Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian)
trong tục ngữ Việt Nam
Tục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại văn học dân gian (folklore), còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận.
Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Còn triết học - triết học nào cũng đi xa hơn "lẽ phải thông thường là tri thức khoa học, là hệ thống những quan niệm, quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và cao nhất những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội, của con người, của tư duy. Tục ngữ là văn học dân gian nên tác giả của nó là tập thể, là quần chúng nhân dân, còn triết học là một môn khoa học nên tác già của một hệ thống hoặc một tác phẩm triết học bao giờ cũng là cá nhân - là những người hoạt động trí óc chuyên nghiệp, có khả năng tư duy lý luận và có năng lực khái quát cao. Xét về cội nguồn, về thời điểm ra đời tục ngữ cũng có trước triết học. Tục ngữ đã có từ trong xã hội nguyên thuỷ, nhưng trong xã hội nguyên thủy thì chưa thể có triết học, nhiều lắm là chỉ có những mầm mống của tư tưởng triết học, hay là tư duy tiền triết học phải đến thời đại văn minh, tức là khi xã hội đã phân chia giai cấp thì triết học thực sự mới có điều kiện ra đời, nghĩa là trình độ tư duy trừu tượng và các tri thức khoa học của con người đã phát triển đến mức đòi hỏi và có khả năng khái quát các tư tưởng triết học.
0 comments:
Đăng nhận xét