This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Nhẫn và những điều chưa biết

NHẪN VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Nhẫn tượng trưng cho năm tháng: Thời xa xưa, chiếc nhẫn không chỉ có tác dụng làm trang sức đeo trên tay, nó còn là vật cúng tế ở các đền chùa miếu mạo hay những gò đất quanh nhà. Loại nhẫn này thường làm từ các loại ngọc trai khác nhau, hoặc những viên đá quý hình tròn. Các kết quả của ngành khảo cổ học và nhân chủng học cho thấy, loại nhẫn này được người xưa coi là gốc của vạn vật, tượng trưng cho thần mặt trời luôn tỏa sáng, mang lại hơi ấm cho nhân gian, mang hạnh phúc đến muôn nhà và sự bình an may mắn cho mọi người. Đồng thời, nó còn tượng trưng cho sự tồn tại vĩnh hằng của cái đẹp, là đại biểu cho chân lý và đức tin. Đến thời kỳ cận đại, trong các đám cưới ở Nga, người ta thường thấy chú rể đeo chiếc nhẫn vàng tượng trưng cho mặt trời rực lửa, còn cô dâu mang chiếc nhẫn bạc tượng trưng cho ánh trăng thuần khiết, dịu hiền.

Nhẫn tượng trưng cho sự tự do và tôn nghiêm: Đó là quan niệm của những người nô lệ thời Hy Lạp cổ đại. Hồi đó, họ thường đeo nhẫn vàng, biểu tượng cho tinh thần tự do và tôn nghiêm. Việc đeo nhẫn cũng có những quy định hết sức khác nhau. Những người giàu có thời La Mã cổ đại quy định đeo nhẫn theo mùa. Mùa đông, họ đeo nhẫn to, nặng và có hình vuông; ngược lại, mùa hè đeo chiếc nhẫn nhỏ xinh xắn. Nếu là nhẫn đồng có thể đeo ở tay phải hay tay trái. Nhưng nếu là nhẫn ngọc hay đá quý, con trai phải đeo tay trái, con gái đeo tay phải.
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐIỀU TÔI MUỐN VIẾT


    Đêm. Khó ngủ, tôi trở dậy, bật máy tính. Lướt qua vài trang đầu các báo lớn, chẳng có gì đáng quan tâm. Toàn những tin đã đọc lúc chập tối, đã xem trên truyền hình.
     Tôi quyết định, viết một điều gì đó. Nhưng, đầu óc trống rỗng, vô cảm.  Uống cạn một cốc nước lạnh, tỉnh táo ra đôi chút. Tôi thở hắt ra, viết gì đây nhỉ?  Viết về những điều dễ gây tò mò ư? Hở hang, giết chóc, hãm hiếp ư?

Cái óc khoa học của người mình

Cái óc khoa học của người mình
(Tác giả: Phan Khôi, Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn)
Nhờ trọng lực làm nên sự kiên cố. Nói về sự cất nhà gạch

Ảnh 1: Bắt đầu những lớp học về xây dựng vỡ lòng!
Người Việt Nam ta từ trước không phải là không có cái óc khoa học. Có điều tại cái óc ấy vừa mống tượng ra rồi vì sao đó mà ngừng lại hẳn, không sinh nở thêm nữa, cho nên không thành ra khoa học đó thôi. Sự đó xem trong nhiều nghề nghiệp và khí dụng của ta thì đủ thấy. Đây tôi xin nói về một sự cất nhà gạch.

Loài người từ khi biết cất nhà lên để ở, không những cốt để che mưa che nắng mà thôi, còn sợ gió bão đổ đi hay nước lụt trôi đi, cho nên ngoài sự giữ cho kín, còn phải giữ cho vững chắc nữa. ấy đó cái mục đích của sự cất nhà có một phần ở sự kiên cố.

Muốn cho kiên cố, phải làm thế nào?
Ảnh 2: Tính toán, lập mô hình bằng "tăm xỉa răng" thì cực đẹp!

Nói về những nhà lợp tranh lợp lá mà sườn bằng tre ở xứ ta, thì sự kiên cố phải nhờ ở những cột chôn. Những cột chôn ấy hoặc bằng săng, hoặc bằng tre, đều phải chôn xuống dưới mặt đất thật sâu; hễ sâu chừng nào thì vững chừng nấy. Chôn sâu lại còn phải nện chặt, hầu cho nó với đất ôm lấy nhau mà khỏi bị lung lay.

