This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Trương Định - Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp


Trương Định - Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

(Lê Ngọc Trác)

Bên trong đền thờ Trương Định
Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng (1858), chiếm Gia Định (1859), chiếm Định Tường (1861), Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Một bộ phận đất đai của nước Việt Nam thân yêu lần lượt rơi vào tay thưc dân Pháp. Nhân dân khổ cực, lòng người ly tán. Nội bộ triều đình Tự Đức phân hoá. Đất nước trên bờ vực thẳm. Ấy thế mà Tự Đức và triều thần lại nhu nhược, không đề ra được một quyết sách nào khả dĩ để chống lại hiểm hoại xâm lăng của Pháp, nhằm bảo vệ đất nước. Khiếp sợ trước lực lượng hùng mạnh, vũ khí tối tân của Pháp, vua Tự Đức đã lệnh cho Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định ký hoà ước với thiếu tướng Hải quân Pháp Bonard đại diện cho Chính phủ Pháp vào ngày 09/5/1862. Hoà ước này được gọi là hoà ước Nhâm Tuất. Thực chất nội dung của bản hoà ước Nhâm Tuất là một văn bản triều đình Tự Đức đầu hàng, mở đường cho thực dân Pháp xâm chiếm đất nước ta.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI KẾT)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI KẾT)
(Hồng Lĩnh Sơn)

HỒI KẾT

Đoàn người qua một khúc quanh tay áo thì bỗng thấy nóc hầm trống trải, Đỗ Dự nhìn lên thấy trời.
- Ở đây có lối thoát ra ngoài hèn chi loài thú ẩn trong này sống được lâu dài. Đỗ Dự dùng khinh công vọt lên lỗ hổng quan sát và rồi lại xuống cho bọn lính biết sắp tới lăng Khổng Minh rồi.
Đoàn người lại tiếp tục lên đường, hầm bỗng thấp hẳn và đi xuống. Bỗng tên lính đi đầu khua đuốc báo động. Đỗ Dự phóng lên.
- Cái gì vậy?
- Bẩm tướng công có người đứng trước mặt.

Đọc thêm »

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 6)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 6)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 6
Đỗ Dự vừa nhỏm dậy thì một tên lính canh chạy lại miệng bấp bấp:
- Thưa tướng công có ma quỷ hiện hình.
- Ở đâu, chỗ nào, nói mau. Đỗ Dự nắm vai tên lính lúc lắc hỏi. Tên lính líu lưỡi tay chỉ về phía nhà mồ rồi đáp:
- Thưa ma... ở dưới đó.
Đỗ Dự xô ngã tên lính rút gươm ra cầm tay phóng nhanh lại nhà mồ mà ngó xuống hầm, trong khi binh sĩ gác kế đó đứng chết lặng.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 5)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 5)




(Hồng Lĩnh Sơn)

HỒI 5
Quân sĩ vừa nghe tiếng hô tránh đá của Đỗ Dự thì chưa biết làm gì hơn là nằm rạp xuống đất. Còn Đỗ Dự thì nhảy vọt lên ngọn cây. Những tảng đá khổng lồ từ núi lao xuống ầm ầm đè chết đám lính đương nằm rạp dưới sân.
Sau những tiếng ầm ầm là một bầu không khí im lặng đáng sợ. Đỗ Dự nhìn quân lính chết vì đã tức giận chửi bới om sòm.
- Tên mắt thần khốn kiếp chuyên đánh lén, có ngon ra mặt. Nếu ngươi không ra mặt ta sẽ san bằng núi Định Quân đào xới tan nát lăng Khổng Minh.
- Thôi tướng quân ơi xin tướng quân dẹp bỏ cái ý tưởng ngông cuồng đó cho chúng tôi còn được về gặp vợ con.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 4)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 4)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 4

