Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

MẠN ĐÀM VỀ GIÁO DỤC THỜI CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC

MẠN ĐÀM VỀ GIÁO DỤC THỜI CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC
Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, thật ra chủ yếu là giáo dục của Nho gia. Khổng tử chu du các nơi để dạy học, có tất cả 3000 môn đồ, là người tiên phong và sáng lập ra nền giáo dục Nho gia, và ổn định được cơ sở về Nho học. Đổng-Trung-Dư nói: “Trong tất cả trăm nhà, thì Nho thuật là độc tôn” điều này đã thừa nhận địa vị tôn sùng chánh thống của Nho học; Từ sau triều đại Tuỳ, Đường, đã mở khoa thi để chọn nhân tài, việc này đã xúc tiến sự phát triển rất lớn cho nền giáo dục Nho gia, từ đó về sau đạt được cực thịnh, ngàn năm cũng không suy yếu.
Mục đích của giáo dục Nho gia là phải học tập và thấm nhuần về tư tưởng của Nho học. Tư tưởng Nho gia của xã hội nhân loại là là một thể hệ tư tưởng rất lớn và hoàn thiện, bao gồm hết mọi mặt về lãnh vực tinh thần của xã hội nhân loại, gồm những lý lẽ về “tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”, cũng bao gồm những triết lý sâu sắc về hàm dưỡng đạo đức, rèn luyện về tiết tháo và tâm tình, kính trọng trời đất, tri thiên đạt mạng, an thân lập mạng vân vân, thể hiện đầy đủ về nhân sinh quan, vũ trụ quan và giá trị quan của người xưa.
Cụ thể mà nói thì tư tưởng của Nho gia bao gồm những mặt về “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, xuống thêm một ít thì lại có những nội dung về “trung, hiếu, dũng, công, liêm, minh, chánh, trực, kiệm, cần”, càng xuống phía dưới thì càng phức tạp, lập nên tiêu chuẩn làm người của xã hội nhân loại, cũng như tiêu chuẩn về giá thị và đạo đức.
Đọc thêm »

0 comments:

Đăng nhận xét