This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Nữ tính trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nữ tính trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nhà phê bình Đặng Tiến - Ảnh: thotanhinhthuc.org
Bà huyện Thanh Quan  là một nữ sĩ thời Nguyễn sơ. Về tiểu sử của bà không được đầy đủ lắm. Người ta chỉ biết bà là ái nữ của một vị danh nho, sinh quán tại làng Nghi-tàm, huyện Thọ-xương (nay là huyện Hoàn-long, tỉnh Hà-đông). Bà lập gia đình với ông Lưu Nghị, tự là Lê Nguyên Uẩn, người làng Nguyệt-áng, huyện Thanh-trì, tỉnh Hà-đông, đỗ Cử nhân năm 1821, được bổ làm Tri huyện Thanh-quan (hiện nay là phủ Thái-ninh, tỉnh Thái-bình). Do đó, nữ sĩ được gọi là Bà Huyện Thanh-Quan.

Về những tác phẩm chữ nôm của Bà, hiện nay chỉ còn truyền tụng một số những bài thơ thất ngôn Đường thi, như: “Thăng-long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua Đèo Ngang”, “Cảnh thu”, “Nhớ nhà”, “Cảnh chiều hôm”.
Đọc thêm »

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ tắc kè

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ tắc kè


Các nhà khoa học thuộc Học viện Quân y vừa phát hiện chế phẩm Gekko-2 (sản xuất từ tắc kè và cao quy hà) có thể hạn chế tác dụng phụ của xạ trị trong điều trị ung thư đối với đời sống của hồng cầu. Kết quả này được rút ra từ một nghiên cứu tiến hành trên thỏ.


Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng thỏ có trọng lượng trung bình 2-2,5 kg, chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: uống Gekko-2 trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần, lần cuối uống trước khi chiếu xạ 30 phút, với liều 5 ml/con.
Đọc thêm »

ĐỌC SỬ ĐỂ THẤM LỜI LẼ VUA HIỀN – TÔI SÁNG

ĐỌC SỬ ĐỂ THẤM LỜI LẼ 
VUA HIỀN – TÔI SÁNG


Người xưa nói: “Quốc chính thiên tâm thuận. Quan liêm dân tự an”. Việc nước mà chính trực, công minh thì muôn người theo. Quan chức mà liêm khiết thì tự khắc dân yên.

Kể từ khi Ngô quyền giành độc lập tự chủ sau một nghìn năm Bắc thuộc, xưng vương năm 939 cho đến năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam, có tất cả 82 đời vua. Dù tồn tại dài ngắn khác nhau, mỗi triều đại đều có những công lao nổi bật và để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử cho con cháu xây dựng đất nước này bền vững muôn đời.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Anders Celsius: Cha đẻ của thang nhiệt độ bách phân

Anders Celsius: 
Cha đẻ của thang nhiệt độ bách phân

Anders Celsius là một trong nhiều nhà khoa học có quê gốc từ xứ Ovanåker thuộc tỉnh Hälsingland ở Thụy Điển. Tên của dòng họ nhà ông là phiên bản Latin hóa của tên nhà xứ (Högen). Các cụ tổ nhà ông đều là giáo sư tại Uppsala: Magnus Celsius là nhà toán học và Anders Spole là nhà thiên văn học. Cha của ông, Nils Celsius, cũng là giáo sư thiên văn học. Celsius có năng khiếu toán học lúc còn rất nhỏ, ông được bổ nhiệm giáo sư thiên văn học vào năm 1730.

Ông bắt đầu “chuyến đi vĩ đại” của mình, kéo dài bốn năm, vào năm 1732, và trong những năm này ông đã đến thăm tất cả những đài thiên văn châu Âu nổi tiếng khi ấy, ở đó ông đã làm việc với nhiều nhà thiên văn học hàng đầu của thế kỉ 18.
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian)
trong tục ngữ Việt Nam


Tục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại văn học dân gian (folklore), còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận.



Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Còn triết học - triết học nào cũng đi xa hơn "lẽ phải thông thường là tri thức khoa học, là hệ thống những quan niệm, quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và cao nhất những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội, của con người, của tư duy. Tục ngữ là văn học dân gian nên tác giả của nó là tập thể, là quần chúng nhân dân, còn triết học là một môn khoa học nên tác già của một hệ thống hoặc một tác phẩm triết học bao giờ cũng là cá nhân - là những người hoạt động trí óc chuyên nghiệp, có khả năng tư duy lý luận và có năng lực khái quát cao. Xét về cội nguồn, về thời điểm ra đời tục ngữ cũng có trước triết học. Tục ngữ đã có từ trong xã hội nguyên thuỷ, nhưng trong xã hội nguyên thủy thì chưa thể có triết học, nhiều lắm là chỉ có những mầm mống của tư tưởng triết học, hay là tư duy tiền triết học phải đến thời đại văn minh, tức là khi xã hội đã phân chia giai cấp thì triết học thực sự mới có điều kiện ra đời, nghĩa là trình độ tư duy trừu tượng và các tri thức khoa học của con người đã phát triển đến mức đòi hỏi và có khả năng khái quát các tư tưởng triết học.

Đọc thêm »

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI UTOPIA VỀ TÔN GIÁO (*)

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI UTOPIA VỀ TÔN GIÁO (*)

Thomas More (1478-1535)



Cuối cùng, để tôi kể cho các bạn nghe về những ý tưởng và quan niệm tôn giáo của người Utopia. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên đảo quốc ấy, và ngay cả ở từng thành phố ở đó. Có đạo thờ mặt trời, có đạo thờ mặt trăng, và thờ những hành tinh khác nữa. Có những người coi một nhân vật vĩ đại hoặc chí thiện trong quá khứ không những như một vị thánh, mà còn như một vị chí thánh tối cao nữa. Tuy nhiên đại đa số dân chúng có quan niệm hợp lý hơn nhiều rằng chỉ có một đấng quyền năng thiêng liêng duy nhất, không thể nhận biết, vĩnh hằng, vô định, không thể giải thích và hoàn toàn vượt ra ngoài tấm trí lực của con người, phát tán trong khắp vũ trụ của chúng ta, không phải như một thứ vật chất, mà như một hoạt lực. Họ gọi đấng huyền năng ấy là “Đức cha”. Họ tin rằng ngài đã làm ra mọi chuyện và mọi thứ, mọi sự khởi đầu và kết thúc, mọi sự sinh trưởng và đổi thay. Và họ không công nhận bất kì một ngôi thánh thần nào khác.
Đọc thêm »

Từ thầy đến Quân sư

Từ thầy đến Quân sư
(Trần Hạ Tháp)

Hình chỉ mang tính minh họa cho bài viết
Quân - Sư - Phụ trong đời sống hôm nay vẫn có thể hiểu rộng ra một cách thiết thực và phù hợp hơn so những gì mà hệ tư tưởng phong kiến ngày xưa đặt để. Là một trong những giềng mối căn bản, phổ thông nhất nhằm đi đến thẩm định - trung, hiếu, nghĩa - ba tiêu chí đạo đức dựng nên nhân cách một con người.

"Quân, sư, phụ tam cương giả"
"Qua chuyến đò đầy, đò ngả cứu ai" ?

Một câu đố chữ lưu truyền trong dân gian Huế qua chuyện hò vay trả. Và đáp án ở đây được cho là lý tưởng:

"Thầy, cha thì xoác hai vai"
"Trên lưng cõng chúa, bỏ ai cũng không đành"

Quân - hay vua - biểu tượng còn hạn chế cho ý nghĩa lớn lao về đất nước, non sông. Thực tế không ít triều đại thay nhau lên chấp chính, song tổ quốc vẫn luôn luôn chỉ một. Yêu nước, không hẳn khi nào cũng nhất thiết trung quân. Dưới triều đại những hôn quân như Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống thì lòng trung quân của tôi thần trước những kẻ mãi quốc cầu vinh kia, thực ra chỉ có nghĩa ngu trung. Đối tượng tối cao của trung - đích thực duy nhất và mãi mãi - là tổ quốc.
Đọc thêm »

Bộ Sưu tập Bon Sai của các nghệ nhân!