Tấn Võ Đế đang bừng bừng khí thế tấn công nhưng khi nhìn thấy Khổng Minh trên nóc nhà mồ thì bao nhiêu nhuệ khí tiêu tan hết. Đang lúc Tấn Võ Đế hoang mang thì bỗng nhiên Khổng Minh phất tay áo tức thì một vệt khói trắng bay tới giữa mặt Tấn Võ Đế.
Tấn Võ Đế bị trúng làn khói trắng ôm đầu ngã phịch xuống đất. Các quan vội vã nâng Tấn Võ Đế đưa về lều cấp cứu. Đỗ Dự hô xạ thủ lắp tên nhắm Khổng Minh bắn.
Một làn tên cả mấy trăm chiếc nhằm vào Khổng Minh. Nhưng lạ thay Khổng Minh chỉ khẽ phất tay áo một cái tất cả tên rơi lả tả xuống đất.
Thấy cung tên không làm gì được Khổng Minh, Đỗ dự liền dùng khinh công vọt mình lên bên cạnh Khổng Minh và xả gươm chém.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 3)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 3)

(Hồng Lĩnh Sơn)

HỒI 3
Tấn Võ Đế nghe Đỗ Dự tâu liền đưa mắt nhìn vào sân lăng thấy hai xác chết nằm sấp dưới đất được lật ngửa lên, mắt mở trừng trừng lưỡi le dài ra miệng ứa máu. Cả hai xác đều còn đeo gươm.
- Bàn tay ma quỷ nào đã giết hai sĩ quan liên lạc của trẫm vậy?
- Muôn tâu bệ hạ, cả hai đều chết rất khó hiểu. Nhưng theo thần thì kẻ giết hai sĩ quan này là người trần mắt thịt hơn là ma quỷ. Cả hai đều bị thương ở tay và hai đầu gối. Nhìn vết thương hạ thần thấy cả hai đều trúng độc chết...
Đọc thêm »

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 2)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 2)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 2

Nghe vua truyền lệnh Đỗ Dự hơi chần chừ, nhưng sau khi ra lệnh cho quân lính vây quanh xác ướp Đỗ Dự tiến đến bên xác ướp. Nhìn xác ướp bất động, Đỗ Dự tạm thời yên tâm, quỳ một chân xuống một chân duỗi ra lấy thế để rút thanh đao nhưng rút không được, lật ngửa xác ướp lên cũng không rút đao ra nổi.
- Quân bay hãy lấy mã tấu bầm nát xác này cho ta.
Quân lính lấy mã tấu bằm xác ướp chỉ nghe keng keng mà xác ướp vẫn y nguyên, còn quân lính thì la oai oái vì bị dội lại. Đỗ Dự quát thêm lính đến bằm xác ướp. Mã tấu khoa lên chém xuống leng keng mà xác ướp vẫn không suy suyển gì.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 1)

 BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (HỒI 1)

(Hồng Lĩnh Sơn)


HỒI 1
Tư Mã Viên cháu nội Tư Mã Ý (người bị Khổng Minh chê là đàn bà tặng cho chiếc yếm) được cha là Tư Mã Chiêu truyền ngôi cho làm vua thì cất quân đi đánh Ba Thục với lý do con của Lưu Bị cho Khương Duy (người làm thay Khổng Minh Gia Cát Lượng làm quân sư) đem quân đi đánh nước Ngụy. Trước đó có hai dư luận về Khổng Minh, một cho là Khổng Minh chán chuyện thế sự, vì biết nhiều thiên cơ nhưng không đảo ngược được thiên cơ, thành ra lên núi tu tiên, hai cho là Khổng Minh đã chết chôn trên Định Quân sơn.
Đọc thêm »

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (Lời đầu sách)

BÍ MẬT MỘ KHỔNG MINH (Lời đầu sách)

(Hồng Lĩnh Sơn)

