo sĩ
(Vietsciences- Nguyễn Đức Hiệp)
Trần Nhân Tông (1247-1308)(*)
"Nhà ta vốn là dân hạ bạn,
  đời đời ưa chuộng việc hùng dũng..”
(Trần Nhân Tông)

Nguồn file ảnh: phathoc.net
Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cán đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ reo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu.
Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bai giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 
1- Con người và sự nghiệp
(a)    Bản chất con người
Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thánh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: "Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng... thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc." Tục xâm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn nhầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

GIỚI THIỆU DANH NHÂN TRIẾT HỌC - ALFRED NORTH WHITEHEAD

GIỚI THIỆU DANH NHÂN TRIẾT HỌC - ALFRED NORTH WHITEHEAD NHÀ SIÊU HÌNH HỌC CỦA THẾ KỶ XX

ALFRED NORTH WHITEHEAD
Alfred North Whitehead (1861 – 1947) – nhà triết học, lôgíc học, toán học, phương pháp luận khoa học và lý luận giáo dục người Anh. Ông học tại trường Sherborn và Trinity ở Cambridge. Sự nghiệp khoa học của ông bao gồm ba giai đoạn chính, hai ở Anh và một ở Mỹ. Ngay sau khi tốt nghiệp Trường Trinity, ông được giữ lại trường và giảng dạy toán học trong 25 năm liền. Đây là giai đoạn ông hợp tác với B.Russell viết chung tác phẩm nổi tiếng Những nguyên lý toán học(1). Từ năm 1911 đến năm 1924, ông chuyển đến London dạy toán học ứng dụng và cơ học tại Đại học London. Trong thời gian này, ông được bầu là thành viên của Hội khoa học Hoàng gia và Viện Hàn lâm Anh. Từ năm 1924 đến năm 1936, ông đến Mỹ, chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy triết học tại Đại học Havard và là giáo sư danh dự của trường này cho đến cuối đời.

A.N.Whitehead được thừa nhận là nhà siêu hình học của thế kỷ XX, bởi điều mà ông quan tâm trong khoa học tự nhiên hiện đại là hàng loạt vấn đề của chính triết học và siêu hình học. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi khoa học tự nhiên hiện đại đã có sự phát triển mạnh mẽ, bùng nổ các phát minh và đạt được những đỉnh cao mới, A.N.Whitehead cùng với H.Berson (1859 – 1941, nhà triết học Pháp) đã đặt ra những câu hỏi và các giả định siêu hình về phương thức tư duy của khoa học. Không giống như một số nhà tư tưởng thời kỳ này phản ứng chống lại tinh thần khoa học, A.N.Whitehead thừa nhận khoa học đã giúp con người trong việc làm chủ thiên nhiên. Những tiên đề chính của khoa học thời kỳ này là: thiên nhiên gồm những vật thể vật chất chiếm chỗ trong không gian; vật chất là chất liệu cơ bản không thể giản lược được và mọi vật được cấu thành từ đó. Khuôn mẫu tư duy phân tích được đề cao, do vậy, bản chất và sự vận động của tự nhiên được các nhà khoa học cho là giống như cái máy. Mọi sự vật đặc thù trong tự nhiên giống như các bộ phận của một cái máy lớn. Các vật thể chuyển động trong không gian phù hợp với các quy tắc chính xác của toán học. Bản chất của con người cũng được nhìn nhận theo tư duy máy móc này, con người không còn tự do ý chí nữa.
Đọc thêm »

TỪ TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” ĐẾN ĐƯỜNG LỐI “NHÂN CHÍNH”

TỪ TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” ĐẾN ĐƯỜNG LỐI 
“NHÂN CHÍNH” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ
BÙI XUÂN THANH (*)
Mạnh Tử
Dựa trên nền tảng đức nhân của Khổng Tử, Mạnh Tử đã chủ trương hiện thực hoá đức nhân trong xã hội, xây dựng nên tư tưởng nhân nghĩa và vận dụng tư tưởng đó vào hiện thực xã hội. Theo Mạnh Tử, nhân nghĩa là phẩm chất cần thiết cho tất cả mọi người và khi nó được ứng dụng vào việc trị nước sẽ trở thành nhân chính. Có thể nói, khi đi từ tư tưởng nhân nghĩa đến đường lối nhân chính, Mạnh Tử đã làm cho đạo đức hoá thân vào chính trị, làm cho tư tưởng đức trị trở nên sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn đối với xã hội Trung Quốc đương thời.