BỘ SƯU TẬP ẢNH BON SAI ĐẸP
(SƯU TẬP & CÙNG THƯỞNG THỨC)






















Đọc thêm »

Vạn Kiếp tông bí truyền thư tự

(Trần Khánh Dư - 陳慶餘)

萬劫宗秘傳書序

夫善師者不陣,善陣者不戰,善戰者不敗,善敗者不死。昔皋陶作士師而人不干其命。及周文武為文武師,陰謀修德以傾商政而興王業。所謂善師者不陣矣。舜舞干羽而有苖格,及吳孫武以宮中美人試勒兵而西破強楚,北威秦晉,顯名諸侯。所謂善陣者不戰矣。及晉馬岌依八陣圖,轉戰千里破樹機能以復涼州。所謂善戰者不敗矣。

故陣者,陳也,巧也。昔軒帝立井田以制兵。諸葛累江石以為八陣。衛公栽為六花陣。桓溫制為蛇勢陣。有名圖序列,昭然成法。時人少有能者,千端萬緒,徙未紊亂,未常變易。如李筌則定其推,後人不能曉其義。

故我國公乃校撰諸家圖法,集成一編。雖以秋毫各錄,所之用者要去其冗,略取其實。是以五行相應,九宮相權,配合剛柔,循環奇偶,不雜陰陽神殺,利方吉曜,凶神惡將三吉五凶,各以昭彰。出入三代,百攻全勝。故能當時北震匈奴,西威林邑。遂以其編授受家傳,不為外泄。又有囑語云:「後我子孫陪臣得其秘術者可以明哲施行布列。不可以頑眛遺文傳言。否則身招殃咎,禍及子孫,是謂泄天機者。」


Vạn Kiếp tông bí truyền thư tự

Đọc thêm »

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Phê bình văn học hiện nay: Cái thiếu và cái yếu

Phê bình văn học hiện nay: cái thiếu và cái yếu
(Phạm Xuân Nguyên)
Tham luận tại Toạ đàm "Phê bình văn học - Bản chất và đối tượng"
do Viện Văn Học tổ chức tại Hà Nội ngày 27.5.2004

 "Phê bình chỉ có sức mạnh một khi mỗi câu viết ra dù thành công hay thất bại của nó đều ít nhiều liên quan đến số phận của nhân loại...Nhà phê bình văn học ngày nay chỉ hoàn thành được nhiệm vụ của mình một khi đi quá giới hạn của nhiệm vụ ấy và ghi nhận trên những dòng viết của mình phần nào sự chấn động trên mặt đất mà anh ta đang đứng... Sẽ quá thiển cận nếu cho rằng sở dĩ có tình trạng khô cằn của phê bình là do tình trạng khô cằn của sáng tác. Căn nguyên thật sự ở đây là do văn hoá đã bị vô hiệu hoá ." (Theodor W. Adorno, 1952).