Tóm đại ý lại, thì, cho được kiên cố, người ta lấy sự nhà dính với đất làm nguyên tắc.
Cái nguyên tắc ấy cũng thông dụng trong cách kiến trúc nhà tây ngày nay.

Đọc thêm »

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

VĂN HÓA... ĂN VỤNG

    
    Xin lỗi các bạn!
    Phần đầu bài viết này, được gỡ bỏ sau khi những nỗ lực bảo vệ bản quyền tác giả của CCK đã thành công. Họ đã chỉnh sửa lại tên tác giả trong bài viết đó. Dưới đây là ảnh chụp email xin lỗi của họ:

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

ĐÔI MẮT VÔ HỒN

     Sáng sớm, hôm nào cũng vậy. Một đứa trẻ chừng mười hai tuổi, mập tròn, da trắng bệch. Nó đứng tựa vào một gốc cây ven đường, gần nhà tôi. Đưa cặp mắt lờ đờ, gần như vô hồn nhìn mọi người qua lại. Nó là một đứa con trai được nuôi nấng khá đầy đủ, chỉ tội tâm hồn, trí tuệ rỗng tuếch, trống trải. Có lẽ, đôi mắt nó không cảm nhận được những màu sắc của cuộc sống xung quanh. Nó nhìn mọi vật chằm chằm bằng đôi mắt mờ đục, ươn ướt nửa như dò hỏi, nửa như oán trách. 
      Tôi lạnh người vì trong ánh mắt vô hồn, có điều gì như oán trách cuộc đời. Cũng đôi mắt, cái dáng điệu này, tôi đã nhìn thấy cách đây gần hai mươi năm. Nó nhìn tôi như thôi miên làm tôi nhớ lại cha nó ngày trước.

Bài chòi Bình Định

BÀI CHÒI BÌNH ĐỊNH
(Lâm Hà)

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của miền Trung, phổ biến từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Cũng như hát bộ, bài chòi ra đời từ dân gian. Nhưng hát bộ đi vào cung đình để trở thành nghệ thuật bác học, còn bài chòi phát triển thành nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng vẫn bám trụ trong lòng nhân dân lao động ở nông thôn.

Nói về nguồn gốc của bài chòi, theo ông Phan Ngạn - nghệ sĩ ưu
Nguồn file ảnh: Internet
tú, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bài chòi cổ dân gian Bình Định cho biết: từ thời xa xưa, cứ vào dịp xuân về, trong gia đình, trong từng nhóm dân cư thường tổ chức chơi bài (tứ sắc, tam cúc...). Người ta chơi trên chiếu, quây quần từ 5-10 người. Cuộc vui có tính chất hạn hẹp và đơn điệu. Về sau người ta mới sáng tạo xây chòi cao, giống như nhà sàn nhỏ của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tây Nguyên. Như vậy có bài, có chòi nên mới gọi là bài chòi. Đầu tiên đặt ra đánh bài chòi, người ta sáng tác những câu hò, những làn điệu dân ca, rồi xuất hiện các nghệ nhân mà điển hình là “Anh hiệu”.

Đọc thêm »

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

CÁCH SAO LƯU VÀ THAY THẾ TEMPLATE BLOGSPOT



    Sao lưu, thay thế template (mẫu) của Blogspot là việc làm rất cần thiết và không mấy khó khăn. Nhưng vẫn còn khá nhiều bạn mới sử dụng Blogspt lúng túng vì có ít những bài viết hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu.
     Vì vậy, CCK viết bài này nhằm giúp cho một số bạn có thể sao lưu Template một cách dễ dàng.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

NHỮNG HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN RẤT ĐẸP

NHỮNG HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN RẤT ĐẸP


Những hình ảnh thiên nhiên rất đẹp là bộ sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau. Chỉ là post lên cho mọi người cùng ngắm thỏa thích chứ không có ý thương mại hay “xâm phạm bản quyền” gì! Kính mong các tác giả lượng thứ !!