Mấy lời đầu sách

Gia Cát Lượng (181- 234) tự Khổng Minh, là một nhân vật chính trị kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Cuối đời Đông Hán, vua hèn yếu, bị quyền thần lấn át, triều đình không kỷ cương phép tắc gì nữa. Bọn quan địa phương tha hồ vơ vét bóc lột của dân, khiến nhân dân vô cùng cực khổ lầm than. Lợi dụng tình hình ấy hào kiệt khắp nơi nổi lên cát cứ, thôn tính lẫn nhau, khiến đất nước loạn lạc tứ tung. Gia Cát Lượng là một người tài cao, học rộng nhưng còn đợi thời ở ẩn tại Nam Dương để có thời gian trao dồi thêm tài năng kiến thức, nuôi dưỡng chí lớn giúp đời. Ngay khi còn nằm trong túp liều tranh nhờ nghiên cứu phân tích tình hình thời thế dựa trên các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa” một cách chính xác và sắc sảo, ông đã nhìn ra cái thế “chia ba chân vạc” của các nước Ngụy, Thục, Ngô. Được Lưu Bị ba lần thân hành đến mời, Gia Cát Lượng đã giúp đỡ Lưu Bị xây dựng nước Thục thành một trong ba nước hùng mạnh thời Tam quốc. Ông là một nhà quân sư thiên tài, đã vạch ra chiến lược chiến thuật khiến quân Thục đánh thắng quân Ngụy nhiều trận như trận thiêu đồn Bác Vọng, trận thủy chiến ơ Bạch Hà, trận hỏa công ở Xích Bích... Ông còn giỏi về cách dùng gián điệp, khổ nhục kế li gián hàng ngũ kẽ địch, dùng miệng lưỡi thuyết phục vận động kẻ địch, đánh vào tinh thần của chúng, hoàn thành sách lược liên minh với Ngô để chống Ngụy. Ông còn là một nhà khoa học như nghiên cứu thiên văn, bày “Bát trận đồ”, dùng trâu gỗ lắp máy để vận chuyển quân lương qua những rặng núi hiểm trở đất Thục. Khi Lưu Bị sắp qua đời, ân cần phó thác con côi là Lưu Thiện làm vua Thục Hán. Với chức vụ thừa tướng, lo sắp xếp công việc nội trị để giữ nước yên dân. Ông dâng bài “Xuất sư biểu”, xin đem quân đi đánh Ngụy, lời lẽ hùng tráng kích thiết, được coi là một tác phẩm văn học ưu tú của Trung Quốc. Trong sáu lần ra Kỳ Sơn, ông đã dùng nhiều mưu kế thần diệu như lên thành – đàn để đánh lừa Tư Mã Ý, mai phục ở cửa Kiếm môn để đánh quân Tôn Quyền... Không may ông mắc bệnh qua đời, nên sự nghiệp đành để lở dở, nhưng lịch sử còn ghi mãi tên ông như một nhà quân sự lỗi lạc.

Đọc thêm »

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

An Nam tứ đại khí

An Nam tứ đại khí

(Phùng Thành Chủng)

Tháp Báo Thiên xưa

An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần. Đó là: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh.


1. Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Theo Đại Việt sử lược, tháp cao 20 trượng (khoảng 70 mét) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng). Tháp nằm trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên. Lý do để tháp được coi là một trong tứ đại khí là vì tầng trên cùng và đỉnh của tháp đều được đúc bằng đồng. Trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương, nghĩa là 84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai, đỉnh tháp lại bị đổ, mặc dù không gặp phải sự cố mưa bão hoặc sấm chớp gì! An phủ sứ Đông Đô lúc đó là Lê Khải vì không báo tin này cho Hồ Hán Thương biết mà bị biếm tước 1 tư (giáng xuống một trật). Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp để chế súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.

Đọc thêm »

Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao dân ca Việt Nam

Nghệ thuật chơi chữ
trong ca dao dân ca Việt Nam

(Trần Minh Thương)

Thế nào là "chơi chữ"? 

Chơi chữ là một nghệ thuật độc đáo trong ngôn ngữ nói chung và trong Tiếng Việt nói riêng. Có nhiều định nghĩa, khái niệm, … giải thích vấn đề này, xin được nêu một số ý kiến như sau: 

Tự điển Tiếng Việt giải thích: "Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v.v, … trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước, …) trong lời nói. (Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục. H. 1994). 
Đọc thêm »

Danh nhân văn hóa – lịch sử : Trương Vĩnh Ký

Danh nhân văn hóa – lịch sử : Trương Vĩnh Ký

Trương Vĩnh Ký, còn có tên J.B. Trương Chánh Ký, hoặc Pétrus Ký, sinh ngày 06.12.1837 tại làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Lên năm tuổi, Vĩnh Ký bắt đầu học chữ Hán. Đến chín tuổi cha mất. Lúc này, có một nhà truyền giáo người Pháp, thường gọi là cha Long, thấy cậu bé Ký có trí thông minh nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy học chữ Latin. Năm 12 tuổi, Trương theo cha Hòe (tức linh mục Belleveaux) sang học tại Trường Pinhalu ở Phnom Penh. 

