Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Thi nhân trong thơ Trần Quang Khải


Thi nhân trong thơ Trần Quang Khải 

Trần Quang Khải, tự Chiêu Minh, sinh vào mùa đông năm Tân Sửu (1241), là con trai thứ ba Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Dưới triều Trần Thánh Tông, ông giữ chức Tướng quốc thái úy, tước Đại vương; được thăng chức Thượng tướng Thái sư dưới triều vua Nhân Tông. Cùng với Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng là một nhân vật trọng yếu của vương triều, đã đóng góp nhiều công sức vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông (1284 - 1288), ông đã tham gia trận phản công lớn, đánh tan quân giặc ở Hàm Tử và Chương Dương, giải phóng Thăng Long.
Trần Quang Khải là người học rộng, biết nhiều, văn võ song toàn, ngoài ra ông còn là một nhà ngoại giao, nhà thơ có tài.
Trong số các thi sĩ - chính khách thời Trần, Trần Quang Khải có lẽ là người để lại cho người đọc một ấn tượng tươi tắn mà sâu đậm. Trước hết, tuy chỉ còn lại vẻn vẹn có 10 bài thơ thôi (Trong 10 bài thơ này thì có một bài Đề đền Bạch Mã, chỉ được chép trong Việt điện u linh tập, một bài Hạ Hồ Thành trúng Trạng nguyên, e không đúng, và một bài Đề dã thự trùng với bài Tĩnh Bang cảnh vật của Trần Tung trong Thượng Sĩ ngữ lục. Điều kiện tư liệu hiện nay chưa cho phép khẳng định dứt khoát vấn đề tác giả đích thực của các bài đó), song, thơ ông bài nào cũng mang cốt cách khoáng đạt của một thi nhân cỡ lớn. Trần Quang Khải có làm thơ xã giao thù tạc cũng là cái thù tạc không cần phải gắng gượng hay khách sáo, mà trái lại dung dị, tự nhiên, hiếm người có được:
Đọc thêm »

Related Posts:

  • Em hãy còn thơEM HÃY CÒN THƠ(Lưu Trọng Lư)Thuở ấy, tôi còn học ở trường Quốc học Huế. Năm tôi trọ ở nhà bà Vĩnh thì tôi vừa lên năm thứ ba ban Thành chung. Bà Vĩnh … Read More
  • Thơ Hồ Xuân HươngTHƠ HỒ XUÂN HƯƠNGHôm nay Hàn Phi-Nguyễn Xuân Thiết xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương bao gồm cả bản chữ Hán Nôm c… Read More
  • Hướng mở cho nghiên cứu thể loạiHướng mở cho nghiên cứu thể loạiRalph Cohen(*)Nghiên cứu thể loại lớn hơn một kiểu tiếp cận tới văn chương, hay tới thể chế xã hội hay thực tiễn khoa … Read More
  • Cái xứ dở dangCái xứ dở dang(Phan Khôi)Ta thường thấy đại phàm cái chí mà không thành cái chí, hữu danh vô thiệt, tuy có nhưng có một cách lỡ dở, lứa mứa(*) chớ khô… Read More
  • Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kínhNguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính(Nguyên tác: Chu Văn An)月夕步仙遊山松徑 朱文安 緩緩步松堤, 孤村淡靄迷。 潮回江笛迥, 天闊樹雲低。 宿鳥翻清露, 寒魚躍碧溪。 吹笙何處去, 寂寞故山西。 Nguyệt tịch bộ Tiên D… Read More

0 comments:

Đăng nhận xét