Trước hết cần có sự phân biệt thể loại "phê bình" và "nghiên cứu", ở ta. Tôi nhấn mạnh là ở Việt Nam ta, bởi vì trong tiếng Tây chữ "criticism" là bao hàm cả hai, nhưng ở ta nói phê bình và nghiên cứu là khác nhau. Phê bình văn học, hiểu theo ở ta, là khen chê một tác phẩm khi nó vừa ra đời, xem nó hay dở thế nào, cố nhiên là theo những tiêu chuẩn thẩm mỹ nhất định. Phê bình là cái đó, tại đây, ngay lúc này. Một tiểu thuyết vừa ra, một truyện ngắn vừa đăng, một bài thơ vừa xuất hiện, người đọc, và cả các nhà văn nhà thơ, muốn chờ nghe ý kiến nhà phê bình xem hay dở thế nào. Nguyễn Du không biết, không cần biết, "tam bách dư niên hậu" cuốn truyện Đoạn Trường Tân Thanh của mình sẽ sinh ra bao nhiêu công trình khảo cứu, nghiên cứu, nơi thực hành kiểm nghiệm các lý thuyết văn học của mỗi thời đại, nhưng ông cần, rất cần (tôi dám chắc thế) những lời phẩm bình, nhận xét của những bạn văn tri âm tri kỷ đương thời, những "siêu người đọc", nói theo ngôn ngữ thời nay. Trong lĩnh vực này, nhà phê bình giỏi phải là người có "con mắt xanh" biết "anh hùng đoán giữa trần ai", phát hiện và đề cao những giá trị đang tức thời nhưng sẽ là lâu dài, giúp người đọc cảm, hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Hoài Thanh là nhà phê bình đúng nghĩa của từ này, khi sống giữa lòng Thơ Mới ông đã "đọc tất cả một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở" để chọn ra những tác phẩm, những tác giả ông thấy là xuất sắc, tiêu biểu, góp thành Thi nhân Việt Nam với những nhận xét, phẩm bình, đánh giá, nhiều phần tinh tế, chính xác, có phát hiện. Thời gian đã khẳng định cách đọc phê bình và cách viết phê bình của Hoài Thanh. Rất nhiều những chuyên luận, luận văn về sau này nghiên cứu sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật, thế giới thơ ca của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tế Hanh..., các tác giả có độ lùi thời gian, có quá trình nghiền ngẫm phân tích, có các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mới mẻ, đưa lại nhiều khám phá mới về các tác gia Thơ Mới, kết quả những nghiên cứu đó cho thấy những tiên cảm, nhạy cảm của Hoài Thanh với tư cách nhà phê bình đối với các nhà Thơ Mới là đúng, nhiều khi là đúng cơ bản. Thử lấy một thí dụ. Viết về Xuân Diệu, ông chỉ ra hai đặc điểm của nhà thơ này: "say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình", và, "mới nhất trong các nhà thơ mới" . Tất cả các nghiên cứu sau này về Xuân Diệu, có thể nói, không ra ngoài nhận định xác đáng này của Hoài Thanh.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG - CHƯƠNG BA

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG
CHƯƠNG  BA
CHUYỂN DI TƯ TƯỞNG

Ngày nay, hầu hết ai cũng muốn thực hành phép chuyển di tư tưởng và ước mơ được diễm phúc tiếp xúc với những bạn thiết của mình hiện đang xa vắng mà khỏi cần liên lạc bằng điện thoại, hoặc điện tín hay thơ từ.

Nhiều người tưởng rằng chỉ gắng công chút đỉnh là có thể biết được phương pháp chuyển di tư tưởng, nhưng họ sẽ ngạc nhiên và thất bại hoàn toàn. Ðiều hiển nhiên là muốn chuyển di tư tưởng, trước hết phải biết tư tưởng. Tư tưởng đó phải hội đủ năng lực cần thiết để có thể phóng ra ngoài không gian một làn sóng thật mạnh. Những tư tưởng bạc nhược lau chau, đều là những rung động lu lờ và chập chờn trong bầu không khí tư tưởng, những rung động đó hiện rồi tan, tan rồi hiện trong mỗi giây phút, sắc thái lờ mờ, yếu ớt, không thành hình dạng rõ ràng. Thật ra, hình thức tư tưởng phải rõ rệt và sống động mới có thể phóng tới một phương hướng nhất định, và cần phải có đủ năng lực để giữ vững sắc thái, thì nó mới có thể tái lập được hình thức tư tưởng khi di chuyển đến nơi đến chốn.
Đọc thêm »