Khi nghiên cứu tư tưởng triết lý, chính trị, đạo đức của Nho gia Tiên Tần qua các nhà tư tưởng lớn, với các tác phẩm lớn mà sau này được xếp vào hàng kinh điển của Nho gia, có thể nói, điểm đặc sắc nhất trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử là tư tưởng nhân nghĩa và dùng nhân nghĩa trong chính trị. Trên cơ sở kế thừa và cải biến các phạm trù đạo đức của Khổng Tử, Mạnh Tử đặc biệt đề cao vai trò của nghĩa, kết hợp nhân với nghĩa thành phạm trù nhân nghĩa. Xuất phát từ đó, ông vận dụng nhân nghĩa vào công việc chính trị của nhà cầm quyền hình thành nên tư tưởng nhân chính với những nội dung cơ bản: xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, hoàn thiện đạo đức vua quan, đề cao vai trò của dân theo tinh thần dân bản, dưỡng dân gắn liền với giáo hóa dân, cùng với những quan điểm về kinh tế, chiến tranh,… Tư tưởng ấy chính là tâm điểm của toàn bộ triết học Mạnh Tử nói chung và học thuyết chính trị - xã hội của ông nói riêng.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tư Tưởng Đạo Gia - Phần 3

 Tư Tưởng Đạo Gia
Lê Anh Minh dịch
-----
Phần 3

Tu dưỡng



8. TU LUYỆN  修 煉  – DƯỠNG THÂN  養 身
159. Tâm giả, nhất thân chi chủ thần chi soái dã, tĩnh nhi sinh huệ hĩ, động tắc sinh hôn hĩ. Học đạo chi sơ, tại vu phóng tâm ly cảnh, nhập vu hư vô tắc hợp vu đạo yên. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
Đọc thêm »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương cuối)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương cuối)
(Văn Tiến Dũng)

Toàn thắng

Lịch sử có những khi lặp lại trong quá trình phát triển. Cũng như ông cha ta trong đêm trước những cuộc tổng công kích chiến lược cuối cùng chống ngoại xâm, các chiến sĩ ta trên mặt trận Sài Gòn đêm 29 rạng sáng 30-4 sục sôi khí thế quyết thắng thần tốc. Trong giờ phút thiêng liêng này, trong ngày cuối cùng này của thời hạn giải phóng Sài Gòn do Bộ Chính trị ấn định, các chiến sĩ viết trên mũ, trên tay, trên báng súng lời hịch bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!
Tiếng súng ầm vang toàn mặt trận. Nhìn những chớp sáng từ các cánh quân ta đang tiến, những ánh lửa hắt lên từ các căn cứ địch quanh Sài Gòn bốc cháy, mọi người đã thấy hửng đông của ngày toàn thắng đang đến. Đồng chí Lê Ngọc Hiền đang phiên trực chỉ huy nghe điện từ các đơn vị báo về: mũi tiến sâu nhất trong đêm của Quân đoàn 3 đã tới Bà Quẹo; của Quân đoàn 1 đã tiến sát Lái Thiêu của Quân đoàn 2 tới sát cầu xa lộ sông Đồng Nai; của Quân đoàn 4 là vùng ven Biên Hoà; của Đoàn 232 là vùng Bà Hom. Như vậy các mũi đột kích của ta chỉ còn cách trung tâm Sài Gòn một cự ly ngắn từ 10 đến 20km.
Đọc thêm »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 16)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 16)
(Văn Tiến Dũng)

Tiến vào Sài Gòn

Sau khi đã hoàn thành mọi công tác tổ chức hiệp đồng giữa các hướng, các quân chủng, binh chủng, chúng tôi sắp xếp lại Bộ chỉ huy chiến dịch thành hai bộ phận: tôi và đồng chí Trần Văn Trà đi với Sở chỉ huy tiền phương để xuống sát các hướng quan trọng, nắm chắc tình hình kịp thời và tiện chỉ huy; các đồng chí Lê Đức Thọ và Phạm Hùng ở lại Sở chỉ huy cơ bản để nắm toàn diện các vấn đề quân sự, chính trị, ngoại giao có liên quan đến chiến dịch và giải quyết những vấn đề chung của chiến trường B.2.
Lúc này một vấn đề còn làm cho chúng tôi băn khoăn là việc triển khai trận địa pháo ở Nhơn Trạch để khống chế sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay Biên Hoà thì đã bị trận địa pháo của ta ở Hiếu Liêm khống chế, địch phải di chuyển máy bay về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Bình Thuỷ (ở Cần Thơ). Như vậy là ta đã rút ngắn tầm hoạt động của máy bay địch lùi về phía nam 150km nếu chúng cất cánh từ Bình Thuỷ. Nhưng tại sân bay Tân Sơn Nhất còn dang để đủ loại máy bay mà địch có thể từ đây gây thêm tội ác và cũng từ đây máy bay vận tải các loại đang nhộn nhịp không ngớt chở những tên đầu sỏ Mỹ, nguỵ tháo chạy ra nước ngoài.
Đọc thêm »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 15)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 15)
(Văn Tiến Dũng)