Đọc thêm »

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

CHỐNG COPY BÀI VIẾT TRÊN BLOGSPOT - PHẦN 2

   Như đã hứa trong bài viết: CHỐNG COPY BÀI VIẾT TRÊN BLOGSPOT - PHẦN 1. Hôm nay, CCK giới thiệu thêm với các bạn một số cách hạn chế copy bài viết nữa:
Vô hiệu hóa pate khi copy văn bản.
Tác dụng: Áp dụng phương pháp này, đối phương vẫn bôi đen và copy như thường, nhưng khi dán (pate) vào bất kỳ nơi nào đó đều không thấy gì - do tính năng "nhớ" đã bị vô hiệu hóa.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ TỪ MỒNG TƠI

NHỮNGBÀI  THUỐC QUÝ  TỪ MỒNG TƠI

Mồng tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc có công hiệu làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, dùng ngoài chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm. Dưới đây là một số  bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng. 

Trị chứng táo bón, nóng ruột: Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả hơn thì sau khi uống 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng: rượu, ớt, hạt tiêu...

Trị sưng trĩ: Trĩ là  bệnh của nhiều người, và cũng gây khó chịu. Đã có nhiều biện pháp chữa trĩ cả đông y và Tây y, nhưng nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

CÁCH GỬI KHIẾU NẠI VI PHẠM BẢN QUYỀN LÊN GOOGLE

   
Ảnh internet
  Nạn sao chép (copy) trái phép các tác phẩm nói chung và bài viết nói riêng đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Để chống sao chép trái phép bài viết (ở đây chỉ nói đến việc copy bài viết mà không đề tên tác giả thật) người ta đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn như: hạn chế copy,... Nhưng không mấy hiệu quả vì vẫn có thể copy được nếu đối tượng tương đối có "nghiệp vụ". 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

LÃO DẦU THÁCH CƯỚI






Cái lão Dầu mỏ - nhà giàu.
Có cô con gái rượu đầu tên Xăng.
Nhan sắc cũng chẳng ai bằng...
Hở ra, bay biến - bao chàng ngẩn ngơ.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Nẫu ơi, thương lắm

Nẫu ơi, thương lắm
(Nguyễn Phúc Liêm)
Tiếng địa phương là tiếng nói chỉ phổ thông ở một địa phương, thường là một tỉnh, tuy nhiên cũng có nhiều tiếng chỉ dùng ở một vùng nhỏ và dĩ nhiên chỉ có người địa phương đó mới hiểu, mới áp dụng hàng ngày. Và đối với họ, đó là nét riêng rất thân thương. Ở Bình Định có khá nhiều tiếng địa phương, tượng trưng nhất là hai tiếng “nẫu”  “bậu”.

Một góc Quy Nhơn
Các địa phương khác thường gọi người Bình Định là dân “xứ nẫu”, vì từ "nẫu" là một đặc trưng trong ngôn từ của người Bình Định. Có một lần tôi vào Sài Gòn, đến chợ Bến Thành mua một xấp vải. Trong khi tiếp xúc, trả giá, qua ngôn ngữ, chủ sạp hàng là một phụ nữ đứng tuổi đã nhận ngay ra tôi là người đồng hương Bình Định, nên từ việc mua bán lại biến thành cuộc thăm hỏi. Người bán hàng xởi lởi, mời mọc trò chuyện, hỏi thăm chuyện “ngoài mình”. Chị say sưa giới thiệu mình cũng là người “xứ nẫu”, hiện giờ ở đâu làm ăn ra sao. Có lẽ cái sung sướng, vui vẻ của kẻ “ở xa gặp người quen” như lời thơ cổ “Tha hương ngộ cố tri” nên chị đã thoải mái trao đổi với tôi bằng ngôn ngữ địa phương Bình Định, như: “chàu rày ở quài (ngoài) mình thế nào?”, “làm ăn chắc cũng tày người ta!”, “nẫu làm ăn có đặng không?”…