Năm 1851, Trương được trường này cấp học bổng sang học tại Chủng viện Pinang ở Indonesia - một trung tâm đào tạo linh mục cho các nước Đông Nam Á. Tại Tổng chủng viện Pinang, Trương Vĩnh Ký trong quá trình học tập đã tỏ ra "có khả năng thu nhận khác thường" hệ thống tư tưởng và các tri thức khoa học tự nhiên cũng như xã hội đương thời, đến nỗi ngay các nhân vật có tiếng tăm lúc ấy cũng phải ngạc nhiên và khen ngợi trí thông minh và trình độ "học vấn uyên bác" của ông… Ông cũng tỏ ra là một người có năng khiếu về ngôn ngữ học. Ngoài các sinh ngữ Pháp, Anh, Latin, Hy Lạp, Ấn Độ, Nhật, ông còn thông thạo cả tiếng Y Pha Nho, Trung Quốc, Mã Lai, Lào, Thái, Miến Điện.Trương Vĩnh Ký hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa, ngoại trừ 8 tháng hoạt động ở Viện Cơ mật của triều đình Huế và 8 tháng làm phiên dịch trong phái đoàn Việt Nam sang Pháp. 
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 19)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 19)

(Boris Yeltsin)

Nước cờ Thủ tướng

Việc thăm dò uy tín luôn là “người bạn đồng hành” với toàn bộ đường công danh sự nghiệp chính trị của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ là người ta đã “đếm đầu người” thế nào trong hội trường rộng mênh mông của Cung Đại hội và một viện sĩ toán học lăm lăm giấy, bút trong tay đi dọc các hàng ghế trong hội trường nơi diễn ra Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thời Gorbachov. Đó là khi người ta bầu tôi là đại biểu Xô-viết Tối cao vào năm 1989, mà Bộ Chính trị thì hoàn toàn không muốn điều này.
Tôi còn nhở người ta khao khát truất quyền tôi tại Xô-viết Tối cao Liên bang Nga thời Khasbulatov. Khi đó người ta cố gắng giải thích rằng tôi không còn được tín nhiệm và định cho nghỉ hưu hồi mùa xuân 1993. Cả hội trường ồn lên. Những con mắt của các đại biểu như mọi khi lại ánh lên sự kinh ngạc: “bần cùng hoá nhân dân”, “làm tan tác nước Nga”. Hàng bao năm nay: vẫn mỗi chuyện ấy.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 18)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 18)

(Boris Yeltsin)
Kosovo
Chẳng bao lâu sau trên cái nền chính trị đối nội phức tạp ấy lại nổ ra một quả bom khác - quả bom quốc tế. Cuối tháng Ba đã xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu trong nền chính trị quốc tế: chiến tranh ở Nam Tư.
Đâu là sự khác nhau trong quan điểm của nước Nga và các nước Tây Âu đối với cuộc khủng hoảng Kosovo? Phương Tây thì kiên trì quan điểm rằng cuộc chiến tranh bùng nổ ở Nam Tư là một sự báo thù cụ thể đối với Milosevich, là cuộc đấu tranh đòi quyền của các dân tộc thiểu số, vì quyền con người.
Chúng ta cho rằng cuộc khủng hoảng Kosovo là có quy mô toàn cầu.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 17)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 17)

(Boris Yeltsin)

