ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐIỂM HẸN LỊCH SỬ
(ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP)
Chương 7: THẾ TRẬN HÌNH THÀNH
Ngay sau khi thấp thuận đề nghị thay đổi phương châm tác chiến ở Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị "Toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến”. Việc huy động toàn bộ sức người, sức của ở hậu phương phục vụ cho tiền tuyến mang một quy mô mới. Hoạt động chiến đấu của ta lần này triển khai trên một phạm vi rộng lớn hầu khắp các chiến trường Đông Dương. Những kinh nghiệm về công tác hậu cần chiến dịch được rút ra sau mỗi mùa khô từ khi bộ đội ta bắt đầu đánh lớn cuối năm 1950, đều được vận dụng trong Đông Xuân 1953-1954.
Hội đồng Cung cấp mặt trận thành lập ở trung ương do anh Phạm Văn Đồng làm chủ tịch, anh Nguyễn Văn Trân, Tổng thanh tra Chính phủ, làm phó thủ tịch. Không riêng ở trung ương mà các địa phương cũng thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận của liên khu, của tỉnh do đồng chí chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến trực tiếp chịu trách nhiệm. Công tác hậu cần chiến dịch lần đầu được phân thành hai tuyến: tuyến hậu phương và tuyến chiến dịch. Tuyến hậu phương do Tổng cục cung cấp và Hội đồng cung cấp mặt trận trung ương, Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3 và Liên khu 4 đảm nhiệm, chuyển hàng từ Việt Bắc tới Ba Khe, từ Liên khu 3, Liên khu 4 tới Suối Rút. Tuyến chiến dịch do Tổng cục cung cấp tiền phương và Hội đồng cung cấp mặt trận khu Tây Bắc chịu trách nhiệm, đưa hàng từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ. Tổ chức mới này cho phép bộ phận cung cấp tiền phương tập trung toàn bộ sức lực lo công việc ở phía trước.
Đọc thêm »
0 comments:
Đăng nhận xét