Ngoài người Bình Định, tiếng "nẫu" còn được dùng tại vài nơi ở tỉnh Phú Yên. Ngược dòng thời gian, từ khi nhà Lê mở rộng bờ cõi về phương Nam thì Bình Định và Phú Yên thời ấy cùng một trấn. Thế nhưng, cùng nguồn gốc từ miền Bắc di cư vào nhưng tại sao tiếng “nẫu” và một số tiếng địa phương khác chỉ có ở Bình Định mà không có ở các địa phương khác? Lật lại những trang từ điển cũ của các tác giả Trương Vĩnh Ký và Thanh Nghị xuất bản trước năm 1945, thì chỉ có chữ “Nậu” và chữ “Bậu” chứ không có chữ “Nẫu”.
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Thần giáo: Con đường của những vị thần

THẦN GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA NHỮNG VỊ THẦN
(Trích từ: “Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại”)
(Tác giả: Floyd H. Ross. Tynette Hills)

Cổng lớn của Thần cung Kehi
Có nhiều người nghĩ rằng Thần Giáo, tôn giáo địa phương của Nhật Bản, không còn nữa hay tôn giáo này đang chết rất nhanh chóng. Họ nghĩ rằng tôn giáo bắt đầu suy thoái với sự đầu hàng của Nhật Bản vào lúc kết liễu Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng tín ngưỡng và tập tục truyền thống vẫn có con đường sống. Không bao giờ có thể ban sắc lệnh hay làm luật để loại bỏ tín ngưỡng ra khỏi đời sống. Sự thất trận của Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai và sự chiếm đóng của Mỹ Quốc trong những năm theo sau đó chắc chắn có thay đổi một số lễ nghi và tu tập tôn giáo. Dầu vậy vẫn còn một số không thể thay đổi được. Đó là tinh thần tôn giáo cơ bản của người Nhật. Họ gọi nó là Thần Giáo, "con đường của những Vị Thần".
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

AI OAI NHẤT?



Đã thành lệ, cứ chiều thứ bảy, mấy cậu bé trong xóm lại "tổ chức hội thảo" dưới gốc cây cổ thụ.
   Đã thành lệ, cứ chiều thứ bảy, mấy cậu bé trong xóm lại "tổ chức hội thảo" dưới gốc cây cổ thụ. Bọn trẻ bày ra "nghị quyết": Mỗi thành viên tham dự phải đóng góp một câu chuyện.
Một cậu bé cao lớn, có vẻ là thủ lĩnh đứng dậy đề nghị:

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Diễn từ của Hiệu Trưởng trường Đại Học Harvard

DIỄN TỪ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HARVARD
TRONG LỄ TỐT NGHIỆP NĂM 2009
(Drew Gilpin Faust)


Thưa các vị khách quý, các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp, quý phụ huynh, cựu sinh viên, các vị đồng nghiệp và bạn bè, và Bộ trưởng Chu, xin chào mừng quý vị đã đến đây tham dự buổi lễ này.

Đã trở thành truyền thống buổi nói chuyện của hiệu trưởng nhà trường trong lễ tốt nghiệp hàng năm để nói về một năm đã qua, báo cáo về những thành tựu nhà trường đã đạt được và những hướng đi sắp tới trong việc tập hợp các cựu sinh viên và những người bạn của nhà trường. Tháng 6 năm nay tôi có cả một năm đầy những bất ngờ và những đổi thay nhiều kịch tính để mà phản ánh.

Đáng lẽ tôi cần nhận thức rõ về những gì khác thường đã diễn ra trong đêm đầu tiên chào mừng các em sinh viên năm thứ nhất đặt chân vào Đại học Harvard tháng 9 năm qua, với sân trường được tắt đèn hoàn toàn. Lúc đó, trong nhiều tuần lễ, các thị trường tài chính rối loạn, các công ty uy tín bắt đầu sụp đổ, và chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn tỷ đô la biến mất trên toàn cầu. Chín tháng sau, chúng ta sống trong một thế giới mới- một thế giới với những cơ chế, tiền đề và giá trị, cũng như các nguồn lực, đang thay đổi. Ít ai mong đợi sự quay lại nhanh chóng của thế giới mà chúng ta đã quen xem như tất yếu phải thế chỉ mới cách đây một năm mà thôi.
Đọc thêm »

Thơ Hồ Xuân Hương

THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Hôm nay Hàn Phi-Nguyễn Xuân Thiết xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương bao gồm cả bản chữ Hán Nôm có phiên âm ra. Xin mời bạn đọc thưởng thức!