Đồng chí tổng công tố

Tôi thậm chí không muốn bắt đầu viết chương này.
Không một ai và không khi nào có thể bắt buộc tôi làm theo ý người khác, “theo luật chơi của người khác”. Vậy mà Yuri Skuratov đã lôi kéo được cả tôi, cả Hội đồng Liên bang và cả đất nước ta vào một vụ scandal nhỏ nhen bẩn thỉu của anh ta.
“Ngài công tố hiền lành” đã biết cách phô bày ra trước bàn dân thiên hạ sự xấu hổ và nhục nhã riêng của mình và làm như đó không phải là nỗi xấu hổ của anh ta.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 16)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 16)

(Boris Yeltsin)

Lại vào viện

Ngày 11 tháng 10 năm 1998, tôi đi thăm Uzbekistan và Cazastan. Ngay từ đầu giờ chiều hôm trước tôi đã bị sốt, nhiệt độ tăng đến 40 độ, đến sáng hôm sau đã hạ sốt nhưng rõ ràng là sức khoẻ không thật tốt. Các bác sĩ chuẩn đoán: bị viêm phế quản. Họ tiêm kháng sinh cho tôi.
Naina và Tania cứ nài nỉ tôi đừng đi. Nhưng một lần nữa tôi không nghe lời vợ con và các bác sĩ. Không thể hoãn chuyến thăm, nhất là lại vào phút chót. Nếu tôi đã cảm thấy là cần, thì như các vận động viên thường nói dẫu có phải nghiến răng lại vẫn cứ phải đi.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 15)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 15)

(Boris Yeltsin)

Ổn định kiểu Primakov

Vậy là cuộc khủng hoảng chính trị đã được giải quyết. Điều cốt yếu nhất là tình hình khủng hoảng tháng 9 diễn ra khi cả nước Nga gần một tháng không có Chính phủ, đã không đưa chúng ta đi trệch ra ngoài khuôn khổ Hiến pháp.
Chúng ta đã có thời gian xả hơi, nhưng là để tỉnh ngộ và tìm câu trả lời cho các vấn đề: chuyện gì đã xảy ra với chúng ta, hậu quả của khủng hoảng là gì và nói chung cần phải làm gì bây giờ?


Đọc thêm »

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 14)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 14)

(Boris Yeltsin)

Mùa thu căng thẳng

Ngày 24 tháng 8, Thứ hai. Ngay từ sáng sớm, tôi đã đến Kremli để chuẩn bị cho bài phát biểu trên truyền hình.
Nội dung bài phát biểu như sau: “Thưa các công dân Nga! Ngày hôm qua tôi đã có một quyết định không đơn giản. Tôi đã đề nghị Victor Stepanovich Chernomưrdin đứng đầu Chính phủ.
Năm tháng trước đây, không ai nghĩ rằng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lại tấn công mạnh mẽ nước Nga như vậy Tình hình kinh tế nước ta diễn ra quá phức tạp.
Trong bối cảnh đó, điều quan trọng hàng đầu là không cho phép chúng ta thụt lùi. Phải bảo đảm ổn định. Ngày hôm nay cần đến những người mà thường được mệnh danh là “nặng ký”. Tôi cho rằng cần phải có những người có kinh nghiệm và “nặng ký” như Chernomưrdin.


Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 13)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 13)

(Boris Yeltsin)

Thảm họa đồng rúp
Điện Kremlin
Mùa hè năm 1998 nước Nga phải trải qua một tai hoạ tài chính nặng nề. Xin nhận xét ngay là thảm hoạ này không chỉ xảy ra ở nước chúng ta, mà đã còn xảy ra ở các nước khác với nền kinh tế khác, lịch sử và cả tâm tính cũng khác.
Hiện tượng này đối với chúng ta là mới mẻ. Đã nhiều năm chúng ta bị cách bức với thế giới văn minh bởi bức tường quá cao và chúng ta không hề chuẩn bị sẵn sàng cho việc này.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 12)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 12)

(Boris Yeltsin)

