Khổng tử đã chỉ ra lòng “Nhân” là một loại lý tưởng chính trị của xã hội, và cũng là một loại nguyên tắc về đạo đức luân lý. Nội dung của “Nhân” nhấn mạnh đến sự quan tâm và yêu thương người khác. Từ đạo lý về tư tưởng “Nhân ái”, ông đã đề xướng lòng trung thành và tha thứ. Tư tưởng “trung-thứ” của Khổng Tử đã hình thành những đức tính đẹp đẽ truyền thống của dân tộc Trung Hoa như tính thành thật, không dối trá, nhẫn nại, khoan dung, và dùng Thiện tâm đối với người. Nó có ảnh hưởng sâu rộng, và vẫn còn mang một ý nghĩa giáo dục rất thâm sâu trong xã hội ngày nay.
Dùng lòng chân thành làm căn bản
Có một lần, Khổng Tử và các học trò của ông bàn luận về cách đối xử với người.
Tử Lộ nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; nếu họ đối xử không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”
Khổng Tử phê bình cách này: “Đây là cách làm của những người không có đạo đức lễ nghiã.”
Tử Cống nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không đối xử tốt với con, con sẽ chỉ dẫn cho họ theo hướng thiện.”
Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa những người bạn”.
Nhan Tử nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; Nếu người khác không đối xử tốt với con, con vẫn dùng thiện ý đối tốt với họ, và chỉ dẫn họ theo hướng thiện.”
Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa thân nhân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thiên hạ bằng lòng chân thành, thì mới thực sự là dùng thiện tâm để đối xử với người!”
Đọc thêm »
0 comments:
Đăng nhận xét