CẢNH THU

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang Sơn say chắp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cảnh cũng ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.
---******---


TỰ TÌNH THƠ

Tiếng gà xao xác gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không thua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đã hẳn chịu già hom
Đọc thêm »

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Di chiếu của Lý Nhân Tông

Di chiếu của Lý Nhân Tông

Càn Đức chào đời hôm trước thì ngay ngày hôm sau được phong làm thái tử và đến năm lên 6 tuổi (Nhâm Tí - 1072) thì được lên nối ngôi. Chân dung vua Lý Nhân Tông được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 6-b) miêu tả đại lược như sau:
Tượng Lý Nhân Tông tại Văn miếu-Quốc tử giám

“Vua trán dô, mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp, người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý”.

Lý Nhân Tông ở ngôi 56 năm, thọ 62 tuổi, là vị vua trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng, Lý Nhân Tông bất diệt không phải là chỗ trị vì lâu dài, mà là ở lời di chiếu chứa chan lòng yêu nước, thương dân. Cũng sách trên (tờ 25-b và 26-b) đã trang trọng ghi lại lời di chiếu ấy. Xin trích hai đoạn sau đây:

“… Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất và lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế nhưng người đời chẳng ai không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho thế là phải. Trẫm ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế... làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào? Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì ?”
Đọc thêm »

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

NHỮNG CHIẾC XE LẠ MẮT NHẤT THẾ GIỚI


Hài tiên lướt giữa phố phường
Bởi ta hồn vía vấn vương "chân dài".


Xe ta, quá mập nên đành
Patin tập trượt cho thanh dáng hình.

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Trong văn học Trung Quốc từ xưa đã xuất hiện hai nhân vật kỳ bí, hai triết gia đặc biệt: đó là Lão Tử và Trang Tử. Người xưa không ai biết hai Ngài là học trò của ai, và hành đạo ra sao. Đến khi nhị vị tách mình ra đi về cõi vĩnh hằng, để lại cho đời tác phẩm của mình thì đời sau mới biết tông chỉ và chủ trương của hai Ngài.
Hình minh họa

Đức Lão Tử để lại cho đời quyển "Đạo đức kinh" theo lời thỉnh cầu của ông Doãn Hỉ, vị quan coi cửa ải Hàm Cốc…. Với quyển Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử đã khai sinh một học thuyết mới: ĐẠO và một cái nhìn mới về vũ trụ quan. Người đời sau tôn xưng Ngài là Đạo Tổ. "Đạo Đức Kinh" là cuốn sách khó hiểu: không ai hiểu hết lời dạy của Ngài. Đến nay, sau trên 2000 năm, cuốn Đạo Đức Kinh vẫn còn đầy đủ giá trị thực tiễn cho người tu hành chân chính tìm hiểu và thực hành chân lý.

Nếu với đạo Nho, Mạnh Tử, một người học trò không trực tiếp tiếp thu lời dạy của đức Khổng Tử, không sinh cùng thời với Đức Khổng Tử (sanh sau khoảng 100 năm) mà lại hấp thụ trọn vẹn tư tưởng của Đức Khổng Tử và lại có công phát huy nền Khổng học, được người đời sau xưng tụng là bậc Á Thánh, thì với Lão giáo, Ông Trang Tử sinh sau Đức Lão Tử mấy chục năm, không tiếp xúc với Đức Lão Tử mà cũng đã tiếp thu trọn vẹn tư tưởng của Đức lão Tử và làm cho Đạo giáo khởi sắc thêm lên: chỉ xuyên qua một cuốn Nam Hoa Kinh !!!
Đọc thêm »

MICROSOFT INTERNET SECURITY - VỆ SĨ CHO MÁY TÍNH CỦA BẠN


    Được sử dụng một phần mềm diệt virus miễn phí và tin cậy là mơ ước của mọi người dùng máy tính. Để có thể khai thác tối đa sức mạnh và hiệu quả của một phần mềm diệt virus nào đó, cần phải thỏa mãn các điều kiện:
    - Phần mềm diệt virus phải phù hợp với cấu hình máy.
    - Ngôn ngữ hiển thị phải phù hợp với khả năng đọc và hiểu của người dùng. Điểm này rất quan trọng, vì nếu không hiểu rõ nhiệm vụ của từng chức năng trên phần mềm thì không thể sử dụng, hoặc sử dụng kém hiệu quả, thậm chí có thể gây lỗi hệ điều hành...