Láng giềng
Hình ảnh Điện Kremlin
Nước Nga chuyển sang nền kinh tế chuyển đổi thật khó khăn. Nhưng có lẽ những ai ở lại các nước SNG mà thiếu nước Nga còn khó khăn hơn nhiều.
Những ảo tưởng về việc các nước Cộng hoà của Liên Xô cũ cùng thống nhất thì sẽ dễ dàng hội nhập vào thị trường thế giới, sẽ dễ sống hơn đã bị sụp đổ. Rồi những ảo tưởng khác cũng bị tan vỡ: rằng nếu như nước Nga không vác gánh nặng trách nhiệm kinh tế với “những nước anh em nhỏ hơn” thì nước Nga đã đạt được nhường bước nhảy vọt kinh tế. Do ảnh. hưởng của thực tiễn mới ở các nước SNG cuộc sống đối với dân chúng trở nên ngày càng khó khăn hơn và nghèo đi.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 11)

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 11)

(Boris Yeltsin)

Xử lý văn bản 

Điện Kremlin
Mỗi khi bước vào phòng làm việc, chỉ cần vài bước, tôi đã đứng ngay sau bàn làm việc. Chiếc bàn làm việc này quen thuộc đối với tôi như lòng bàn tay, giống như những vần thơ mà tôi đã thông thuộc lòng ngay từ thuở nhỏ.
Trên bàn làm việc là những chiếc cặp công tác. Đó là những chiếc cặp màu đỏ, trắng, xanh. Những chiếc cặp đó đã được đặt theo quy định có từ lâu rồi. Nếu như thay đổi vị trí của những chiếc cặp đó hay đặt không đúng vị trí là trong tôi diễn ra cái gì đó, mà tôi không thể diễn đạt chính xác được. Hay ít nhất là tôi có một sự lo lắng khó tả.
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 10)


Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 10)

(Boris Yeltsin)

Nhóm G-8 và các nguyên thủ quốc gia

Boris Enxin
Birmingham. Anh quốc. Năm 1998. Cuộc gặp thượng đỉnh G-8.
Cuộc họp đang diễn ra sôi nổi. Bỗng nhiên Tony Blair vỗ tay và tuyên bố:
- Thế này, thưa các vị, đến mười sáu giờ. Tất nhiên là tôi không kịp ra sân vận động, nhưng ít nhất cũng phải được xem vô tuyến truyền hình. Các vị không biết à? Hôm nay có trận bóng đá giữa Arsenal và Newcastle! Trận đấu bán kết Cúp bóng đá Anh. Thế là hôm đó chúng tôi đã không kết thúc được cuộc thảo luận. Bóng đá quan trọng hơn nhiều.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 9)


Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 9)

(Boris Yeltsin)

Những cuộc gặp không chính thức 

Việc cách chức Chernomưrdin và bổ nhiệm Kirienko gần như trùng hợp với cuộc gặp gỡ nổi tiếng “không chính thức” của ba nguyên thủ quốc gia: Yeltsin, Kohl, Chirac. Cuộc gặp đó diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 1998, vào đúng thứ năm.
Boris Enxin
Hiện nay Chirac vẫn đang đương chức Tổng thống Pháp. Còn tôi và Kohl đã rời chức gần như cùng một thời gian.
Kohl cầm quyền được đánh giá là vào thời điểm mang tính lịch sử, diên ra những sự kiện trọng đại - thống nhất hai miền nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, còn thời gian cầm quyền của tôi là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, tan rã đế chế Xô-viết, thay đổi chế độ chính trị.
Nhưng chúng tôi dù sao vẫn ra đi khác nhau. Kohl nắm quyền lực gần mười lăm năm, tiếp tục ra tranh cử với hy vọng là vẫn giữ được chức vụ đứng đầu Nhà nước. Tôi biết là nhiều người khuyên Helmut Kohl không nên ra tranh cử nữa. Mặc dù nhà lãnh đạo đã thống nhất đất nước Đức rất được kính trọng, nhưng nước Đức cũng đã quá mệt mỏi về tâm lý đối với Kohl. Nhưng ông ta không chịu lắng nghe và đã thất bại.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 8)


Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 8)

(Boris Yeltsin)