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Charles Sanders Peirce (1839 – 1914), Người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ

CHARLES SANDERS PEIRCE (1839 – 1914)
NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ
NGUYỄN VĂN HÙNG (*)

Trong suốt thời gian hơn năm mươi năm vật lộn với công việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Charles S. Peirce đã có được nhiều thành tựu xuất sắc không chỉ trên lĩnh vực triết học, lôgíc học, tôn giáo học, mà cả trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, như toán học, vật lý học, hóa học, trắc địa học và lịch sử khoa học. Ông còn có những cống hiến nhất định trong lĩnh vực tâm lý học, thần giao cách cảm, tội phạm học, Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả về Hoàng đế Napoleon. Để có được những cống hiến này, ông đã học tiếng Latinh, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp và tiếng Anh cổ. Mặc dù có nhiều cống hiến như vậy, nhưng khi còn sống, tài năng trên nhiều lĩnh vực của ông lại chưa được giới học thuật thừa nhận. Mọi cố gắng và nỗ lực nghiên cứu khoa học mà ông bỏ ra cũng chỉ giúp ông xuất bản được một tác phẩm khi còn sống – Về vật lý học vũ trụ. Ngay cả yêu cầu chính đáng của ông là được giảng dạy chính thức tại các trường đại học cũng không được chấp nhận. Khó khăn trong tìm kiếm việc làm để đáp ứng nhu cầu sống, dù là tối thiểu, đã không thể ngăn cản nổi việc ông say sưa với sáng tạo lý luận. 27 năm cuối đời sống trong cảnh thiếu thốn ở một thành phố nhỏ bé – Milford thuộc bang Pennsylvania, ông vẫn viết mỗi ngày khoảng 2000 từ. Những người láng giềng sống cạnh ông xem ông như một con người kỳ quặc, khác thường và gọi ông là “Giáo sư Peirce”, mặc dù chưa bao giờ ông là giáo sư. Ông mất năm 1914 trong cảnh cô đơn bởi căn bệnh ung thư.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Quan niệm về hạnh phúc dưới dạng lý tưởng của nó trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC DƯỚI DẠNG LÝ TƯỞNG CỦA NÓ TRONG TỤC NGỮ, THƠ CA DÂN GIAN VIỆT NAM
LÊ HUY THỰC (*)

rong bài viết này, tác giả đã góp phần luận giải bản chất và dạng lý tưởng của hạnh phúc - một phạm trù, một vấn đề trung tâm của đạo đức học - theo quan niệm của người lao động qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam. Hạnh phúc đó không phải là cái gì cao xa, trừu tượng; trái lại, rất giản dị, gần gũi và thiêng liêng: được chăm sóc cha mẹ, anh em gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau; vợ chồng chung thủy, con cái đầy đủ, cuộc sống yên bình, ấm cúng, nhiều tình thương...

Hạnh phúc là một phạm trù, một vấn đề trung tâm của đạo đức học. Không ít tác giả bình dân Việt Nam đã bàn luận, cắt nghĩa và mô tả dạng lý tưởng của hạnh phúc theo quan niệm của quần chúng lao động. Nhiều tác phẩm tục ngữ, ca dao, dân ca của chúng ta chứa đựng những triết lý làm nên một quan niệm tuy mộc mạc, bình dân nhưng cũng khá phong phú, sâu sắc và có ấn tượng khó quên trong trí óc độc giả về hạnh phúc.

Trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, hạnh phúc được quan niệm không phải là cái gì đó cao xa, mà rất gần gũi, ở ngay những người ruột thịt cùng dòng máu. "Có cha có mẹ thì hơn / Không cha không mẹ như đờn đứt dây"(1). Câu ca dao này diễn tả một trong những quan niệm về hạnh phúc của nhân dân ta. Ở đấy, hạnh phúc chỉ là có (còn) cả cha và mẹ, được sống cùng cha mẹ. Người con, đồng thời là tác giả câu ca dao này không bộc lộ quan niệm hạnh phúc là sự hưởng lạc vật chất cao sang, mà chỉ là sự nương tựa vào cha mẹ, nhận từ cha mẹ sự chăm sóc nói chung. Câu triết luận đang bàn còn bao hàm ý nghĩa người con hiền thảo, kính yêu song thân của mình. Có thể nói, câu ca dao, triết luận trên có “ý tại ngôn ngoại”, tức là ngoài cái nghĩa đen như nói trên, nó còn thể hiện nhu cầu, mong muốn của người con được chăm sóc, đền đáp phụ mẫu. Vậy là, hạnh phúc mà chúng ta đang xét bao hàm cả hai nhu cầu được nhận, cậy trông từ nơi cha mẹ và được chăm sóc, đáp đền người sinh ra mình.
Đọc thêm »

Cỏ Lấm Bụi Đường đã có Sitelink – Niềm vui khó tả!


Cỏ Lấm Bụi Đường đã có Sitelink – Niềm vui khó tả!


Sáng nay check trên Google vô tình thấy được “Cỏ Lấm Bụi Đường” đã có Sitelink. Thấy cũng vui, mặc dù chưa biết như thế có “được gì không nữa!”


Nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành gửi đến quý bạn bè, thân hữu gần xa, đặc biệt là những trang Web/Blog có liên kết Link với “Cỏ lấm Bụi Đường”. Sự nhiệt tình của quý anh chị là yếu tố giúp trang Hanphi’s Blog ngày càng phát triển hơn!
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

LỊCH SỬ CON SỐ KHÔNG (0)

LỊCH SỬ CON SỐ KHÔNG (0)

Con số "không" mà chúng ta quen và thấy mọi ngày, được ra đời khoảng 200 năm sau Thiên Chúa giáng sinh Con số "không" đã được tượng hình do người Hindu Ấn độ . Người Hindu là những người đầu tiên đưa ra con số này để để trình bày quan niệm "không có số lượng".

Những nền văn minh trước đó, ngay cả người Hy lạp, khái niệm "không" vẫn chưa xảy ra mặc dù rất cần có một con số để chỉ sự vắng mặt của một số đồ vật nào đó.

Liên quan với khái niệm trước của con số zéro, nghĩa thứ hai là có thật, phải biết và phải được phân biệt với sự "không" (nulle, null).
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG - CHƯƠNG HAI

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG
CHƯƠNG  HAI
KẺ SÁNG TẠO ẢO TƯỞNG

Có thản nhiên trước cảnh vật đã nhìn thấy thì môn sinh mới khám phá được Chủ thể của Giác quan, là kẻ Sáng tạo Tư tưởng và làm phát hiện ảo tưởng.

Cái Trí là kẻ phá hoại lớn nhất của Thực Tại”.

Ðó là đoạn văn mà Bà H.B.Blavatsky trích dịch trong quyển Kim Huấn Thư, một áng văn kiệt tác và cũng là món quà quí giá của tác giả đã lưu truyền cho hậu thế.

Thật ra không còn từ nào khác dùng để diễn tả ý nghĩa cái Trí cho rốt ráo bằng câu: “Cái Trí là kẻ sinh ra ảo tưởng”.

Cái Trí không phải là Bản ngã hiểu biết, vì vậy chúng ta cần phải luôn luôn thận trọng để phân biệt cho rõ rệt. Có nhiều sự lầm lẫn chẳng những gây sự khó khăn mà còn làm cho học giả rối trí thêm là tại có lắm người không chịu để ý đến sự khác biệt giữa Bản ngả hiểu biết và cái Trí là quan năng dùng để tiếp nhận sự hiểu biết. Nhận lầm cái Trí là Bản ngã hiểu biết thì chẳng khác nào ta lầm tưởng cái đục của ông thợ chạm là ông thợ chạm.
Đọc thêm »