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Ai đã làm ra nước hoa?

Ai đã làm ra nước hoa?
(Sưu tầm)
Có lẽ cùng với sự xuất hiện của sự sống trên trái đất nước hoa đã ra đời. Từ nước hoa có nguồn gốc từ tiếng La tinh fumus có nghĩa là khói. Điều này làm chúng ta có ý nghĩ phải chăng ngày xưa những người nguyên thuỷ đã đốt gỗ, nhựa cây và lá cây có mùi thơm để tạo ra nước hoa?
Hình minh họa

Chúng ta biết rằng người Ai cập cổ đại đã dùng nước hoa từ hơn 5000 năm trước đây. Nhưng phát minh ra cách chiết xuất tinh dầu từ những cánh hoa hồng lại thuộc về người ả rập. Đã từ hơn 1300 năm nay tại đất nước của câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm”, tinh dầu hoa hồng không những được dùng làm mỹ phẩm mà còn để làm thuốc nữa. Cứ nửa hécta hoa hồng sẽ cho ta 1 tấn cánh hoa, từ một tấn cánh hoa này lại chỉ cho ta vẻn vẹn có 0,5 kg tinh dầu. Thế mới biết vì sao loại tinh dầu này lại quý hiếm đến vậy.

Ngày xưa để thu được tinh dầu người ta xếp những tấm kính vào những chiếc khung gỗ. Trên đó đặt một lớp mỡ lợn rồi xếp từng lớp cánh hoa lên nhau. Người ta thay dần những lớp cánh hoa cho tới khi miếng mỡ hút đủ số tinh dầu cần thiết.

Ngày nay để chiết xuất ra tinh dầu thay vì mỡ lợn chúng ta dùng một loại dung dịch được lấy từ dầu lửa. Đổ dung dịch này lên các cánh hoa tươi cho tới khi thấm hết tinh dầu của cánh hoa. Hỗn hợp thu được đem tách bỏ dung dịch đầu rồi dùng cồn lọc lấy tinh dầu.

Ngày nay để sản xuất nước hoa người ta còn dùng rất nhiều loại hoa như: hoa nhài, hoa violet, hoa hoa thuỷ tiên, hoa cam . . .Bạn có biết không thậm chí gỗ của cây tùng, cây bạch đàn, lá cây bạc hà ,lá cây thiên trúc quỳ và rễ củ gừng cũng được dùng làm nước hoa đấy.

Hiện nay khoa học đang không ngừng chạy đua với thiên nhiên trong việc sáng tạo ra nhưng mùi nước hoa mới. Các chuyên gia mỹ phẩm có thể sáng tạo ra những mùi nước hoa mới lạ và thơm ngát đến nỗi những bông hoa tươi cũng phải ghen tị vì hương quyến rũ của chúng.


Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

CÁCH KHÔI PHỤC BLOGSPOT BỊ XÓA

 

   Một ngày nào đó, trang Blogspot - "ngôi nhà" của bạn bỗng nhiên biến mất khỏi tài khoản. Bạn rất buồn, lo lắng... tự hỏi: ai đã xóa blog của bạn và vì sao? Làm thế nào để khôi phục lại trang blog của bạn? 
     Bạn đang sử dụng Blogspot của Google - một dịch vụ đang phát triển mạnh. Google nổi tiếng, rộng lớn và uy tín như vậy, tại sao lại phải xóa một trang blog bé nhỏ của bạn? Bài viết này, hy vọng sẽ giải đáp những thắc mắc trên và có thể phần nào giúp ích cho bạn trong việc khôi phục lại trang blog bị xóa của bạn.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Em hãy còn thơ

EM HÃY CÒN THƠ
(Lưu Trọng Lư)