Krienko 

Mùa xuân năm 1998, tôi đi đến quyết định cuối cùng: đứng đầu Chính phủ phải là một người khác. Đã đến lúc phải chia tay với Victor Stepanovich Chernomưrdin.
Boris Enxin
Sức mạnh chủ yếu của Chernomưrdin - là khả năng thoả hiệp kỳ lạ khác thường. Ông ta có thể hoà giải được với tất cả, đối với ông chẳng có một tình huống xung đột nào mà ông không giải toả được. Thế thì vấn đề tại sao: Thoả hiệp chủ yếu, để từ đó Chernomưrdin “ngồi lỳ” ngần ấy năm trời - đó là thoả hiệp giữa quan hệ kinh tế thị trường và đội ngũ giám đốc xô-viết, còn bây giờ không thể thoả hiệp được nữa. Quá trình thoả hiệp này đã hết thời. Cần phải tiếp bước tiến lên.
Còn một điểm nữa, nhưng lại đơn thuần là trong lĩnh vực chính trị. Chernomưrdin không thể lãnh đạo được đất nước sau khi tôi ra đi vào năm 2000. Để làm được việc này cần phải có một con người có khí chất mạnh mẽ và trẻ trung. Đó là lý do chính.
Những tháng cuối cùng của năm 1997 quan hệ giữa Chubais và Bộ trưởng Nội vụ Anatoli Kulikov đặc biệt trở nên căng thẳng. Kulikov là người kiên quyết phản đối việc tư nhân hoá và tự do hoá kinh tế nói chung. Đã có không ít lần khi phát biểu trong các cuộc họp của Chính phủ, anh ta không chỉ đơn thuần phê phán những cải cách kinh tế, mà còn công khai quy kết: rằng chính sách của các nhà cái cách trẻ thúc đẩy tạo điều kiện cho những kẻ lạm dụng, làm cho đất nước tan rã, đẻ ra tội phạm và nghèo đói... Anatoli Chubais cũng phản kích lại không kém gay gắt.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 7)


Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 7)

(Boris Yeltsin)

Chubais hay “Đội hình 97-2”
Boris Enxin
Những trung tâm quyền lực bất hợp pháp, những trung tâm gây ảnh hưởng đối với chính trị bất ngờ xuất hiện trong những trụ sở ngân hàng im ắng đã đe doạ thay đổi bộ mặt của một xã hội công dân. Đất nước chưa từng đối mặt với một tình thế như vậy. Những giá trị dân chủ không thể đem ra mua bán, nhưng do thói quen tác động lên chính trị bằng mọi cách, nên nhiều người cho rằng có thể làm được và cần phải làm như thế.
Thật là đau đớn, cay đắng thừa nhận điều này...
Ngay từ khi chưa diễn ra cuộc bán đấu giá “Sviazinvest”, theo yêu cầu của tôi Valentin Yumasev đã gặp Potanin và Gusinski. Potanin sau khi rời khỏi Chính phủ đã coi mình là người tự do về tinh thần trước các đồng nghiệp và lao vào cuộc kinh doanh mới bằng mọi cách.
Yumasev đã yêu cầu họ giải quyết vấn đề với nhau thật hoà bình, không được gây ra chiến tranh thông tin và không được đặt bom nổ chậm dưới chân Chính phủ: “Cuối cùng thì các anh cũng thoả thuận được với nhau. Mỗi người đầu tư vào “Sviazinvest” năm mươi phần trăm. Nếu các anh hục hặc với nhau, thì sẽ gây ra thương vong đối với chúng tôi, mà chủ yếu là đối với tất cả. Nhưng họ đâu có hiểu cho đề nghị đó.


Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 6)


Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 6)

(Boris Yeltsin)

Chubais hay “Đội hình 97” 

