Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Địa đàng ở phương Đông (Phần 2)


Địa đàng ở phương Đông (Phần 2)

(Stephen Oppenheimer)


"Vườn Địa Đàng" bởi Lucas Cranach der Ältere.
Nếu ta chấp nhận bằng chứng theo thống kê về mối quan hệ xuyên lục địa trong các thần thoại thì niên đại của những văn bản thần thoại Á-Âu đầu tiên trở nên rất quan trọng. Chúng ta rất may mắn bởi người Sumer và người Babylon rất mực cần mẫn trong việc ghi chép các motive này vào các bảng đất sét và con dấu hình trụ. Dấu niên đại bắt nguồn từ một nhu cầu như thế cho thấy rằng thần thoại, với những hàm nghĩa tôn giáo của nó, thuộc về những văn bản ghi chép đầu tiên vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Bởi vì trong đa số trường hợp, kết cấu và nội dung của thần thoại Lưỡng Hà cho thấy rằng chúng bắt nguồn từ những dị bản phương Đông cổ hơn, nên chúng ta có thể giả định rằng hướng truyền bá là từ Đông sang Tây, và niên đại của sự truyền bá này có lẽ còn sớm hơn cả đầu thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Nghĩa là những mối liên kết văn hóa Đông Tây có thể lâu hơn 5.000 năm. Những mối liên kết văn hóa đó chỉ có thể xảy ra nếu như cư dân ở vùng Đông Nam Á lưu giữ các câu chuyện, và nếu họ có khả năng đi đến Lưỡng Hà và Ấn Độ để truyền bá những câu chuyện đó.
Đọc thêm »

0 comments:

Đăng nhận xét