Thuở ấy, tôi còn học ở trường Quốc học Huế. Năm tôi trọ ở nhà bà Vĩnh thì tôi vừa lên năm thứ ba ban Thành chung. Bà Vĩnh không phải là một người “nấu cơm” cho học trò. Bà là vợ hầu một ông Phủ đã về hưu. Ông Phủ thường ở nhà quê, gần dưới Truồi. Một năm ông chỉ lên Huế một lần vào độ sau ngày đông chí, đến hết mùa đông thì ông lại trở về Truồi với bà vợ cả. Năm nào cũng chừng mực như thế, kể ông còn đứng đắn hơn thời tiết nữa. Nhưng ông ấy không dính dáng gì đến chuyện tôi kể đây. Mà cả bà ấy cũng vậy. Chỉ có người con gái yêu quý, nhưng…

Ta hãy trở về khoảng chín, mười năm về trước, khi người viết truyện này còn là một cậu học trò. Bấy giờ tôi mới mười bảy tuổi, tôi không đẹp, không bảnh nhưng mà béo tốt hơn bây giờ nhiều. Hồi đó tôi còn là một kẻ thích thể thao và thích nhất là bơi lội. Có một bận tôi đã bơi qua sông Hương và suýt nữa khắp kinh thành sắp nói đến tôi, nếu tôi đã chết đuối. Ngực tôi rất nở, và tôi lấy thế làm kiêu hãnh vô cùng. Tôi thường chỉ vào đấy và nói với nhiều bạn tôi: “Chỉ có tôi mới là đáng sống và thế giới sẽ thuộc về những người có những bộ ngực như tôi”. Ý tôi còn muốn nói: “Trong ấy có cả những người đàn bà, cũng thuộc về tôi nữa”. Nhưng than ôi! Tôi đã lầm một cách cay độc. Thuở ấy, chưa có phong trào thể thao phụ nữ, các bà các cô chưa quý những bộ ngực nở. Và cái khiếu thẩm mỹ của họ, lúc bấy giờ, cũng chưa được trau dồi, mở mang: họ chỉ thích những cái gì yếu ớt, lả lướt, thướt tha. Nở nang, hùng hồn, như cái ngực của tôi, họ không cho là đẹp. Tôi cũng không trách họ, ngay bọn đàn ông lúc bấy giờ cũng không hơn gì họ, cũng vẫn chưa biết quý trọng những cái vẻ khỏe, những đôi vú nở. Âu là thiên hạ lúc bấy giờ đều chậm trễ cả, duy có tôi là tiến mà thôi, duy có tôi là có óc thẩm mỹ khác người mà thôi. Nhưng chuyện tôi kể đây không phải là chuyện một bộ ngực, mà là chuyện cái vật thiêng liêng, quý hóa, giấu ở trong bộ ngực ấy. Chuyện một tấm lòng. Một tấm lòng muốn yêu, tha thiết yêu, khao khát yêu. Vâng, tôi đã yêu từ khi tôi mới bắt đầu cái năm thứ mười bẩy. Yêu, điều ấy không sao! Nhưng khốn nỗi tôi đã yêu một cách thẳng thắn, trực triệt quá, yêu với một “tinh thần thể thao”. Ở đây, các bạn đã bắt đầu thấy sự liên lạc cái ngực nở của tôi, với câu chuyện tâm tình mà tôi sắp kể.
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Cái xứ dở dang

Cái xứ dở dang
(Phan Khôi)

Ta thường thấy đại phàm cái chí mà không thành cái chí, hữu danh vô thiệt, tuy có nhưng có một cách lỡ dở, lứa mứa(*) chớ không phải có một cách chắc chắn, hoàn toàn, thì người ta đều cho nó là "dở dang".

Nhớ trong Truyện Kiều cũng có câu : "Dở dang nào có hay gì !".

 Toàn quyền Đông Dương Rodier
Giải sơ cái nghĩa hai chữ "dở dang" như thế rồi ngồi mà nghĩ đến hiện tình của xứ ta, thì té ra trăm cái, cái chi cũng là "dở dang" hết thảy.

Này xem từ trên chí dưới.

Trước hết là quan thống đốc. Tuy có một quan thống đốc mà quan thống đốc ấy sắp phải đ... đứng dậy nay mai. Cách vài bữa rày, ngài đã đánh điện tín về tây xin chánh phủ lựa một người để tạm chức. Còn quan thống đốc mới của ta thì xưa rày tuy đã nghe tên, nhưng bây giờ còn đương nằm bộng đâu bên "mẫu quốc" kia, ta chưa thấy mặt !
Đọc thêm »