Giờ tàn của địch

Trong quá trình cuộc tổng tiến công chiến lược, Đảng ta theo dõi rất sát sự suy yếu của địch, phát hiện kịp thời những biểu hiện tan rã của chúng để tích cực tạo thời cơ và kịp thời tận dụng thời cơ. Đánh đúng thời cơ thì lực lượng nhỏ cũng thành sức mạnh lớn, lực lượng lớn sẽ thành sức mạnh lớn hơn rất nhiều. Thời cơ chính là lực lượng và là sức mạnh.
So sánh lực lượng quân sự và tình thế chính trị chuyển biến đưa đến một bước ngoặt hoàn toàn bất lợi cho địch. Rốcpheolơ, Phó Tổng thống Mỹ, ngay từ ngày 2 tháng 4 đã phải thú nhận: “Đã quá muộn để có thể làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế”. Nhưng ngoan cố và xảo quyệt vốn là bản chất của đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Bọn cuồng chiến Mỹ – nguỵ vẫn còn cố sức bày mưu lập kế hòng cứu vãn tình hình, ngăn chặn “một trận Oatéclô thứ 2″ có thể chôn vùi uy danh của tên trùm sỏ đế quốc Mỹ.
Đọc thêm »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 14)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 14)
(Văn Tiến Dũng)

Táo bạo, bất ngờ, chiến thắng

Những ngày còn ở Tây Nguyên, khi được biết Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm đánh vào Sài Gòn trước mùa mưa với tư tưởng chỉ đạo “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, chúng tôi bắt đẩu suy nghĩ về cách đánh Sài Gòn.
Lúc đó tuy chưa nắm được tình hình thật cụ thể về địch, về địa hình, về tổ chức và phong trào cách mạng trong thành phố nhưng trên cơ sở nhiệm vụ đã biết, những vấn đề cần thiết đã sơ bộ chuẩn bị những kinh nghiệm đã được rút ra, trước sự rối loạn chiến lược và suy sụp tinh thần của địch, chúng tôi cố hình dung ra một cách đánh có thể tựa như cách đánh Buôn Ma Thuột không, nhưng chắc chắn trong điều kiện mới tình hình sẽ phức tạp hơn, quy mô chiến dịch sẽ lớn hơn đòi hỏi một trình độ tổ chức cao hơn. Do vai trò quyết định của chiến dịch đối với cuộc chiến tranh cách mạng, do sự thay đổi về so sánh lực lượng giữa ta và địch, do những yếu tố mới nảy ra cho nên công tác chuẩn bị sẽ phải làm nhiều mặt và vô cùng khẩn trương, nhất là công tác tổ chức chỉ huy, tổ chức hiệp đồng mọi lực lượng tham gia tiến công phải thật chặt chẽ thì mới bảo đảm chắc thắng. Tất nhiên lần này đánh vào Sài Gòn không phải cứ rập khuôn máy móc mà nghệ thuật phải phát triển hơn, sáng tạo hơn. Nhưng sáng tạo như thế nào, phát triển như thế nào, tổ chức ra làm sao thì còn phải căn cứ vào nhiều mặt cụ thể của tình hình mới quyết định được.
Đọc thêm »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 13)

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN (Chương 13)
(Văn Tiến Dũng)

Thế trận đang hình thành

Sài Gòn – Gia Định là một thành phố lớn với ba triệu rưởi dân, rộng 1.845km vuông kể cả các quận ngoại thành, có nhiều nhà cao, kiên cố, kiến trúc tổng hợp khá phức tạp. Đây là nơi tập trung các cơ quan đầu não của nguỵ quân nguỵ quyền, các kho tàng và căn cứ hậu cần quan trọng, là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng của địch, là sào huyệt cuối cùng của chúng.
Địa hình Sài Gòn khá phức tạp. Ở hướng nam thành phố, sông rạch chằng chịt, bưng sình nhiều. Hướng tây nam cũng có nhiều sình lầy, sát vùng ven thì đất cao, đi lại tốt Hướng bắc và tây bắc, nhất là hướng đông có nhiều cầu lớn, đẫn vào thành phố như: cầu Bông, cầu Sáng, cầu Bình Phước, cầu Bình Triệu, cầu Ghềnh, cầu xa lộ sông Đồng Nai, cầu xa lộ sông Sài Gòn ở các cầu quan trọng đó có tin địch đã có kế hoạch đặt mìn sẵn sàng đánh sập hòng ngăn bước tiến của quân ta. Không nhanh chóng chiếm được các cầu này thì bộ đội xe tăng, pháo binh và các binh khí kỹ thuật nặng của ta khó vào được Sài Gòn. Ở đây, từ giữa tháng 5 bắt đầu mùa mưa, các binh đoàn lớn lúc đó vận động sẽ gặp nhiều trở ngại nếu thoát ly các trục đường.
Đọc thêm »