Ngày 7 tháng giêng năm 1997, tôi phải vào viện do bị viêm phổi, còn đến ngày 17 thì Duma đã đưa vào chương trình nghị sự vấn đề bãi chức Tổng thống do tình trạng sức khoẻ. Cái tin đó làm cho xã hội lại trào lên một làn sóng mới với những hồi hộp, lo âu.
Boris Enxin
Trong trường hợp nào Tổng thống bị coi là không có khả năng, thì Hiến pháp ghi điều khoản này không rõ ràng. Lợi dụng điều này, những người cộng sản trong Duma định thông qua Luật về Uỷ ban y tế nhằm quy định cho Tổng thống những khuôn khổ chặt chẽ: bao nhiêu ngày Tổng thống được vắng mặt, còn quá bao nhiêu ngày thì không được. Những bệnh nào thì Tổng thống được phép ốm, còn bệnh nào thì không. Hầu như họ định đưa ra những thủ tục y tế mà tôi phải thực hiện trong những thời hạn nhất định! Rồi họ gần như đòi hỏi những phân tích phải nằm dưới sự chỉ đạo của Duma cộng sản.
Không một luận chứng lành mạnh nào có thể tác động được những nghị sĩ cánh tả. Các nghị sĩ cánh hữu đã đưa ra hàng loạt thí dụ: ở nước nào Tổng thống phải đi phẫu thuật, ở nước nào Tổng thống ngồi trên xe lăn rất nhiều năm, ở nước nào Tổng thống mắc căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Nhưng không có ở đâu Quốc hội lại đưa vấn đề đó ra thảo luận một cách vô liêm sỉ đến thế!
Nếu Tổng thống cảm thấy “bất an” thì tự Tổng thống phải đặt vấn đề về việc bầu cử trước thời hạn. Theo tôi việc bắt buộc kiểm tra tình trạng sức khoẻ của Tổng thống chỉ nên thực hiện trước mỗi cuộc bầu cử. Nếu không làm như vậy thì sẽ xuất hiện biết bao mưu mô, biết bao trò chơi xảo trá, mất ổn định chính trị. Liệu có hợp lô gích không? Theo tôi là rất hợp.
Đọc thêm »

Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 5)


Cuộc chạy đua tổng thống (Phần 5)

(Boris Yeltsin)

Nước Nga và các tướng lĩnh

Nước Nga bao giờ cũng tự hào với các tướng lĩnh của mình.
Boris Enxin
Đó là các tướng lĩnh của cuộc chiến tranh năm 1812, các tướng lĩnh của chiến dịch Crưm (tuy bị thất bại), các tướng Mikhail Scobelev, Alexei Brusilov, các tướng lĩnh của Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trong Thế chiến hai: Georgi Zukov, Konstantin Rocosovski, Van Konev.
Thậm chí từng là những nhân vật mâu thuẫn, nhưng những anh hùng trong cuộc nội chiến Mikhail Tukhachevski, Vasih Bhukher, Iona Yakir trong lịch sử họ vẫn là những anh hùng. Cho đến giờ đây chúng ta vẫn còn trăn trở, dằn vặt với những bí ẩn: không hiểu cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào nếu như Stalin không đầy ải họ, không xử bắn họ? Có thể ngay trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại số người thương vong cũng ít hơn chăng?
Trong cuốn phim nổi tiếng của Nikita Mikhalkov “Chìm trong ánh nắng” có một trích đoạn gây chấn động: Một vị tướng đỏ bị dẫn đến Lubianca, mặt mũi bầm nát. Trước đó mới có nửa tiếng đồng hồ con người này còn là một vị anh hùng dân tộc, còn bây giở: ông bị tra tấn dã man, không kìm nổi thổn thức - máu me, mũi dãi và nước mắt quện nhau trên mặt. Ai đã gây ra chuyện này? Tất cả chỉ có ba nhân viên an ninh: Họ tống vào quai hàm ông mấy quả đấm và thế là con người to lớn kia ngã vật bất động. Tôi nhớ là khi xem bộ phim này, tôi cứ suy nghĩ dằn vặt: sao lại thế được nhỉ? Thời đại nào mà kỳ quặc đến thế nhỉ? Một con người dũng mãnh đã chỉ huy những binh đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân, không hề biết sợ chiến tranh thế giới, thậm chí cũng chưa kịp đợi đến chiến tranh thế giới, thì bỗng chốc chỉ trong khoảnh khắc chẳng còn là ai nữa, không còn trên đời nữa. Toàn bộ hy vọng của ông chỉ muốn được gọi điện cho Stalin cũng không diễn ra!

Đọc thêm »